18/06/2018, 16:00

Người Kurd Với việc vận chuyển dầu trong biển Caspian

Mường Giang Trên bản đồ thế giới sẽ chẳng bao giờ có một quốc gia nào mang tên Kurdistan nhưng lại có một dân tộc Kurd đông hơn 26 triệu người (1990), sống rãi rác trên đầu nguồn hai con sông lớn Tigris và Euphrater chảy vào lãnh thổ Iraq trước khi ra Ấn Độ Dương. Căn cứ ...

 

Baku-Tibilisi-Ceyhan pipeline

 

Mường Giang

Trên bản đồ thế giới sẽ chẳng bao giờ có một quốc gia nào mang tên Kurdistan nhưng lại có một dân tộc Kurd đông hơn 26 triệu người (1990), sống rãi rác trên đầu nguồn hai con sông lớn Tigris và Euphrater chảy vào lãnh thổ Iraq trước khi ra Ấn Độ Dương. Căn cứ vào lịch sử Cổ Hy Lạp cho biết vào mùa đông năm 401 trước Tây Lịch, tàn quân Hy Lạp sau cuộc chiến bị thất bại tại Ba Tư , trên đường về nước đã bị Bộ tộc Carduchi phục kích đánh tan tại rặng Taurus thuộc vùng Tây-Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngay từ thế kỷ thứ VII sau Tây Lịch, người Ả Rập đã chiếm gần hết lãnh thổ của Kurdistan sau đó mới rơi vào đế quốc Ottoman của Thổ.

Bộ tộc Carduchi chính là tổ tiên người Kurd bây giờ, sau mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử bị đồng hóa và là con cháu của hầu hết các sắc dân sống trong toàn khu vực quanh biển Caspian chạy tới Hắc Hải như người Guti, Kurti, Mede, Mard, Gordyene, Adianbene.. Người Kurd thuộc sắc dân Châu Âu nhưng lai da đỏ, phát âm thổ ngữ Ba Tư trộn với Ấn Độ, hiện là dân bán du mục sống trong một lãnh thổ được các nhà địa lý gọi là Kurdistan, gồm phần đất phía Đông-Nam Thổ (13,7 triệu người), Bắc Iraq (4,4 triệu), Iran (6,6 triệu) , Syria (1,2 triệu) và một số khác ở Armenia và Azerbaijan. Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người sống tại Âu Châu mà phân nữa định cư tại Đức quốc. Đa số người Kurd theo Hồi Giáo hệ phái Sunni, một ít theo phái Shite và Hồi giáo thuần tuý. Giống như chuyện lập quốc của người Do Thái và Palestine đầy máu lệ, tiếp diễn liên tục từ mấy ngàn năm qua cho tới nay vẫn chưa kết thúc trong vùng Tiểu Á Tế Á. Chuyện lập quốc của người Kurd cũng đã làm nhân loại điên đầu vì không thể nào giải quyết được dù các thế hệ Kurd liên tục nổi dậy đòi độc lập nhất là tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thật ra cũng đã bao lần dân tộc Kurd suýt đạt được nguyện vọng mà tổ tiên họ đã cưu mang từ bao chục thế kỷ trước. Đó là năm 1920 sau khi Thế chiến I chấm dứt, Thổ Nhĩ Kỳ thua trận kéo theo sự sụp đổ của đế quốc Ottoman. Dịp này Thổ đã ký Hiệp ước Sèvres, chịu cắt một phần nhỏ lảnh thổ ở mạn Đông Nam cho người Kurd lập quốc. Tuy nhiên dự định chưa thi hành thì năm 1921 Mustafa Kemal Ataturk đã canh tân đất nước, đánh bại quân Hy Lạp và lập nền Cộng Hòa đầu tiên trên đất Thổ. Từ ưu thế đó, Mustafa xé bỏ Hiệp ước Sèvres năm 1920 không cho Kurd lập quốc.

Đại chiến thứ II kết thúc, Liên Xô chiếm miền Bắc Iran nên đã tách tỉnh Mahabad cho người Kurd sống tại đây để thành lập nước Cộng Hòa nhưng bị Anh Mỹ chống đối. Cuối cùng Liên Xô phải giao vụ này lại cho vua Iran lúc đó là Rasa Shah quyết định và lần nữa mộng lập quốc của người Kurd đã tan tành. Dịp này một thủ lãnh của Kurd là Mustafa Barzani trốn khỏi Ba Tư và sống lưu vong tại nhiều nước. Năm 1970 qua sự ủng hộ của Mỹ, Do Thái và Iran nên Barzani lại quay về quấy phá miền bắc Iraq nhưng bị Baghdad dập nát hoàn toàn vào năm 1979.

Năm 1980 cuộc chiến Iraq-Iran bùng nổ dữ dội, người Kurd lợi dụng tình thế lại nổi dậy chiếm thành phố Sulaymaniyan ở miền bắc để lập nước, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng KDP (Dân chủ Kurd thủ lảnh Massoud Barzani) và Liên đoàn Ái quốc Kurd (PUK) do Jalai Talebani cầm đầu, được Giáo chủ Khomeini của Iran ủng hộ tiếp tế với mưu toan quậy phá nội bộ của Sadam Hussein. Do trên suốt thời gian 1980-1988, Chính phủ Iraq liên tiếp tấn công người Kurd tại miền bắc vì họ theo phe Iran. Để diệt hậu hoạn Sadam Hussein năm 1988 đã sử dụng vũ khí hóa học tàn sát hàng ngàn người Kurd. Cuộc nội chiến kéo dài đã khiến cho hằng triệu người Kurd phải bỏ nhà cửa chạy qua lánh nạn tại các nước láng giềng.

Sau cuộc chiến Iraq lần thứ I, cuối năm 1991, Liên Hiệp Quốc đã ban hành Nghị Quyết bắt Sadam Hussein phải đối xử nhân đạo với cộng Đồng Kurd ở miền Bắc Iraq, lại còn cho đoàn quân mũ xanh gồm Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Thổ đến lập vòng đai và vùng cấm bay để bảo vệ quyền tự trị của người Kurd. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì xung đột lại xảy ra ngay trong nội bộ giữa hai đảng PUK và KDP kéo dài tới giữa năm 1999 thì hy vọng lập quốc gia Kurdistan cũng tan tành vì sự phá hoại của bốn nước Iraq, Iran, Syria và Thổ.

Sau khi Tổng Thống W.Bush lật đổ được chế độ Sadam Hussein, đã cho người Kurd ở phương bắc được tự trị. Chính họ cũng là tiền đồn giúp Mỹ giữ vửng biên thùy Iraq dể rảnh tay tiêu diệt loạn quân do Iran và Syria nuôi dưỡng và yểm trợ đang phá hại nền hòa bình của nước này vừa mới thu hồi được. Đòn ly gián của Nga Ba Tư khi xúi tổ chức PKK khủng bố người Kurd gây hấn phá hoại các đường ống dẫn dầu tại vùng biển Caspian đã bị Hoa Kỳ, Chính Phủ Iraq khám phá ra từ lúc đầu nên đã tuyên bố không can thiệp với ngụ ý cho phép quân Thổ cứ vào tận hang ổ mà bắt trọn.

Như lửa đổ thêm dầu, một mặt Chính phủ Iraq ra lệnh xiết chặt biên giới để ngăn chận người Kurd ở miền bắc tiếp tế và chạy theo loạn quan PKK. Đồng lúc Ngoại trưởng nước này là H.Zabari cho biết sẽ mời các nước liên hệ về vấn đề người Kurd trong đó có Ba Tư , tới họp tại thành phố Istambul của Thổ vào ngày chủ nhật tới để bàn phương cách đối phó.. những bế tắc trong vùng biển Caspian nhằm chận đứng giá dâu thô hiện đã lên tới mức kỷ lục 94 đô la/1 thùng.

Hai dân tộc Thổ và Kurd (hơn 12 triệu người) tuy cùng sống chung trong một lãnh thổ nhưng luôn luôn đối đầu và tìm đủ mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau vì sự sinh tồn. Vào thế kỷ thứ VII Kurdistan bị Á Rập thôn tính nhưng sau đó lại lọt vào tay người Selfuks từ thế kỷ IX tới XIV và cuối cùng trở thành lãnh thổ của đế quốc Ottaman. Năm 1500 Ba Tư và Thổ chia hai lãnh thổ Kurdistan sau một thời gian chiến tranh đẳm máu trên vùng đất này. Năm 1923 sau khi Thế chiến 1 chấm dứt, bốn nước Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp lại ký thỏa ước Lausane thay thế và hủy bỏ hiệp ước Sévres (1920) vì sự khiếu nại của Thổ. Thỏa ước này chẳng những không thèm đề cập tới việc cho người Kurd lập quốc mà còn chia nước Kurdistan thành bốn mảnh nhập vào bốn nưốc Syria, Thổ, Iraq và Iran. Thổ là một trong bốn nước nhận được phần lảnh thổ rộng nhất (52%) và đông dân Kurd (12 triệu người).

Sự bất công trên đã khiến cho người Kurd luôn nổi dậy khi có dịp. Riêng tại Thổ chỉ trong thời gian ngắn từ 1925-1945 hai lần người Kurd nổi dậy chống lại sự tàn ác bất công của chính quyền Thổ. Cũng vì vậy nên Thổ đã tìm đủ mọi cách đồng hóa và hủy diệt nền văn hóa Kurd đã có từ lâu đơi khiến cho thù hận càng thêm chồng chất kéo dài liên tục từ thế hệ này sang đời khác, lúc nào người Kurd cũng đòi hỏi phải được tự trị và độc lập.

Năm 1974 một tổ chức võ trang của người Kurd tại Thổ ra đời. Đó là đảng công nhân dân tộc Kurd PKK (Kurdistan Workers Party). Đây là một tổ chức Cộng Sản trá hình thân Iran nên đã bị chính quyền Thổ và phe Tư Do xếp vào danh sách các băng nhóm khủng bố tại Trung Đông. Do đó năm 1979 đảng PKK bị chính phủ Thổ cấm hoạt động nên lãnh tụ Abdullah Ocalan trốn sang hoạt động tại Syria sau khi làm cuộc đảo chính bị thất bại. Từ đó lực lượng PKK của Ocalan được Syria bảo trợ và huấn luyện trong thung lũng Bekaa của Liban.

Chiến tranh bùng nổ giữa Thổ và PKK từ năm 1984 khi Ocalan xây dựng được một căn cứ trong tỉnh Siert về phía đông nam nước Thổ. Từ năm 1993 Semdin Sakik được PKK giao phụ trách quân sự, đã theo đuổi đường lối mát xít khủng bố của Syria-Iran, nên tấn công bừa bãi nhắm cả vào dân thương người Thổ. Nguy hiểm vào ngày 4-11-1993 Sakik đã ra lệnh cho PKK đặt bom khủng bố nhiều sứ quán của Thổ tại Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch.. giết hại nhiều người. Hành động khủng bố dã man trên đã làm PKK không còn uy tín trên thế giới, nên Sakik bỏ trốn sang Iraq nhập vào đảng PDK do Massound Barsani cầm đầu. Tình trạng khủng bố vẫn tiếp diễn ác liệt nhất là năm 1994 gần như toàn bộ các khu du lịch của Thổ đều bị PKK đặt bom phá hoại.

Ngày 1-9-1998 Ocalan đơn phương ngưng chiến. Một đại hội quy tụ đại diện người Kurd sống tại 4 nước Syria, Thổ, Iraq và Iran, được tổ chức vào ngày 19 và 20-12-1998 tại thủ đô Brussels Bỉ) để thành lập một Mặt Trận kiểu PLO. Sau đó nười Kurd tuyên bố chấm dứt đòi hỏi thành lập quốc gia Kurdistan mà chỉ muốn được tự trị trong liên bang Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng những lời hứa hẹn trên không làm Thổ tin tưởng, vì vậy vào tháng 10-1998 biết được Ocalan đang lẫn trốn tại Syria nên Thổ gửi tối hậu thư bắt nước này phải giao nạp nếu không sẽ có chiến tranh. Syria vì sợ Thổ nên đã chuyển Ocalan tới Mạc Tư Khoa bằng đường Hy Lạp nhưng Nga đã từ chối không cho đương sự tị nạn chính trị. Cuối cùng Ocalan phải tới Ý nhưng cũng không được nhận nên cuối cùng lại phải quay về ẩn náu tại Hy Lạp và được nước này giúp tới tị nạn tại thủ đô Nairobi của Kenya (Phi Châu). Nhưng ngay khi chiếc máy bay chở Ocalan đáp xuống phi trường vào lúc 11 giờ 33 ngày 2-2-1999 thì FBI đã khám phá được do sự sơ hở của Tòa đại sứ Hy Lạp tại đây.

Cũng vì vậy nên Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được tin tức trên vào ngày 4-2-1999 và đã cữ một toán biệt kích tinh nhuệ thuộc lực lượng Maroon Berets tới Kenya ngày 5-2 để bắt Ocalan về nước và đem giam cầm tại một hải đảo qua tội danh phản quốc. Việc bắt bớ này lại gây thêm thù hận giữa hai dân tộc Thổ-Kurd khắp nơi, tới nay vẫn chưa chấm dứt nhất là phía sau lưng của nhóm loạn quân khủng bố quốc tế PKK có sự hậu thuẩn, nuôi dưởng và thúc đẩy của Nga, Ba Tư và Syria mà mục đích chính là nhắm vào các mõ dầu hỏa và khí đốt do Hoa Kỳ và các nước Tây phương đang giành giựt với Nga-Tàu-Ba Tư tại khu vực Trung Á, Caucase và Biển Caspian.

Theo nhận xét của các nhà chính trị đương thời, vấn đề người Kurd lập quốc cũng không khác gì chuyện dài Palestine. Đó là trở ngại bởi sự tranh giành quyền lực của các phe nhóm mà không một thế lực ngoài nào có thể dàn xếp được. Ngoài ra còn có những thứ khác, mà chỉ có người Kurd mới biết là họ đang muốn gì?

 

Nguồn bài đăng

0