18/06/2018, 15:36

Nguồn gốc kinh Veda

Phan Như Diệp Sơ lược Các Niên Đại trong Lịch Sử Ấn Độ: 1. Cổ Ấn: (4000 – 1500 trước Tây lịch) 2. Thời Kỳ Cổ Bà La Môn (1500 trước Tây lịch – 1000 sau Tây lịch) 2.1 Thời Kỳ Lịch sử Tối Tăm Vệ Đà (1500 – 500 trước Tây lịch) ...

aryan migration

Phan Như Diệp

Sơ lược Các Niên Đại trong Lịch Sử Ấn Độ:       

1. Cổ Ấn: (4000 – 1500 trước Tây lịch)       

2. Thời Kỳ Cổ Bà La Môn (1500 trước Tây lịch – 1000 sau Tây lịch)

       2.1 Thời Kỳ Lịch sử Tối Tăm Vệ Đà (1500 – 500 trước Tây lịch)

        Thời Kỳ Đô Hộ của người Ấn-Âu – Rig Vệ Đà (1500 – 1200 trước Tây lịch)

        Sự Hũy Diệt của Nền Văn Hóa Cổ Ấn Semito-Dravidian

        Sự Diệt Chủng của các dân tộc Sudra-Blacks

        Thời Sanskrit và Thời Hũy Hoại

        Sự phát triển Hệ Thống Đẳng Cấp Kỳ Thị Chủng Tộc

        Những cuộc chinh phục Vệ Đà về sau của dân Ấn-Âu (1200 –   1000 trước Tây lịch)

        Những cuộc chiến tranh diệt chủng Mahabharatan (1000 – 700 trước Tây lịch)

        Cuộc chinh phục Miền Nam Dravidian của dân Ấn-Âu Ramaite (700 – 500 trước Tây lịch)

        Sự Hũy Diệt của nền Văn minh Dravidian

        Sự Ấn-Âu Hóa và Bắt Đầu của sự Diệt Chủng hay Đẳng Cấp ở Nam Ấn Độ

        2.2 Cổ Puranic hay Thời Đại Cổ Bà La Môn (500 trước Tây lịch   – 1000 sau Tây lịch)

        2.3 Thời đại Bất Chính Thống Heterodox

        2.3.1 Sự phát sinh chủ nghĩa Phân Bang và Bất Chính Thống, hay Janapadas (Quốc gia) và Arhats (Sự Giải Thoát)

        2.3.2 Những Vương quốc Scytho Cổ Hy Lạp

        2.4 Sự Hồi phục Vệ Đà – Sự Phục hồi của nền Văn hóa Vaishnava của Chính Thống giáo Ấn-Âu Tân-Vệ Đà

        Sự Hủy diệt của những Vương quốc Scytho Cổ Hy Lạp

        Sự Diệt chủng của những dân tộc Scythians

        Sự Đàn áp và Nô lệ hóa các Đẳng Cấp thấy hèn

        Sự chống đối của những tôn giáo Bất Chính Thống

        Chiến tranh Tôn giáo     

 3. Thời Đại Hindustani ciliate của Delhi (1000 – 1857)

 4. Thời đại Hậu Delhi (1857 – về sau)

       4.1 Những cuộc Đô hộ Dã man

       4.2 Nền Thuộc địa Âu châu và sự Chia phân

        Nền Vương quốc phụ thuộc Bồ đào Nha

        Vương quốc Anh

        Những Tiểu vương quốc

       4.3 Thời kỳ Hậu-Thuộc Địa Epoch (1947 – về sau)

        Cộng Hòa Ấn Độ – Sự Hội nhập của 500 tiểu bang.

        Những cuộc chiến tranh Ấn – Hồi (Pakistan)

Vệ Đà nghĩa là kiến thức. “Từ” nầy thuộc tiếng Sanskrit và suy từ động từ gốc “vid”, nghĩa là “biết”. Nguyên thủy các kinh Vệ Đà được kết hợp bằng tiếng Sanskrit. Có hai loại Sanskrit, vaidika và laukika. Tiếng Sanskrit trong Vệ đà được gọi là vaidika và phức tạp hơn về cả hai, văn phạm cũng như cách dùng, nhất là với một số từ tìm thấy trong các kinh Vệ Đà. Tiếng Sanskrit được biết nhiều trên thế giới và phổ thông được gọi là laukika. Đó là ngôn ngữ của các sắc dân puranas và itihasas. Các kinh Vệ Đà không cho biết nhiều về nguồn gốc hay mục đích của chính chúng, và có thể nói, không mấy được quan tâm bởi các trường phái Tây phương, họ cho chúng là những tín điều và thần học bán khai. Phần kinh điển Vệ Đà được ca tụng và biết đến nhiều nhất không nghi ngờ gì là Rg-Vệ Đà. Từ rg là do động từ gốc rc, nghĩa là “cầu nguyện”. Cũng từ động từ gốc nầy, dẫn ra danh tự cái rc, có nghĩa là “Câu nguyện” hay “ngâm vịnh”, đặc biệt là câu ngâm vịnh dâng hiến trong lời cầu nguyện của thánh thần. Vậy ta có thể hiểu nghĩa trực tiếp của Rg-Vệ Đà là“Kiến thức của sự dâng nguyện” hay, như thường được định nghĩa trong từ điển, “Vệ Đà của sự nguyện cầu”.

Rg-Vệ Đà, hầu như được xem là nền văn hóa (literature) cổ kính nhất của thế giới, gồm 1017 bài thơ vịnh (hymns). Nếu kể luôn thơ vịnh Valaakhilya tổng cọng sẽ là 1028. Thơ vịnh được sắp đặt thành 8 Astakas hay 10 Mandalas. Mandalas thứ 2 đến thứ 8 chứa những nhóm thơ vịnh, mỗi nhóm được ghép với một tác giả hay một phần tử đặc biệt trong gia đình Rsi. Mandaias thứ 9 gồm thơ vịnh được xướng ca ở các buổi lễ soma. Mandalas thứ 1 và thứ 10 có hình thái ngôn ngữ khá khác biệt và được coi như sáng tác bởi một nhóm lớn tác giả khác nhau. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề niên kỷ của các kinh Vệ đà trong một chương sau.

Để hiểu rõ Vệ Đà là gì, nguồn gốc và mục đích của chúng ra sao, tốt nhất chúng ta hãy thử nghiên cứu một số lời kinh tiêu biểu trích trực tiếp trong văn hóa Vệ Đà để minh tường giải thích những vấn đề nầy. Trong những trường phái triết học Tây phương, người ta có khuynh hướng không quan tâm đến chính những câu kinh xác định sở quyền mà kinh Vệ Đà đã tự minh định, mà trái lại hay đi tìm tác giả đã sáng tác kinh Vệ Đà, thời kỳ, nơi chốn, và mục đích.

Trong Brhad-aranyaka Upanishad 4.5.11 có nói rằng, “Bốn Vệ Đà – tên gọi Rg-Veda, Yajur-Veda, Sama-Veda, và Atharva-Veda – là tất cả diệu nghĩa thoát ra từ hơi thở của một nhân vật vĩ đại đứng đầu các thần.” Trong Bhagavata Purana, có nói,“Những Vệ Đà trực tiếp là ngôi tối cao của các thần, Narayana, và tự sinh.” (Bh.P. 6.1.40). Cũng kinh nầy giải thích mục đích của Vệ Đà, “Cái được mô tả trong Vệ đà là liên thể của dharma, những nguyên tắc tôn giáo, và là ngược với những gì không phải là tôn giáo.” Bây giờ có thể phản bát rằng những điều nầy chỉ đơn thuần là những lời trích từ Upanishads và Puranas, không đúng hẳn phải là thành phần của Vệ Đà, đặt biệt là Rg-Vệ Đà.

Tuy nhiên, theo tập quán, Upanishads được chấp nhận là thuộc vào Vệ Đà; và thật ra, chúng được dùng để giải thích kinh Vệ Đà. Mỗi Vệ đà có một bộ phận Upanishads kết hợp với nó. Mô tả kết cấu và tổ chức của văn hóa Vệ Đà sẽ được trình bày ở phần cuối bài nầy. Puranas được gọi theo phong tục là “Vệ Đà thứ Năm” và chính điều nầy cũng được thành lập bởi những nhân vật thẩm quyền trong văn hóa Vệ Đà. Chúng ta hãy thử chứng minh bằng những trich dẫn về nguồn gốc và mục đích của Vệ Đà, được nêu lên ngay trong kinh điển Puranas và Vệ Đà. Điều nầy có lẽ cho chúng ta niềm tín cẩn lớn lao hơn, và nhiều thẩm quyền hơn, là cách biện giải mơ hồ của các môn phái triết học hiện đại, bởi vì chúng sẽ gần gủi hơn với chính văn hóa Vệ Đà nguyên thủy, không chỉ dẫn chứng bằng ngày tháng và nơi chốn, mà còn căn cứ trên những nguyên tắc tâm hành của chính những tác giả và người sáng lập.

Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ trích dẫn một số câu quan trọng trong chương thứ 11 của kinh Bhagavata Purana. Đây là một đoạn của bộ kinh nổi tiếng Uddhava-Gita và sẽ cung cấp cho ta lời giải thích rất hấp dẫn và chính xác về dòng chính Vệ Đà (Bh.P. 11.21.35-42):

“Kinh Vệ Đà, được chia là ba bộ môn, thuyết về sự sống huyền diệu như là linh hồn cao khiết. Tuy nhiên đạo đức và sự huyền diệu của Vệ Đà đề cập qua những từ ngữ chuyên biệt, và ta [Krishma] cũng được thỏa mãn bởi những cách mô tả kín đáo nầy. Âm vận cao khiết của Vệ Đà rất khó hiểu và được diễn tả trên những trình độ khác nhau trong prana, ý nghĩa, và trí tuệ.  Âm vận Vệ Đà nầy không có giới hạn, rất sâu đậm, và không thể hiểu nổi, y hệt như biển cả. Vì “Cá tính” không giới hạn, không thay đổi, và quyền năng của Chúa tối cao hiện diện trong mọi sinh vật, ta tự ý lập thành sự rung chuyển âm vận Vệ Đà dưới hình thức omkara trong mọi thể sống. Vì vậy nó phải được nhìn một cách tài tình, như một sợi đơn trong xơ của ngó sen. Giống như là một con nhện nhả tơ từ trái tim ra ngả miệng của nó, Cá thể tuyệt vời của Chúa tối cao tự diễn tả chính Ngài như là bầu không khí sơ khai phản ánh sống động, gồm tất cả nghĩa lý Vệ Đà cao cả và tràn đầy phúc ấm bình an. Như vậy Chúa, từ không gian e-te của trái tim ngài sáng tạo ra âm vận Vệ Đà hùng mạnh và không giới hạn, qua sự trợ lực của trí tuệ Ngài, làm phát sinh ra những âm thanh muôn màu sắc như những sparsas. Âm thanh Vệ Đà vang dội ra ngàn hướng, tạo ra nhiều chữ khác nhau bùng phát từ một âm vận đơn thuần, “om”: những phụ âm nguyên âm, âm gió, và bán nguyên âm. Vệ Đà từ đó phát triển ra tập hợp mớ động từ phong phú, được diễn tả qua nhiều hình thái, mỗi hình thái lại có thêm 4 vần nhiều hơn vần trước nó. Tuyệt diệu hơn nữa là Chúa lại lôi kéo mọi hình thức âm vận Vệ Đà trong sự diễn tả của Ngài về cho chính Ngài. Những hình thái Vệ Đà là Gayatri, Usnik, Anustup, Brhati, Pankti, Tristup, Jagati, Aticchanda, Atyasti, Atijagati và Ativirat. Trong toàn thế giới, chỉ có mình Ta, không có ai khác, thật sự hiểu được mục đính của kiến thức Vệ Đà. Vì vậy người ta không biết thưc sự Vệ Đà diễn tả cái gì trong sự kết hợp hiến nguyện với thần karma-kanda, hay thực sự mục tiêu nào đã được nêu lên trong những phương thức thờ phượng tìm thấy trong kinh upasana-kanda, hay điều gì đã được bàn thảo một cách cặn kẻ trong quá nhiều nguyên lý khác nhau, trong chương jnana-kanda của kinh Vệ Đà.”

Ghi chú:

Theo kiến thức Vệ Đà, âm thanh Vệ Đà được chia là bốn phần chỉ được liễu đạt bởi các giáo sĩ Ấn giáo “thông thái” nhất mà thôi. Lý do là vì ba trong bốn phần nầy đã được tìm ẩn ở chính bên trong mọi sinh vật và chỉ có phần thứ tư là được thể hiện tự bên ngoài, như kinh đã nói. Chính phần âm vận Vệ Đà thứ tư nầy, được gọi là vaikhari, rất khó hiểu cho người bình thường. Ông Srila Visvanatha Cakravathi Thakura giải thích những phần nầy như sau: Phần âm vận prana Vệ Đà, gọi là pana, nằm trong kinh adharacakra; phần tinh thần, được biết dưới pasyanti, nằm ở vùng rốn, trên manipuraka-cakra; phần thông minh, được biết dưới tên madhyama, nằm ở vùng trái tim, trong khu anahata-cakra. Sau hết, phần thể hiện cảm giác âm vận Vệ Đà được gọi là vaikhari. Phần âm vận Vệ Đà nầy là ananta-para, vì nó thu gồm toàn bộ năng lượng của vũ trụ và bao quát hơn cả vũ trụ nữa và vì vậy không thể chia cắt bởi thời gian hay không gian.

Trong sách “Gods, Sages, and Kíng”, David Frawley giải thích vị trí của vần thiêng liêng “om” trong kinh văn Vệ Đà. Ông viết: “Trong khi chúng ta không thấy vần “om” được nói đến một cách đặc biiệt trong kinh Vệ Đà, thì trong suốt cuốn kinh nầy, người ta luôn luôn nhấn mạnh đến chữ hay lời ca linh thiêng, mantras, như là sự toàn năng của các Thần dạt dào đó đây. “Từ” thiêng liêng nầy rõ ràng là âm vận của tiếng “om”. Hãy nhìn xem qua những chương sau, sách đã diễn giải chữ nầy như thế nào.”

Kinh Upanishads:

Ai là nguồn gốc những lời ca vịnh, thể hiện dưới mọi hình thức; người đã được sinh ra từ những lời ca vịnh bất tử; có phải chăng chính Indra đã sinh ra ta với trí thông minh. (Taittiriya Up. 1.3.1)

“Âm vận vang dội của những lời ca vịnh chính là “om”. Nó được minh định trong Indra, thần trước hết các thần Vệ Đà. Indra trong Rig Vệ Đà chinh phục năng lượng bóng tối với ngôn ngữ thần thánh của Brahman. “Om” cũng gọi là Brahman. Một câu thơ nổi tiếng của Vamaadeva trong Rg-Vệ Đà mô tả âm vận những lời ca vịnh như sau:

“Bốn là số sừng của ngài, ba là số chân của ngài, hai là số đầu của ngài, và bảy là số tay của ngài. Ba tiếng gầm vang dội, Chúa toàn năng đã đi vào sự bất diệt.”(IV.58.2, Mahanarayana Up. Ĩ.1, Bh.P. 8.16.31)

“Điều nầy được nói ra bởi nhiều chứng luận khác nhau như Sayana, như là một giải thích của “om”. “Om” trong Upanishads được nói có bốn phần (bốn phần tư), tương ứng với bốn tình trạng thể lý đang đi bộ, nằm chiêm bao, ngủ say, và hoàn toàn tỉnh tâm. Những hình thức toán học khác của ca vịnh và dâng hiến trong Rg-Vệ Đà là những mức độ rung động khác nhau của “om”. Bảy “seers” là bảy hình thái năng lượng của “om”. Mặt trời là ánh sáng của “om”. Sama-Vệ Đà là bài ca của mặt trời, tức là “om”.

Những hình thái Dirghatamas trong Rg-Vệ Đà

Âm vận dâng hiến của ca vịnh trong môi trường e-te tối thượng, trong đó mọi thần an ngự, người ta không biết có thể làm được gì với Vệ đà? (I.164.39)

“Vần đâng hiến mà Vệ Đà ngự bên trong chính là “Om”.

Tới đây David Frawley kết luận. Nói đến một điều gì đó trong Vệ đà thì thật đơn giản. Ít có ai thông thạo Sanskrit đủ để biện giải nhiều hơn nữa. Nhưng, để có một sự quân bình, hãy căn cứ vào những trích luận mà Frawley đã dựa vào, để xem chúng xuất hiện trong những kinh luận nào và những nhà luận giải Ấn Độ thuở trước đã bàn như thế nào. Chúng ta sẽ dùng ấn bản Ramakrsna Matha của Mahanarayanopanisad, xuất bản ở Madras năm 1957. Svami Vimalananda dịch thuật và chú giải. Ông đã theo sát những điều biện giải của Sayana, nhưng ông cũng đã bao gồm cả những lời diễn dịch của Bhattabhaskara mà thường khi rất khác biệt. Sayana là một nhà luận giải tiên thiên, vào thời 1350-1387. Ông ta đã bình luận trên hầu hết các chương của Vệ Đà.

Trong ấn bản, các câu thơ được viết dưới dạng 12.10, và được coi như rất giống với Rg-Vệ Đà IV.58.3. Trong Sanskrit, viết như sau:

“catvari srnga trayo asya pada dvesirse sapta hastaso asya
”tridha baddho vrsabho roraviti maho devo martyan avivesa”

“Âm vận “om” được ghi nhận như một thần Bò Mộng (Bull) có bốn sừng, ba chân, và hai đầu. Ngài có bảy tay. Thần Bò được kết nối bằng ba quy tắc, dũng mãnh tuyên cáo Ngôi tối thượng. Thần tự soi sáng nhập thể vào mọi sinh vật ở khắp mọi nơi.”

Đoạn phiên dịch nầy rất giống với đoạn đã được đề cập ở trên. Nhưng trong lời bình luận, Svami Vimalananda cũng đã đưa ra hai cách giảng giải có thể chấp nhận. Chúng ta sẽ trích lại một phần bình luận của ông ở phần sau.

“Đây là những bài thơ thiêng liêng được rất nhiều người biết của Rg-Vệ Đà IV.58.3, đã được diễn dịch qua rất nhiều tác phẩm. Patanjali, trong Great Commentary on Panini, giải thích nó như là biểu trưng cho những hình thái thuyết giảng linh động khác nhau; Bhattabhaskara xem nó như một hình thái nguyện cầu trong sự dâng hiến; và Sayana diễn giải ở đây như âm vận “om” đã từng được đồng hóa như một con bò mộng. “Từ” vrsabha có nghĩa quy ước là bò và theo ngữ nguyên có nghĩa là nhiều mưa. Cầu nguyện với thần Pranava được cho là sẽ được bang bố một trí tuệ sung mãn. Thần vrsabha hay Pranava có bốn sừng như đã đề cập trong đoạn trước. “Om” chính là “Chân lý” được nó phô diễn, và “Chân lý” sẽ được tìm thấy qua ba chân, tức là ba “bước”, theo danh từ, là tình trạng đi, ngủ, và chiêm bao của linh hồn cá nhân, và cũng là của vũ trụ; linh hồn được hiển hiện tràn đầy trong vũ trụ là lý do bất biến. Hai thể cao và thấp của Prakrti, được dạy trong kinh Gita, chương VII, được xem như hai cái đầu của ngài. Đặc biệt bảy thế giới được xem là (bảy) tay của ngài. Là nguyên do của mọi sự hiện hữu, thần vrsabha nầy có liên hệ tới hình thái tam-thể của mọi sự vật và vũ trụ. Thần vrsabha hay con bò mộng rống lớn; và ở đây thần Pranava mạnh mẽ khẳn định Chân lý tuyệt đối. Sự tuyên bố ở đây còn ngầm ý sự hiện diện của Paramatman trong mọi tạo vật. Ngài chống giữ chúng. Theo Bhattabhaskara bốn sừng là bốn thần phụng hiến, Adhvaryu, Hotr, Brahman, và Udgatr; ba chân là Garhapgtya, Ahavanija, và Anvaahryapacana, những cái đầu là sự chỉ đạo của thần phụng hiến và vợ của ông ta, Prayanija và Udayanija.

David Frawley viết, “Những cơ sở văn tự cổ nhất mà chúng tôi có từ thế giới cổ Hy Lạp là những tác phẩm của Homer (700 trước Tây lịch). Từ Trung Đông, những cuốn sách cổ nhất là các sách “Kinh thánh Hebriew”. Trong khi đó nhiều phần của “Kinh cựu ước” còn cổ xa hơn nhiều, và nói chung, phần nhiều đã được viết lại sau 500 trước Tây lịch. Sách Gathas của Zoroaster cũng rất cổ, được ghi nhận từ trước khi thành lập nền Đế quốc Persian (525 trước Tây lịch), nhưng chắc chắn là sau Vệ đà. Các kinh Vệ Đà đã bị phân tán từ khi phần lớn bị phá hũy trong các cuộc xâm lăng Persia của người Hy Lạp và Hồi giáo. Từ Trung quốc, sách cổ nhất là I-Ching, mặc dầu chỉ có những phần cốt lỏi của các sách nầy được ghi vàu những năm 1000 trước Tây lịch, hay trước hơn nữa. Trong khi “The Egyptian Book of the Dead”, được coi như còn cổ hơn nhiều so với những sách kể trên (cho đến 3000 trước Tây lịch), thì không còn một dấu chỉ sống động hay tài liệu dẫn chứng nào tồn tại cho chúng ta.”

“Văn hóa Vệ Đà cung cấp cho chúng ta nhiều những kinh luận, lời giảng có nguồn gốc cổ xưa còn hơn tất cả những gì chúng ta có thể tìm thấy từ tất cả các nền văn hóa nào khác trên hoàn vũ. Ngay cả những người bảo thủ nhất cũng ước lượng tuổi của bốn Vệ Đà ít nhất cũng là vào khoảng 1500-1000 trước Tây lịch, còn có thể trước xa hơn nữa, và quan niệm nầy tồn tại lâu dài trong văn học sử cho đến nay. Nhiều kinh Brahmanas và kinh cổ Upanishad có trước thời Phật Thích Ca. Sự ghi nhận như vậy rất đáng được đặc biệt quan tâm trong một xứ sở nhiệt đới như Ấn Độ, là nơi mà mọi thứ tài liệu bằng văn tự đều có thể bị thoái mục dễ dàng. Ấn Độ còn phải sống còn qua nhiêu cuộc xâm lăng – mà một số, như những cuộc tấn công của Hồi giáo, có tính tuyệt đối hung bạo và diệt chủng – nhưng nó đã chứng tỏ khả năng bảo tồn nhiều chứng liệu cổ sử. Ngay cả trong thời đại nầy, Brahmins diễn thuật lại Vệ Đà, qau những vũ trụ quan được tin là cổ điển và có tính truyền thống nhất, hầu như rất giống với các tập quán xã hội địa phương 3,000 năm trước, hay còn xa hơn thế nữa. Điều nầy chứng minh một sự suy tôn độc nhất vô nhị cho những điều dạy dỗ và phong tục, ít ra rất đáng giá để được ghi nhận.”

Trong thời buổi tân tiến nầy, nền văn minh Vệ Đà đã từng được nghiên cứu và dịch giải bởi nhiều học giả Tây phương, như Mueller, Wilson, Keith, Griffith, và Bergaine. Họ không có cái nhìn thật sâu sắc vào bên trong những tác phẩm của nền văn hóa Vệ Đà, mà thường chỉ bị quyến rủ bởi những động lực giải đáp những thắc mắc mang tính chấp trước. Vào thế kỷ thứ 19, chính phủ Anh quốc đã chính thức công bố một chính sách phải tìm mọi biện pháp để chứng tỏ rằng văn minh Tây Âu, căn cứ trên phong tục Ai Cập, và xa hơn nữa đã được kích động bởi tâm thuật tín điều Ky-tô, phải là cao hơn nền văn minh Vệ Đà. Cuốn Tự Điển Sanskrit của Monier Williams được viết với mục đích chủ yếu sau đây: Để phỉ báng và tận diệt hững kinh văn bằng Sanskrit cổ và thay thế chúng bằng những tác phẩm Sanskrit của nền văn hóa Ky-tô. Điều nầy thật khó có thể được gọi là “quý phái” (noble) và dĩ nhiên không thể là một nguyên tắc khoa học.

Về vấn đề nầy, David viết, “Tác phẩm thơ ca vịnh vĩ đại Ấn Độ, Mahabharata, chẳng hạn, diễn tả cuộc chiến tranh, lôi kéo toàn bộ vùng bắc và trung Ấn, xảy ra vào khoảng thời gian trước Phật Thích Ca. Mọi vua trên toàn lãnh thổ lúc đó đã được kể là đều bị lôi cuốn vào cuộc chiến. Sự kiện nầy đã bị chúng ta (người Tây phương) biến đổi thành một cuộc xung đột địa phương nho nhỏ giữa các hoàng tử thứ cấp ở vùng tây bắc Ấn Độ, mà sau đó đã được các nhà thơ phóng đại. Chúng ta đã mặc nhiên giả dụ một sự phóng đại, nếu không phải là sự lừa dối, của người xưa, hơn là đáng lẽ phải ngợi khen họ về những gì họ thật sự đã nói, khi sự thể đã đi ngược lại với những gì chúng ta đã gán cho họ. . Những vấn đề hiểu biết về Vệ Đà còn khó khăn hơn nữa, vì rất nhiều ý tưởng như vậy đã từng được mặc nhiên xem như những dữ kiện, mặc dù chúng hoàn toàn ngụy biện và không chứng minh được qua các văn sử liệu. Một ý tưởng tân thời cho rằng các dân tộc Vệ Đà chỉ là những sắc tộc (thiểu số – Ấn-Âu). Họ được coi là đã từng xăm lăng Ấn Độ trong thiên niên kỷ thứ hai trước Tây lịch, như là giống dân du mục tiền sử từ vùng Trung Á”.

Rig-Vệ Đà xem như đã được viết ở miền Pujnab vùng tây bắc Ấn Độ, từ thời khởi đầu của cuộc xâm lăng. Đây là những ý tưởng dùng để giải thích các kinh điển cổ. Những kinh điển nầy không được tìm thấy ở đây. Mà trong thực tế, cần phải biến đổi nghĩa ngữ và thay đổi cả khuynh hướng luận giải thì mới có thể làm cho chúng có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, hầu như ngày nay không có ai đọc Vệ Đà dưới dạng Sanskrit nguyên thủy. Chúng ta thường đọc các bản diễn giải và lẽ đương nhiên chúng chỉ chứng tỏ những sự diễn giải. Nếu chúng ta tìm ra những chứng liệu có tính vũ trụ quan của những thời trước (trước 2000 trước Tây lịch) trong Vệ Đà, chúng ta không thể nói rằng những điều nầy còn quá sớm để thành sự thật. Dù sao, đây không phải là một học thuật, mà chỉ là những suy diễn.”

Tới đây tôi xin sơ lược trình bày một số chứng cớ để chứng minh ngày sinh của Vệ Đà còn sớm hơn tất cả những gì mà các học giả Tây phương và ngay cả một số học giả Ấn Độ đã nói. Rg-Vệ Đà chứa đựng nhiều chứng cớ có tính vũ trụ quan đặt cơ sở trên những kiến thức về những hiện tượng xoay vần của các thiên thể. Văn minh Vệ Đà được mô tả suốt trong kinh Rg-Vệ Đà đã xử dụng (cách tính) thời gian theo thiên thể. Chẳng hạn như, thời điểm xuân phân và đông chí được mô tả như đã xảy ra hay đang xảy ra hiện tượng lạ trong quần thể mặt trời, gọi là naksatras. Từ cơ sở nầy, người ta có thể đơn giản tính ra thật đúng những ngày tháng của xuân phân và đông chí, được mô tả trong kinh điển, thích hợp với lịch hiện hành của chúng ta.

Bằng cách nầy, chúng ta có thể dẫn ra bản sau đây:

Độ Sao Hiện tượng Ngày
07o 00′ Pisces Uttarabhadra c. 1991 AD
00o 00′ Aries Asvini c. 400 AD, Thời đại Puranic
23o 20′ Aries Bharani c. 1280 BC, Thời Vedanga Jyotisa
06o 40′ Taurus Krttika c. 2250 BC, Thời đại Late Vedic
00o 00′ Gemini Mrgasira c. 4000 BC, Thời đại Middle Vedic
26o 20′ Gemini Punarvasu c. 6000 BC, Thời đại Early Vedic
05o 00′ Cancer Pusya c. 6500 BC, Thời đại Early Vedic

Ngày tháng trong bản trên có thể được chứng minh bằng rất nhiều trích dẫn ngay trong Vệ Đà, e rằng sẽ có quá nhiều để kể ra đây. Cần thêm chi tiếc, xin xem David Frawley ở chương Vedic Astronomy. Ông viết, “Trong khi những chứng minh trước về Krttikas (xuân phân Taurus) không mấy sáng tỏ, thì dẫn chứng nầy hoàn toàn xãc định. Ngôn ngữ của nó cũng minh tường như chính hiện tượng đã được diễn tả, “Giờ đây là thời xuân phân tiền Taurus.” Nó đã chứng minh rằng dầu dân Vệ Đà là ai và dầu họ sống ở bất cứ nơi đâu, văn hóa của họ lúc đó vẫn ở vào thời kỳ 2000 trước Tây lịch. Với dẫn chứng chân thực nầy, những chứng tích khác đều trở thành không thể bỏ qua. . Với những chứng tích có tính vũ trụ quan trong toàn bộ các kinh văn Vệ Đà, làm sao chúng ta có thể chối từ? Nếu Rg-Vệ Đà đã dùng đúng từ ngữ dùng trong thiên văn học ngày nay, chúng ta không còn có thể nói rằng chúng sai lầm hay đã dẫn luận cho những điều gì khác hơn vì chúng không thích hợp với lý thuyết của chúng ta. Lý thuyết của chúng ta có thể sai, những các ngôi sao thì không thể. Một dẫn chứng tuyệt vời khác có thể kể là về ngày tháng của Kali-yuga. Kali-yuga, theo những chứng tích về Punanic cũng như những dẫn chứng từ Jyutisa-sastras, bắt đầu vào ngày 18 tháng 2, năm 3102 trước Tây lịch. Kinh sastras khai thị rằng đã xảy diễn sự xếp thẳng hàng các tinh tú của bảy hành tinh.”

Tiến sĩ Richard Thomson, trong sách Vedic Cosmography and Astronomy, đã chỉ dẫn làm thế nào để kiểm chứng hiện tượng xếp hàng nầy bằng cách làm vài phép tính trên những chương trình máy tính hiện đại. Cách nhìn rất chung chung của các trường phái Tây phương cho rằng ngày nầy, định cho sự bắt đầu của Kali-yuga, là giả tưởng. Thật vậy, những trường phái nầy luôn giữ chắc một quan điểm rằng chính cuộc chiến đấu của Kuruksetra cũng là giả tưởng. Chúng ta không có đủ chỗ để giới thiệu lại ở đây một cách chi tiết hơn tất cả công trình nghiên cứu sáng giá của Tiến sĩ Thomson. Sách của ông sẽ được liệt kê trong phần tham khảo ở cuối bài nầy. Bộ Sury-a-siddhanta, có lẽ là một trong những công trình nổi tiếng nhất trong ngành thiên văn học Ấn Độ, chứa tràn đầy dữ kiện thiên văn chính xác và kỳ lạ. Công trình nầy cho chúng ta hình ảnh những chu kỳ tinh tú trong quỷ đạo quay bằng divya-yuga. Một divya-yuga bằng 4,320,000 năm mặt trời. Một ngàn chu kỳ divya-yugas như vậy tương đương với một ngày của Brahma, gọi là kalpa. Ở cuối mỗi kalpa, sẽ có một đợt hũy diệt từng phần. Chúng ta đưa ý tưởng nầy vào đây để dẫn chứng cái khung hình thời gian rất dài được chấp nhận cho những hiện tượng vũ trụ chu kỳ trong Punamas và trong những văn sử Vệ Đà khác.

“Sách Surya-siddhanta nói về chính nó, và cho biết rằng những điều nầy đã được tiên tri, thần mặt trời, Surya, nói cho Maya Danava vào cuối thời kỳ Satya-yuga vừa qua. Đúng là một khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng đã có nhiều công bố rất ngoạn mục trong sách, cho nhúng ta nhiều suy tư. Chẳng hạn như sự diễn tả những chùm sao, mà những dử kiện thiên văn về vị trí hình như đã có vẻ sai lạc. Tuy nhiên, nếu dùng máy vi tính với những chương trình hiện đại, vị trí tìm thấy chỉ sai lạc vào khoảng 50,000 năm. Với những phương tiện thô sơ thời đó, và trong cái khung thời gian vĩ đại như vậy, sai số nầy quả đã có thể hiểu được“.

“Một sự kiện nữa có liên quan đến cái khung thời gian Puranic và bốn chu kỳ yugas của nó. Một câu trong Rg-Vệ Đà, “Bốn là sừng của ngài, ba là chân của ngài, hai là đầu của ngài, và bảy là tay của ngài.” (IV58.3), có thể được diễn giải tượng hình như là 4, 3, 2, và 7 con số không ở sau. Đó chính là thời gian của một kalpa, hay một ngàn lần của khối lượng bốn yugas, hay 4,320,000,000 năm.”

Vài tín điều huyền hoặc của Vệ Đà về địa dư, thiên nhiên, mà người ta nghi ngờ đã chịu ảnh hưởng của quan niệm sáng thế phương Tây:

1- Con rắn/rùa chống đỡ trái đất

Kinh văn Ấn-Âu luôn luôn, lặp đi lặp lại, xác nhận rằng quả đất được chống đỡ bởi một con rắn. Có 7 quả đất, quả nầy chồng lên trên quả kia, và quả trên hết chia ra 7 miền [al-B.i.228]. Có một con rắn, tên là Seshakhay, ở dưới quả đất thấp nhất. Nó có 1,000 cái đầu, vì vậy nó không cảm thấy đau đớn khi chống đở những quả đất chồng chất lên nhau ở bên trên [al-B.i.237]. Những kinh văn khác xác nhận trái đất được chống đỡ bởi một con rùa khổng lồ. Còn những kinh văn khác nữa thì cho rằng con rùa nầy, đến lược nó, nằm trên một con rắn vĩ đại [Kovoor 158]. Một số kinh văn khác nữa thì nói rằng trái đất được chống giữ bởi bốn cái trụ, giữ chặc bởi một con voi, ngồi trên một con rùa lớn [Panda 69]. Theo kinh Balaphadra, trái đất lơ lũng trên nước, phần thấp chìm trong nước và phần ở trên mặt nước thì tròn giống như cái lưng con rùa [al-B.i.273]. Một điều rất đáng ngạc nhiên là những kinh văn nầy đã được viết vào thời những thế kỷ đầu sau Tây lịch, khi mà những giới chức lớn của Hy Lạp đã đến Ấn Độ nhiều thế kỷ trước công nguyên, mà vẫn không hề thấy có để lại một dấu chỉ nào của “sự khai hóa”, nếu có, do ảnh hưởng nầy. Nhiều kinh văn Hy Lạp rõ ràng đã được chép lại bằng Sanskrit, nhưng không tìm thấy có được một nội dung cải cách tiến bộ nào. Về phương diện địa dư, Ấn Độ triền miên chìm đắm trong những Thời Kỳ Lịch Sử Đen Tối Vệ Đà cho đến thế kỷ thứ 10 và trong suốt thời kỳ thâm nhập của Hồi giáo.

2- Núi Meru 100,000 lần cao hơn núi Everest

Kinh điển Arya viết trong một thời kỳ khác về sau nầy (thế kỷ thứ năm) vẫn còn giữ chặc một “đức tin” về núi Meru giả tưởng trong Vệ Đà. Nó được xem như một trăm ngàn lần cao hơn núi Everest! Kinh Matsya Purana nói về núi nầy như sau,

”Nó (núi Meru) làm bằng vàng và sáng ánh như lửa. Màu sườn núi phía đông thì trắng như màu của những thần Brahmans, sườn phía bắc thì đỏ như màu thần Kshatrivas, phía nam thì vàng như Vaishvas, phía tây thì đen như màu của Sudras. Nó cao 86,000 “yojanas”, và 16,000 “yojanas” nằm bên trong trái đất. Mỗi một “sid”, trong bốn “sids”, bằng 34,000 “yojanas”. . Có nhiều căn nhà bằng vàng đẹp đẻ dành cho những thần ngự, như thần Devas, các xướng ca của thần Gandharyas và nữ tỳ thị dục của thần Apsaras. Còn có các thần Asuas, Daitysa, và Rakshasas cũng ở trong đó.” – [Matsya Pur. – al-B.i.247]

Một cách tổng quát, 1 yojana = 8 miles = 32000 yards và 1 kroh = 1/2 yojana [al-B i.167]. Như vậy núi Meru phải cao 8×86,000 = 704,000 miles, nhiều lần hơn đường kính trái đất. Núi Everest, để so sánh, chỉ cao 29,000 ft., hay dưới 6 miles. Vậy núi Meru cao 100,000 lần hơn núi Everest!

Kinh Kurma Purana nói như sau về vấn đề nầy,

“Trái đất gồm bảy lục địa, kể luôn biển cả, trải dài suốt 500,000,000 yojanas. Thánh địa Jambudvipa nằm ở trung tâm các lục địa; núi Meru được cho biết nằm ở giữa, sáng như vàng. Chiều cao của nó là 84,000 yojanas, và nó nằm sâu 16,000 yojanas ở dưới mặt đất; Bề ngang trên đỉnh là 32,000 yojanas, và đường kính ở dưới chân là 16,000 yojanas.” – [Kurma Purana – Classical, trg. 52]

Núi Meru có một độ cao không tưởng, đó là nguồn của những con sông thực tế của Ấn Độ, như sông Sita:

“Ganga, con sông thiên đàng chảy từ chân núi Meru, tràn qua quỷ đạo mặt trăng, rồi rơi xuống vùng chung quanh thành phố Brahma.”

Sơ lược về Ngôn Ngữ Ấn Độ:

Bài nghiên cứu dựa theo những tài liệu lịch sử đáng tin cậy, nhất là những tác phẩm của TS Tagore, giải Noble văn học.

Lục địa Ấn Độ bao gồm một số lớn những cộng đồng có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người Ấn nói nhiều thứ tiếng và các loại tiếng lóng mà hầu hết có thể xem như được cô đọng trong 15 ngôn ngữ chính.

Vài ngôn ngữ Ấn có lịch sử văn hóa lâu đời – Văn hóa Sanskrit kéo dài hơn 5,000 năm, Tamil 3,000 năm. Ấn Độ cũng có vài ngôn ngữ không có chữ viết. Có tất cả 18 ngôn ngữ được chính thức chấp nhận ở Ấn Độ (Konkani, Manipuri, và Nepali cũng đã được thêm vào danh sách, vào năm 1992), và mỗi ngôn ngữ đó đã có một lịch sử văn hóa sinh động và phong phú.

Mặc dầu có nhiều phần khác biệt, tất cả đã tiêu biểu cho một nền văn hóa thống nhất, có ý nghĩa của một nền văn minh Ấn Độ vĩ đại. Đây là một sự tiến hóa trong một lãnh thổ của nhiều loại ngôn ngữ. Số lượng người nói chung một thứ tiếng trong các ngôn ngữ đó cũng khác nhau rất xa. Ví dụ, có hơn 250 triệu người nói tiếng Hindi, nhưng tương đối rất ít người nói tiếng Andamanese.

Mặc dầu vài loại ngôn ngữ bị coi là có tính “bộ lạc”, hay “không nguyên thủy”, những cộng đồng nầy lại lớn hơn các cộng đồng nói các thứ tiếng thái Âu. Ví dụ, Bhili và Santali, cả hai đều là ngôn ngữ bộ lạc, nhưng số người nói lại lên đến 4 triệu mỗi ngôn ngữ. Gondi được khoảng 2 triệu người dùng. Các trường học ở Ấn Độ dạy tất cả 58 ngôn ngữ khác nhau. Các loại báo chí toàn quốc dùng 87 thứ tiếng, các đài truyền thanh dùng 71 thứ tiếng, và phim ảnh dùng 15 thứ.

Ngôn ngữ Ấn Độ thuộc vào 4 họ chính: Indo-European, Dravidian, Mon-Khmer, và Sino-Tibetan. Indo-European và Dravidian được dùng bởi một đa số lớn lao dân chúng Ấn Độ. Bốn họ ngôn ngữ trên được phân chia đại lược theo địa dư. Nhóm tiếng Indo-European được phổ biến ở miền bắc và những khu trung thổ Ấn Độ.

Những ngôn ngữ dùng ở miền nam hầu như là nhóm Dravidian. Vài nhóm sắc tộc ởAssam và những phần khác ở miền đông Ấn nói những thứ tiếng trong nhóm Mon-Khmer. Dân ở vùng miền bắc Hy-Mã-Lạp-Sơn và gần biên giới Burmese nói các thứ tíếng Sino-Tibetan.

Người nói 54 ngôn ngữ khác nhau trong nhóm Indo-European chím ba phần tư dân số Ấn Độ. Hai mươi ngôn ngữ Dravidian được dùng bởi hầu như một phần tư dân số còn lại. Người nói 20 loại tiếng Mon-Khmer và 98 tiếng Sino-Tibetan toàn bộ chỉ chiếm khoảng 2% dân số mà thôi.

Văn minh Cổ Vệ Đà:

     Văn hóa Ấn Độ bắt đầu bằng các loại kinh Vệ Đà (Kinh Vệ đà dùng chữ Sanskrit, có nghĩa là “trí tuệ”). Kinh Vệ Đà là một hệ thống những bài viết tế lễ dùng trong những lễ cũng tế tôn giáo và được tác chế bằng tiếng Sanskrit (Sanskrit Vệ Đà). Ngay cả trong thời hiện đại nầy, kinh Vệ Đà vẫn được coi là nền tản của Ấn Độ giáo.

Các tài liệu viết thành chữ cổ xưa nhất của các kinh Vệ Đà là hệ thống Rig-Vệ Đà, xuất hiện từ thế kỷ thứ 13 trước công nguyên (1,300’s B.C.). Những tài liệu nầy hầu hết là những bài thơ thần thoại ca ngợi những vị thần Tiền Vệ Đà – Thần Chiến Tranh Indra, thần Lửa Agni, thần Mặt Trời Surya, và thần Gìn Giữ Thiên Đường và Trái Đất Varuna.

Những sách Vệ Đà sau đó là Yajur Veda (chuyên dùng trong tế lễ), Sama Vệ Đà (thơ từ hệ thống Rig Vệ Đà, được biến cải thành những bài ca cầu nguyên bi tráng) và Atharva Vệ Đà (những câu thơ ca ngợi sự bình an và thịnh vượng, và cuộc sống thường ngày của xã hội loài người).

Nhiều ca dao tục ngữ phô diễn kinh nghĩa Vệ Đà được viết vào những thời kỳ trước kỷ nguyên. Trước hết là Brahmanas (Những giảng giải về giáo luật) và Aranyakas (Những kinh luận), giải thích vai trò và mục đích của tế lễ và sự liên hệ giữa con người và vũ trụ.

Một nhóm ngôn ngữ sau nữa là Upanishads (Những bài giảng về tâm linh), viết dưới dạng thơ ca, tiếp tục tán thán cuộc sống tự nhiên. Upanishads là những hình thức tư tưởng cổ điển vĩ đại của triết lý và tâm linh.

Rig Vệ Đà: Là hình thức cổ điển nhất của nền văn minh Vệ Đà, nó giữ vai trò quan trọng nhất, vì chính nó là những tài liệu văn hóa giá trị của Ấn Độ cổ xưa. Có tất cả 10 sách hay mạn-đà-la chứa đựng 1,028 bài thơ của những thế hệ nối tiếp của Rishis (những người thông thái). Người ta tin rằng trong thời Tiền Vệ Đà, nhiều bài thơ bằng ngôn ngữ Rig Vệ Đà được nhớ thuộc lòng, và truyền khẩu từ đời nầy qua đời khác trước khi được ghi khắc lại dưới hình thức chữ viết một thời kỳ khá lâu sau. Có rất nhiều loại linh bùa, như Gayatri, đã được khắc ngay trong nhà của người theo Ấn Độ giáo. Họ nói rằng chúng tượng trưng cho tiếng nói của các Thần. Nhiều bài thơ được viết dưới dạng những lời cầu nguyện các Vị Thần thiên nhiên khác nhau. Hệ thống Rig Vệ Đà cho chúng ta nhiều hiểu biết không những về tôn giáo cổ Vệ Đà và các Vị Thần của họ, mà  còn về hoàn cảnh xã hội của những ngày xa xưa đó nữa. Nó cho biết một dân tộc được an cư, một xã hội trật tự, và một nền văn minh phát triển phong phú thờI Tiền Vệ Đà.

Sam Vệ Đà: Chuyên chứa những câu thơ trích từ Rig Vệ Đà, liên hệ đến các tế lễ Soma. Những bài thơ nầy được phổ nhạc. Sam Vệ Đà có những bài thơ chỉ có ý nghĩa cho các thầy giảng khi hát lên trong lễ phụng sự Thần Yajnas. Nó gợi cho chúng ta rất nhiều cảm tính về nhạc cổ của người Ấn Thái Âu.

Yajur Vệ Đà: Chứa những câu ca vịnh về việc dâng hiến. Nghiên cứu Vệ Đà nầy cho ta biết được người Aryans tạo lập kiến thức về việc phụng hiến trong thời kỳ nầy. Nó đã làm thay đổi sâu đậm những điều kiện xã hội và tôn giáo đã đến với dân chúng trong thời kỳ Rg-Vệ Đà. Yajur Vệ Đà chia làm hai phần – phần trắng và phần đen. Phần trắng gồm những câu thơ vịnh, và phần đen chứa những lời răn.

Atharva Vệ đà: Chứa đựng những câu thần chú (mantras) về ba đề tài – gnana (kiến thức), Karma (hành – deeds), và Upasana (niệm chú – invocation). Nhu cầu hiểu biết về lịch sử phát triển ở Ấn Độ thiết tưởng cũng rất quan trọng. Những hình thức xướng tụng thần chú đa dạng rất phổ thông trong quần chúng. Vệ Đà nầy ảnh hưởng mạnh mẽ niềm tin trong dân chúng. Một số câu thần chú có nghĩa là đem lại được thành công trong đời sống, trong khi những câu khác có thần lực đánh đuổi trừ ma quỷ, trách nhiệm cho bệnh hoạn và khổ đau. Người ta tin rằng Vệ Đà nầy đã được viết lại sau nầy mặc dầu còn chứa đựng một số dử kiện không phải có nguồn gốc Ấn-Âu (Aryan). Hình như nó đã được viết vào buổi giao thời giữa hai nền văn hóa Cổ Ấn Độ và Ấn-Âu.

Theo Bách khoa Wikipedia:

Kinh điển Vệ Đà được xem như là biểu trưng cho một hệ thống văn hóa tôn giáo cổ điển Ấn-Âu (Indo-Aryan), đã được hội nhập với nền Văn minh Vệ Đà và được tín đồ Ấn Độ giáo xem như sự thể hiện tri kiến. Nhiều tín đồ Ấn giáo tin rằng Vệ Đà đã không phải được viết bởi bất cứ ai (kể cả “Chúa”), mà đã vĩnh cửu hiện diện(apaurusheya). Trong khi đó nhiều sử gia coi Vệ Đà là một trong vài di tích văn viết cổ điển khác còn lưu tồn, và họ ước tính đã được viết ra giữa 1500 đến 500 trước Tây lịch (xin xem “Ancient Egyptian Text” trong “Story of Sinhue”, và “Ipuwer Papyrus”, cả hai đều được viết vài thời 1800 trước Tây lịch). Những kinh Vệ Đà mới nhất ước tính được viết vào khoảng 500 trước Tây lịch; và những kinh cổ nhất, được tìm thấy ngày nay, có niên kỷ vào khoảng 1500 trước Tây lịch. Nhưng hầu hết những nhà nghiên cứu văn hóa Ấn Độ đều cho rằng Vệ Đà đã trải qua một thời kỳ rất dài với phong tục dùng lời (thuộc lòng mà không được viết ra), trước khi được viết ra. Vệ Đà biểu tượng cho nguồn gốc căn bản của văn chương Ấn Độ và, theo những nhà giáo dục tân thời, đã được viết ra dưới hình thức những ngôn ngữ trong văn hóa Sanskrit. Mặc dầu Sanskrit Vệ Đà được coi là đã được dùng để viết kinh Vệ Đà, họ vẫn cho rằng đây có lẽ là vì một nhầm lẫn về niên kỷ; nghĩa là ngôn ngữ nầy còn có thể đã được dùng phổ thông hơn trong quá khứ xa xưa.

“Từ” “Vệ Đà” có nghĩa là “kiến thức”, và được lấy từ ngữ căn “vid”, nghĩa là “biết” trong Sanskrit, viết lại như đã được lấy từ ngữ că n “weid-” của “Pro-Indo-European”, có nghĩa là “thấy” hay “biết”. “Weid-“ cũng là nguồn gốc của từ “wit” trong tiếng Anh, cũng như “vision” trong Latin.

Ngôn ng Sanskrit:

Sanskrit cổ (old) được gọi là Vệ Đà hay Sanskrit Vệ Đà, phức tạp hơn những hình thái Sanskrit về sau, và được gọi là Sanskrit cổ điển (classical). Ngôn ngữ Vệ Đà trở nên đơn giản hơn, khi được biến đổi thành Sanskrit cổ (classical). Vào thế kỷ thứ Năm trước Tây lịch (400’s B.C.), nhà văn phạm Panini đã viết ra một mô tả khá chi tiết về Sanskrit cổ điển. Công trình nầy làm cho hình thức văn viết của ngôn ngữ nầy từ đó không còn thay đổi thêm nữa.

“Từ” Sanskrit có nghĩa là “Đã được chọn lọc và trau chuốt”. Sanskrit tượng trưng cho trình độ cao nhát của các loại ngôn ngữ Ấn Thái Âu. Mặc dầu ngày nay chúng ta vẫn còn nhận thấy khó phát âm, Sanskrit đã được liệt kê là ngôn ngữ được toàn quốc công nhận, trong Chương VIII Híên Pháp.

Ngôn ngữ Sanskrit là chữ viết cổ điển nhất của Ấn Độ và là căn bản của rất nhiều ngôn ngữ Ấn Độ hiện đại, kể cả Hindi và Urdu. Hình thức đối thoại xưa nhất của Sanskrit Vệ Đà, đã được người Ấn Thái Âu dùng. Sanskrit biến mất trong ngôn ngữ thường nhật vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước kỷ nguyên (100 B.C.). Tuy nhiên, Sanskrit đã tiếp tục, như tiếng Latin ở phương Tây, giữ vai trò ngôn ngữ của công pháp, thơ văn, và kịch nghệ. Nó cũng được dùng trong các tài liệu khoa học, triết học, và tôn giáo. Ngay hiện nay, một số trường học ở Ấn Độ vẫn còn dạy nói và viết tiếng Sanskrit.

“Từ” Sanskrit có nghĩa là đã “được chọn lọc hay làm cho sáng sủa”. Từ nầy phản nghĩa với từ Prakrit, nghĩa là “chung” hay “phổ thông”, được dùng như những ngôn ngữ phổ chúng và được suy diễn từ tiếng Sanskrit trong một thời kỳ dài nhiều thế kỷ. Những ngôn ngữ nầy, tự chúng, lại trở thành nguồn gốc của những ngôn ngữ tiến bộ sau nầy của Ấn Độ, như Bengali, Hindi, và Punjabi.

Sanskrit chứa đựng một mớ phong phú các âm vận chọn lọc. Mặc dầu đơn giản hơn tiếng Sanskrit cổ Vệ Đà, Sanskrit cổ điển vẫn phức tạp hơn các ngôn ngữ tiến bộ. Tiếng nầy có 10 nguyên âm đơn giản và 4 nguyên âm trọng (nguyên âm kép phát thanh như một vần đơn giản). Nó còn gồm có 25 phụ âm căn bản, 4 bán nguyên âm (những chữ, như y, phát âm giống nguyên âm nhưng giữ vai trò phụ âm), và 3 phụ âm kép, phát ra âm gió. Thêm vào đó, nó còn có 2 âm thở, và 1 âm mũi.

Sanskrit có một văn phạm phức tạp. Ví dụ, danh tự và tỉnh tự có những 3 giống (đực, cái, và trung tính). Chúng biến thể theo 3 số lượng văn phạm (số ít hay đơn, kép, và số nhiều). Chúng cũng có 8 trường hợp xử dụng. Hệ thống động từ cũng phức tạp như vậy.

Sanskrit có 8 trường hợp văm phạm (diễn tả hình thức danh từ, đại danh từ, và tỉnh tự). Cũng có 3 “số lượng”, đó là số ít, số nhiều, và số kép (một lọai danh tự, tỉnh tự, và động tự riêng để dùng cho hai người hay vật). Sanskrit cũng có một hệ thống đánh vần gọi là “sandhi”, trong đó một từ được kết thúc tùy thuộc vào những âm vận trước và sau nó.

Cũng theo tài liệu bách khoa Wikipedia.

Sanskrit Vệ Đà là ngôn ngữ Vệ Đà, những kinh văn tế lễ sớm nhất của Ấn Độ. Kinh văn Vệ Đà cổ nhất, là Rig Vệ Đà, đã được viết trong suốt hai thiên niên kỷ trước Tây lịch, và việc xử dụng ngôn ngữ có nhiều tiếng lóng Vệ Đà đã được tiếp tục để viết những kinh văn tôn giáo cho đến khoảng 500 trước Tây lịch, khi mà thời đậi ngôn ngữ Hậu-Vệ Đà bắt đầu xuất hiện.

Hiìh thức Sanskrit của Vệ Đà là hậu duệ sớm nhất của nền ngôn ngữ Ấn-Âu Nguyên thủy (Proto-Indo-Iranian – ngôn nói vào khoảng 2000 trước Tây lịch), và vẫn còn rất giống (mặc dầu đã bị xóa bỏ có lẽ vào khaỏng 1500 trước Tây lịch)   với ngôn ngữ Ấn-Âu Nguyên thủy. Sanskrit Vệ Đà được xác nhận là ngôn ngữ cổ nhất của chi nhánh văn hóa Ấn-Âu (Indo-Iranian Branch), của họ ngôn ngữ Ấn Độ-Âu châu(Indo-European Family). Nó cũng vẫn còn liên hệ rất gần gủi với Aveston, một ngôn ngữ Iranian cổ nhất còn tồn tại.

Văn minh Vệ Đà 

là một nền văn minh theo phong tục Ấn-Âu hội nhập với Vệ Đà. Nhiều nhà giáo dục đã đặt nền văn minh Vệ Đà vào thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 1 trước Tây lịch; trong khi nhiều nhà ngôn ngữ Ấn Độ xác định niên kỷ sớm hơn nhiều, vào khoảng thiên niên kỷ thứ 7 trước Tây lịch, bắt đầu từ phong tục Mehrgarh. Việc xử dụng Sanskrit Vệ Đà kéo dài cho đến thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, khi mà tập quán xã hội bắt đầu biến đổi sang hình thức Ấn giáo cổ điển.

Sự tái lập lịch sử Ấn Độ Vệ Đà được căn cứ vào chi tiếc nội dung các loại kinh văn Vệ Đà. Theo ngôn ngữ, kinh điển Vệ Đà được chia ra làm năm

0