18/06/2018, 15:37

Một vài nghiên cứu về nguồn sử liệu thời kỳ Maurya

Nguyễn Trần Tiến Đại học Ravenshaw, Ấn Độ Triều đại Maurya đã mở ra một thời kỳ lịch sử ở Ấn Độ. Lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia Nam Á này đã hình thành nên sự thống nhất về mặt chính trị, nhà nước. Hơn nữa, dưới góc độ sử học việc viết sử trở nên rõ ràng hơn khi ...

mauryra empire

Nguyễn Trần Tiến

Đại học Ravenshaw, Ấn Độ

Triều đại Maurya đã mở ra một thời kỳ lịch sử ở Ấn Độ. Lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia Nam Á này đã hình thành nên sự thống nhất về mặt chính trị, nhà nước. Hơn nữa, dưới góc độ sử học việc viết sử trở nên rõ ràng hơn khi dựa trên niên đại và các nguồn sử liệu được tìm thấy

Vương triều Maurya trở thành một thế lực hùng mạnh trên hầu hết toàn lãnh thổ Ấn Độ cổ đại, cai trị từ năm 321 đến 185 TCN. Bắt nguồn từ vương quốc Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar Pradesh và Bengal) kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna). Chandragupta Maurya, vị vua đầu tiên thành lập vương triều Maurya vào năm 322 TCN bằng việc lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía tây đến vùng trung và tây Ấn Độ do tận dụng được lợi thế là các thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy Lạp và Ba Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các satrap do Alexandros để lại. Để hiểu sâu hơn về vương triều này, chúng ta cần tìm hiểu các nguồn sử liệu dưới đây:

1. Nguồn Văn học

Arthasastra của Kautilya được xem là nguồn sử liệu quan trọng nhất về vương triều Maurya. Kautilya được coi là nhà kiến tạo, vị kiến trúc sư về cơ cấu nhà nước, chính trị, luật pháp của triều đại vua đầu tiên Chandragupta khi ông lên nắm quyền. Arthasastra được chia thành 15 cuốn và 180 chương. Cuốn sách này được Shamasastri phát hiện và dịch ra tiếng Anh năm 1909.

 

Indika của Megastanese: Một nguồn sử liệu khác cũng được xem như là nhân chứng lịch sử giai đoạn này được ghi lại trong tác phẩm Indika của Megastanese. Megasthenes sống ở Ấn Độ từ 317 đến 312 B.C. trong vai trò của một vị đại sứ của vua Seleucus I được cử sang Ấn Độ dưới vương triều Chandragupta Maurya. Cuốn Indika của Megasthenes chỉ được phát hiện một phần trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như thổ nhưỡng của Ấn Độ, thời tiết, hệ động vật, thực vật…. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến tôn giáo, nghệ thuật và tổ chức hành chính của vương triều, đặc biệt là cách tổ chức hành chính tại kinh đô Pataliputra. Ông cũng đề cập đến việc tổ chức quân đội và đời sống xã hội của người dân thời bấy giờ. Cuốn sách được tìm thấy không còn nguyên vẹn. Phần lớn được tìm thấy rải rác trong những tác phẩm sau này của các tác giả người Hy Lạp và La Mã như Strabo, Nearchus (Arrian) và Plinius. Nearchus một vị tướng của Alexander Đại đế viết về hạm đội của Macedonian đi từ Indus đến vịnh Persian Gulf. Trong cuốn Arrian (c. A.D. 87 – sau 145) Nearchus ghi lại rằng Alexander đã được người dân bản địa Gedrosia (Baluchistan) tiết lộ về đường đi. Semiramis đã đưa thuyền theo hướng đó từ Ấn Độ cùng với 20 quân của mình. Con trai của Cambyses, Cyrus trở về còn lại có 7 người. Bên cạnh đó, nhiều thông tin khác về lịch sử, chính trị cũng như đời sống kinh tế-xã hội thời kỳ này được ghi lại.

Mudrarakshasa: là một tác phẩm kịch được Visakadatta bằng tiếng Sanskrit dưới triều đại Gupta vào khoảng thế kỷ 5 SCN. Tác phẩm ghi lại rằng Chandragupta Maurya thuộc dòng dõi đẳng cấp thấp trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Tác phẩm còn đề cập đến việc Chandragupta Maurya dưới sự hỗ trợ đắc lực của Kautilya đã lật đổ vương triều Nandas. Tác phẩm cũng đề cập đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân Maurya.

Văn học tôn giáo: Ngoài các tác phẩm kể trên, một số các tác phẩm văn học có tính tôn giáo như Puranas, Jain và Phật giáo. Theo truyền thống đạo Jain, xem ông là cháu ngoại của một vị thôn trưởng đứng đầu các gia đình làm nghề huấn luyện chim công ( mayura-poshaka). Theo Phật giáo, các kinh điển Phật giáo như Jatakas cũng đề cập đến vương triều Maurya. Dipavamsa và Mahavamsa cũng đề cập đến việc vua Asoka truyền bá Phật giáo sang Srilanka. Tác phẩm Mahàvamsa nói đến ông như một thành viên của dóng Ksatryas cư trú ở vùng Himàlaya. Bộ Mahavamsa theo tinh thần Phật giáo với nhiều huyền thoại với dụng ý răn đời đã muốn đề cao Asoka từ khi trở thành Phật tử đã từ bõ quá khứ đầy ác nghiệp, từ một Candàsoka (A-Dục Vương bạo chúa) trở thành Dhammàsoka (A-Dục Vương mộ Pháp). Tác phẩm này cũng đã ghi rằng trong cuộc tranh dành ngôi vua, Asoka đã giết 99 người trong số 100 anh em của mình, chỉ còn để sót lại một người tên là Tissa. Điều này dường như không có chứng cớ khả tín, vì trong Đại thạch Pháp dụ số 5 được ban ra 11 năm sau khi ông lên ngôi còn cho thấy vua Asoka nhắc đến anh chị em mình. Trong bài kinh Đại bát Niết bàn ( Mahàparinibbàna Suttanta ) , Trường Bộ ( Dìgha Nikàya ), những người Moriya được mô tả là thuộc giai cấp Ksatryas vì xứ Pipphalivana, cạnh biên giới Nepal ngày nay. Dharmashastra cũng được xem là nguồn sử liệu có giá trị. Asoka đặt ra một bộ gọi là “Bộ thực thi Chánh pháp hay Bộ Pháp Hành”, bổ nhiệm các quan đại thần gọi là dharmamahàmàtras (Pháp đại thần) vào năm 257 TTL (theo bia ký số V, 13 năm sau khi ông lên ngôi) chuyên trông coi mọi công tác phúc lợi xã hội của người dân, quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, của dân sống ở biên cương, đến các cộng đồng tôn giáo khác nhau và phải vô tư khi thi hành công lý. Ashokavadana và Divyavadana là hai tác phẩm của Phật giáo đề cập đến vị vua Bindusara và cuộc hành quân của vua Ashoka đến Taxila xâm chiếm và đàn áp cũng như việc cải đạo của vị vua này. Chaitra hay còn gọi là Parisisthaparvan (Tiểu sử của Chanakya) của Hemachandra cũng đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về vị vua Chandra Gupta Maurya. Nhiều cổ thư ở Srilanka đã ghi lại sự kiện là Asoka nhờ đã áp dụng chính sách chinh phục ôn hoà bằng Chính Pháp mà ông đã khôn khéo ổn định đời sống chính trị toàn vùng và nhiều lần dẹp yên các cuộc nổi loạn mà không đổ máu. Đáng nói đến là cuộc nổi loạn của dân ở thành Takshasila thuộc vùng Gandhara chống lại sự áp bức hà khắc của quan cai trị địa phương. Về sau Gandhara trở thành thịnh địa của Phật giáo, mà từ đó phái Đại thừa phát triển qua phương Đông.

2. Nguồn khảo cổ học

Nguồn sử liệu không thể thiếu trong việc nghiên cứu về vương triều Maurya là những phát hiện khảo cổ học còn xót lại cho đến tận ngày nay. Phần lớn phát hiện về khảo cổ học tập trung vào những đóng góp của vị vua Asoka. Asoka (304-232 TCN), người kế vị Chandragupta và Bindusàra, được xem là vị hoàng đế vĩ đại nhất. R. Mookerji trong cuốnASOKA, dẫn lời các học giả nêu nhận xét về vị vua này: Asoka giống David và Solomon của Isael về phương diện nỗ lực xây dựng một vương quốc thánh thiện. Về phương diện ủng hộ và mở rộng Phật giáo thành một tôn giáo thế giới, Asoka được ví với Constantine trong lịch sử Thiên chúa giáo. Về tư tưởng và hòa hiếu, Asoka khiến người ta nhớ đến Marcus và Aurelius. Asoka cũng khiến gợi nhớ một Charlemagne trong việc bành trướng quốc gia, trong khi những biện pháp cai trị của ông khiến người ta liên tưởng tới những bài diễn thuyết của Oliver Cromwell. Các truyền thống gắn với tên tuổi của Asoka nhắc người ta về vua Arthus và các hiệp sĩ bàn tròn của ông, thiện vương Alfred hay vua St.Louis của Pháp. Trong sự nghiệp của mình, Asoka đã để lại một kho tàng quý giá về nguồn sử liệu dưới dạng bia ký, pháp dụ. Ông ghi lại những bia ký trên đá, trụ đá và hang động để chuyền bá chính pháp (Phật giáo) và giáo lý của mình. Ngôn ngữ sử dụng trong các bia ký đó chủ yếu là ngôn ngữ địa phương. Một số bia ký tìm thấy ở vùng Tây bắc (Peshawar) được viết bằng chữ Kharoshthi (bắt nguồn từ Aramaic được sử dụng tại Iran), gần Kandhar ngày nay, phía cực Tây của vương quốc Maurya được viết bằng chữ Hy Lạp và Aramaic, tại một số vùng khác của Ấn Độ được viết bằng chữ Brahmi. Theo Romila Thapar thì hệ văn tự của các Bia ký này được xem là văn hệ sớm nhất của Ấn có thể nghiên cứu được. Văn hệ cổ hơn mà người ta khám phá ở Harappa thuộc văn minh thung lũng sông Indus chỉ là những nét vẽ tượng hình trên dấu mộc, vật trang sức và lọ gốm mà đến nay vẫn chưa ai hiểu được ý nghĩa. Việc giải mã các bia ký của Asoka gần đây mới được quan tâm. Người đầu tiên nghiên cứu là một tu sĩ Thiên Chúa giáo, khi cha Tieffenthaler khảo sát những mảnh của pháp trụ Meerut tại Delhi vào năm 1756, nhưng không hiểu được nội dung. Mãi đến năm 1837 những pháp dụ của Asoka mới được nhà khảo cổ James Prinsep giải ám mã lần đầu tiên (có tài liệu lại cho rằng đến năm 1909), rồi từ đó những pháp dụ được dịch và truyền bá. Ban đầu Prinsep thấy rằng những dụ này đã được ban ra bởi một vị vua tự gọi mình là “Vua Piyadasi, Thiên tử” (Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi) hoặc “Devanampiya Piyadasi, Thiên tử, Người Nhìn Xuống với tâm long Từ Tâm (Beloved-of-the-Gods, He Who Looks On With Affection). Các nhà nghiên cứu, nhà sử học cho rằng Vua Piyadasi có thể là Vua Asoka, thường được xưng tụng trong các huyền thoại Phật giáo. Đến năm 1915, khi một bia ký khác được tìm thấy với tên vua Asoka, người ta mới khẳng định được rằng cả hai chính là một, đó là hoàng đế Asoka, và từ đó, sau hơn hai ngàn năm bị quên lãng, những bia ký khắc trên đá này của vua Asoka làm sáng tỏ thêm về một con người vĩ đại của lịch sử Ấn và của cả nhân loại, chứ không còn là một nhân vật chỉ đuọc biết đến qua huyền thoại. Một câu ghi lại trên đá đã phản ánh chiều hướng tâm linh của Asoka: “Tất cả thần dân là con của ta. Vì là con của ta, họ phải được chu cấp đầy đủ an sinh và phúc lợi trong đời này và đời sau, như ta vẫn hằng mong.” Các bia ký bao gồm:

edicts_of_ashoka_main

Đại thạch pháp (Major Rock Edicts): có 14 đại thạch pháp đề cập đến việc hạn chế sát sinh, dịch vụ phúc lợi và y tế, cuộc chiến ở Kalinga và những tác dụng của nó. Hai Pháp dụ Kalinga đựơc ban ra vào năm 259 TCN, (còn gọi là pháp dụ số 15 và 16 nội dung tương tự như 3 pháp dụ đã bị hư hỏng, là các pháp dụ số XI: nói về việc cứu tế và sự tương thân của nhân loại, số XII: nói về sự khoan dung tôn giáo và XIII: nói về cuộc chíến tranh ở Kalinga, sự hồi tâm của Asoka). Hai pháp dụ này cũng có lời dành cho các quan cai trị vùng mới chiếm, nói về những vấn đề đạo đức, thi hành công lý, vấn đề làm giảm căng thẳng với lân bang và cải thiện hoà bình. Các Đại thạch Pháp này chủ yếu tìm thấy tại:

Manshera – Hazara, Pakistan
Shahbazgarhi – Peshawar, Pakistan
Girnar (Junagarh) – Gujarat
Sopara – Thana, Maharashtra
Yerragudi – Kurnool, A.P
Jaugarh or Jaugada – Ganjam, Orissa
Dhauli – Puri, Orissa
Kalsi – Dehradun, Uttrakhand

minor rock edict_asoka

Tiểu thạch Pháp (Minor Rock Edicts): Có lẽ đã được ban ra vào năm 260 TCN và là những bia ký đầu tiên, cùng lúc với những chuyến vi hành Pháp bắt đầu. Chúng tập trung hầu hết ở phía giữa và nam của lãnh thổ vương quốc:

Ahraura – U.P.
Sahasram – Bihar
Rupnath – M.P.
Gujjarra – M.P.
Panguraria (Budhni)- M.P.
Bhabru – Rajasthan
Bairat – Rajasthan: Tiểu Thạch Pháp dụ III
Yerragudi – Andhra Pradesh
Maski – Andhra Pradesh
Rajul-Mandagiri – Andhra Pradesh
Govimath – Karnataka
Palkigundu – Karnataka
Siddhapur – Karnataka
Jatinga-Rameshwar – Karnataka
Brahmagiri – Karnataka
Udayagolam – Karnataka
Mittur – Karnataka
Sannatai – Karnataka
New Delhi – Amarpuri colony of Lajpat Nagar
Bahapur – New Delhi.

Trụ đá (Pillar Edicts): vào năm thứ 27 – 28 SCN, nhiều sắc lệnh vua ban mới đươc khắc lên trên những cột đá đánh chà bóng loáng, được dựng lên ở nhiều thành phố quan trọng trong thung lũng sông Hằng và các đường lớn trong đế quốc, thường được gọi là Thạch trụ bia ký (Pillar Edicts). Lúc ban đầu có lẽ có rất nhiều pháp trụ được dựng lên, nhưng đến nay chỉ còn lại có 10 trụ mà thôi. Mồi trụ trung bình cao khoảng từ 12 đến 15 thước, nặng đến 50 tấn. Trên đầu mỗi trụ đều được điêu khắc những hình tượng thật tinh xảo như sư tử gầm, con bò thần hay con ngựa thánh vv.. Tất cả thạch trụ đều được lấy từ các mõ ở Chunar, phía nam Varanasi và được kéo đến nơi được dựng lên, nhiều khi xa cả hàng trăm dặm. Dù sau bao nhiêu thế kỷ phơi giữa mưa nắng gió sương vậy mà nước bóng láng vẫn còn sáng như gương, thể hiên được nghệ thuật tạc đá của Ấn Độ thời bấy giờ:

Delhi –Topara
Delhi – Meerut
Lauriya – Araraj – Bihar
Lauriya – Nandangarh – Bihar
Rampurva
Prayag – Kaushmbi – U.P.

Tiểu thạch trụ pháp (Minor Pillar Edicts) được tìm thấy tại:

Delhi –Topara
Delhi – Meerut
Lauriya – Araraj – Bihar
Lauriya – Nandangarh – Bihar
Rampurva
Prayag – Kaushmbi – U.P.

Các Thạch trụ bia ký này gồm 7 dụ mà nội dung chủ yếu là nói về Chính pháp, ứng dụng Chánh pháp vào việc chế ngự ác nghiệp và tham ái, việc truyền bá đạo đức và công lý, và những qui định về việc sát hại súc vật và tiệc tùng công cộng, và kết thúc với một pháp dụ (hoặc 2 như trong trường hợp của trụ Topra) nói về phương thức truyền bá đạo đức. Những thạch trụ Pháp dụ này đã được tìm thấy ở rãi rác trên 30 địa điểm trên lãnh thổ của vương quốc Maurya bao gồm Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Afghanistan ngày nay, như Meerut và Kausambi thuộc Utter Pradesh, Lauriya-Araraj, Lauriya-Nandangarh và Rampurva thuộc Bihar. Một trụ khác với dụ thứ 7 lại được tìm thấy tại Topra thuộc vùng đông Punjab. Văn bản của bia ký trên các Thạch trụ Pháp dụ này giống hệt nhau. Trụ Allahabad lại có khắc thêm 2 dụ khác. Dụ thứ nhất, có khi được gọi là tiểu thạch trụ pháp du I, cũng còn thấy xuất hiện ở Sanchi thuộc bang Bhopal và tại Sarnath thuộc bang Uttar Pradesh. Bia ký không được bảo quản tốt nên văn bản của bia ký trên trụ ở ba nơi có nhiều thay đổi. Trụ tại Sarnath (Vườn Nai/Vườn Lộc Uyển) lại còn khắc thêm phần tiếp theo của dụ trên trụ Allahabad, còn gọi là tiểu thạch trụ pháp dụ II. Ngày nay chính phủ Ấn dùng hình tạc bốn con sư tử đâu lưng với nhau trên thạch trụ Sarnath làm biểu tượng quốc gia. Dụ còn lại thứ hai trên trụ Allahabad có khi được gọi là tiểu thạch trụ pháp dụ III, là quà tặng của một bà hoàng hậu của vua Asoka, nên còn được gọi là Pháp dụ của Hoàng hậu. Hai trụ tìm thấy ở Nepal là trụ ghi dấu thánh địa, một ở Rummindei hay Lumbini, nơi đức Phật đản sanh, một gần hồ lớn Nigali Sagar, gần tháp giữ xá lợi của cổ Phật Kanakamuni.

 

Hang động pháp dụ (The Cave Edicts): được tìm thấy ở 3 trong số 4 hang trong dãy núi Barabar thuộc bang Bihar. Trong 2 hang trước có bia ký của Hoàng đế Asoka ghi vào năm thứ 12, hang thứ ba ghi năm thứ 19 sau khi ông lên ngôi, tặng các hang động như là nơi cư trú cho các nhà tu khổ hạnh thuộc giáo phái Ajivika, mà giáo chủ là Gosala cùng thời với Đức Thích Ca. Trong hang thứ 4 thì bia ký được ghi lại thuộc thế kỷ thứ 5 TL sau này. Ở một nơi khác là đồi Nagarjuni có 3 hang động nữa (Gopi, Vapi and Vadathik) chứa bia ký đề tặng cho tu sĩ phái Ajivika của một vị vua dùng tước vị “Thiên tử “, nhưng lại do vua Dasaratha, cháu của hoàng đế Asoka cho dựng lên. Hang Lomash Rishi được tìm thấy nhưng không phát hiện ra bia ký nào.

Có thể nói, nguồn sử liệu có giá trị dưới vương triều Maurya đã để lại và đánh dấu một giai đoạn lịch sử quan trong lịch sử Ấn Độ nói chung và thế giới nói riêng. Nhiều nhưng ghi chép, những phát hiện còn tồn tại đến ngày nay tuy không còn nguyên vẹn nhưng đã giúp các học giả, sử gia, nhà nghiên cứu tìm tòi và phân tích và cho ra những tác phẩm còn lưu truyền đến tận sau này.

0