Lịch sử Ấn độ: tìm hiểu văn minh Harappa
Văn minh thung lũng sông Ấn hay văn minh Harappa NCS. Nguyễn Trần Tiến Khoa Lịch sử Đại học Ravenshaw, Cuttack Orissa, Ân Độ Văn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá, Từ “văn minh” – civilization xuất hiện đầu tiên ở Pháp ...
Văn minh thung lũng sông Ấn hay văn minh Harappa
NCS. Nguyễn Trần Tiến
Khoa Lịch sử Đại học Ravenshaw,
Cuttack Orissa, Ân Độ
Văn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá, Từ “văn minh” – civilization xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào thế kỷ 18 nói lên niềm tin và khát vọng của con người vào tiến bộ xã hội. Sau đó dùng để chỉ những loại hình xã hội khác nhau kể từ khi con người ra khỏi thời tiền sử, đặc biệt để chỉ những nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Ấn Độ… Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến.
Trước khi tìm hiểu nền văn minh Harappa, chúng ta hãy tìm hiểu xem thế Văn minh là gì để từ đó ứng chiếu với các phát hiện khảo cổ học và suy luận của các nghiên cứu, khảo cổ học và sử học.
Có nhiều định nghĩa về Văn minh. Một định nghĩa mang tính chất bao hàm nhất cho rằng một nền văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh. V. Gordon Childe đã đưa ra 10 đặc điểm chung nhất đối với một nền văn minh và nền văn minh Harappa mang những nét mang đăc trưng của một nền văn minh đô thị:
- Trình độ kỹ thuật nông nghiệp: đạt mức độ cao, con người sử dụng sức mạnh, canh tác luân canh và biết sử dụng thủy lợi. Điều này giúp hình thành một tầng lớp nông dân tạo ra một lượng thặng dư về thực phẩm.
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp: không phải toàn bộ cư dân dồn hết thời gian cho việc kiếm thức ăn. Việc này sẽ thức đẩy dẫn đến sự phân chia các tầng lớp cư dân. Xã hội sẽ dôi dư các lực lượng cư dân quan tâm đến các lĩnh vực không thuộc lao động trong nông nghiệp như, xây dựng, chiến tranh, khoa học hoặc tôn giáo. Điều này chỉ có thể đạt được nếu xã hội nói đến có một lượng thặng dư thức ăn dồi dào.
- Hình thành nên các trung tâm đô thị: Sự tập trung của một lượng lớn sản phẩm phi nông nhiệp vào khu vực định cư cố định, gọi là đô thị.
- Hình thành nên hình thái tổ chức xã hội: cần phải có một thủ lĩnh hoặc là người đứng đầu các gia đình quý tộc hoặc là đảng phái để điều hành xã hội; hoặc là hình thái nhà nước, ở đó tầng lớp cai trị được sự hỗ trợ của một chính phủ hay quan lại. Sức mạnh chính trị phải được tập trung bên trong đô thị.
- Có người đứng đầu/tầng lớp cai trị: phần lương thực, thực phẩm sản xuất ra được vận hành bằng thể chế hóa của tầng lớp cai trị, chính phủ hay quan lại.
- Tôn giáo: Thể chế phức tạp, xã hội trật tự như một sự ngăn nắp của tôn giáo và giáo dục, đối nghịch với nó là một xã hội kém về tín ngưỡng và giáo dục thấp.
- Kinh tế: Sự phát triển của một hình thái phức tạp của nền kinh tế thương mại. Cái này đưa đến sự hình thành nền thương mại trên cơ sở sử dụng tiền tệ và khu thương mại tập trung – chợ.
- Sự giàu có ở mức độ cao hơn một xã hội đơn lẻ.
- Sử dụng các công cụ lao động: Có sự phổ biến của các công nghệ mới do các lực lượng không bận bịu vào các công việc tìm kiếm thực phẩm. Trong rất nhiều nền văn minh sơ khởi, công nghệ luyện kim là một tiến bộ cốt lõi.
- Chữ viết: Có sự phát triển mạnh mẽ về hội họa, bao gồm cả chữ viết.
Như vậy, để minh chứng được rằng, Harappa là một nền văn minh đô thị, chúng ta hãy đi tìm hiểu từng đặc trưng của nó.
Cách đây vài ngàn năm, lịch sử đã ghi nhật sự tồn tại một nền văn minh phát triển rực rỡ ở thung lũng sông Ấn. Nằm ở Pakistan và miền tây Ấn Độ ngày nay, đó là văn hóa đô thị sớm nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. [Indus Valley Civilization (1990) In Encyclopedia Britannica. (p. 302). Chicago, IL.] Nền văn minh Thung lũng sông Ấn theo đúng tên gọi của nó bao phủ một diện tích bằng cả Tây Âu. Nó là nền văn minh lớn nhất trong bốn nền văn minh cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Văn minh lưu vực sông Ấn cũng còn được gọi là Văn hóa Harappa theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 – 1.800 TCN nằm bên trái nhánh sông Ravi – một trong năm nhánh của sông Ấn hay còn gọi là Punjab và nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Một tên gọi khác của nền văn hóa này, nền văn minh Sindhu-Sarasvati, dựa trên thuyết cho rằng nền văn minh này là nền văn minh đã được nhắc đến trong văn học Veda. Tuy nhiên, trong tất cả các nền văn minh này thì đây được xem là nền văn minh ít được biết nhất. Điều này là do chữ viết của nền văn minh Indus vẫn chưa được giải mã. Có nhiều dấu tích của các con chữ được tìm thấy trên các mảnh gỗm bị vỡ, các con dấu, hay bùa hộ mệnh, nhưng các nhà ngôn ngữ học và các nhà khảo cổ đã gắng để có thể giải mã nó.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phải dựa vào vật liệu mang tính văn hóa còn sót để từ đó cho họ cái nhìn sâu sắc vào đời sống của người dân Harappan. [Kenoyer, Jonathan. (July 2003) Uncovering the keys to lost Indus cities. Scientific American. pg 71.] Harappan là tên được đặt cho người dân thời kỳ cổ đại thuộc nền văn minh Thung lũng Ấn. Bài viết này sẽ được tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn nhất của Harappa và Mohenjo-Daro, và những gì đã được phát hiện ở đó.
Phát hiện và khám phá nền văn minh sông Ấn – Harappa
Việc phát hiện ra nền văn minh Thung lũng Indus lần đầu tiên vào năm 1800 bởi người Anh. Việc ghi chép lại đầu tiên là do một đào ngũ quân đội Anh, James Lewis, người đã được xem như một kỹ sư người Mỹ vào năm 1826. Ông nhận thấy sự hiện diện của những đống di tích tại một thị trấn nhỏ ở Punjab gọi là Harappa. Vì Harappa là thành phố đầu tiên được tìm thấy, và những phái hiện sau đó đều được gọi là nền văn minh Harappan.
Thành phố Harappa đổ nát đã được biết đến từ lâu và được Charles Masson miêu tả lần đầu tiên vào năm 1844 trong quyển Narrative of Various Journeys in Balochistan, Afghanistan and The Panja của ông như là “một pháo đài xây bằng gạch nung từ đất sét đã bị phá hủy”, tầm quan trọng của nó chỉ được nhận biết rất lâu sau đó.
Alexander Cunningham, người đứng đầu Viện Khảo cổ học Ấn Độ đã đến khu vực này vào năm 1853 và năm 1856 trong khi tìm kiếm các thành phố mà người hành hương Trung Quốc đã đặt chân trong thời kỳ Phật giáo. Sự hiện diện của một thành phố cổ đã được khẳng định trong 50 năm sau, nhưng không ai có bất kỳ ý tưởng về tuổi tác hoặc tầm quan trọng của nó. Vào năm 1872, các phế tích bằng gạch đã bị lấy đi đã làm phá hủy hầu các tầng trên của các khu vực này. Năm 1857 trong lúc xây dựng đường tàu hỏa Đông Ấn từ Karatschi đến Lahore người Anh đã sử dụng gạch tìm thấy trên một cánh đồng đổ nát gần Harappa để củng cố con đường tàu hỏa này. Vì thế mà tình trạng các di chỉ còn lại ở Harappa xấu hơn rất nhiều so với ở Mohenjo-Daro. Mohenjo-Daro cũng được biết đến từ lâu nhưng ở đấy người ta chỉ quan tâm đến những phần còn lại của một tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 2 SCN được xây dựng trên những đống đổ nát cũ. Alexander Cunningham đã thực hiện một cuộc khai quật nhỏ tại đây và phát hiện một số đồ gốm cổ xưa, một số công cụ bằng đá, và con dấu bằng đá. Ông công bố phát hiện của mình và nó tạo ra sự tò mò nghiên cứu của các học giả.
Năm 1912 J. Fleet tìm thấy trong vùng đất thuộc địa Anh ngày xưa nhiều con dấu với chữ viết chưa được biết đến, thu hút sự quan tâm của giới khoa học tại châu Âu. Nhưng Phải đến năm 1920 việc tiến hành khai quật một cách nghiêm túc mới bắt đầu diễn ra tại Harappa. Ngài John Marshall, về sau là giám đốc Viện Khảo cổ học của Ấn Độ, bắt đầu một cuộc khai quật mới tại Harappa. Cùng với phát hiện từ một nhà khảo cổ học, những người đã được khai quật tại Mohenjo Daro, Marshall tin rằng những gì họ đã tìm thấy cho bằng chứng về một nền văn minh mới đã được khai quật lớn hơn bất kỳ những nền văn minh họ đã từng biết đến.[Kenoyer, Jonathan. (1998). Ancient Cities of the Indus Valley Civilization. Oxford, New York. Oxford University Press. 20-21].
Tuy nhiên, các cuộc khai quật đã không được thực hiện trong vòng 40 năm cho đến năm 1986 khi nguyên giáo sư George Dales của Đại học California tại Berkeley đã thiết lập dự án khảo cổ Harappan, còn gọi là HARP. Đây là nỗ lực nghiên cứu đa ngành bao gồm các nhà khảo cổ học, ngôn ngữ học, sử học, và nhà nhân loại học vật lý.
Từ khi thành lập dự án HARP, Jonathan Mark Kenoyer đã từng là đồng giám đốc và giám đốc phụ trách chuyên môn của dự án. Kenoyer sinh ra ở Shillong, Ấn Độ, và dành phần lớn tuổi trẻ của mình ở đây. Ông tiếp tục theo học tại Đại học California tại Berkeley và hiện là giáo sư nhân chủng học tại Đại học Wisconsin-Madison, và dạy khảo cổ học và công nghệ cổ đại. Tập trung chính Kenoyer là về nền Văn minh lưu vực sông Ấn nơi ông đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 23 năm qua. Khi còn là sinh viên, Kenoyer được đặc biệt quan tâm đến công nghệ nghiên cứu thời cổ đại. Ông đã làm rất nhiều công việc cố gắng để tái tạo các quá trình được sử dụng bởi những người cổ đại trong sản xuất đồ trang sức và đồ gốm. Một trong những nỗ lực đầu tiên của ông trong việc tái tạo làm các loại vòng bằng vỏ sò sau đó đã được đồng tác giả với George Dales và xuất bản một bài báo. Luận án tiến sĩ của ông đã được dựa trên nghiên cứu này, và luận án của ông là một mốc quan trọng trong lĩnh vực khảo cổ học thực nghiệm và khảo cổ -nhân chủng học, ngoài việc nghiên cứu làm việc chế tác vỏ sò của người dân Harappan.
Hiện nay, Kenoyer là trợ lý của đồng giám đốc Richard Meadow của Đại học Harvard và Rota Wright của Đại học New York. Kenoyer sử dụng một cách tiếp cận khảo cổ học theo ngữ cảnh. Công việc của ông được đặc trưng bởi việc sử dụng các bằng chứng lạnh để vẽ phác thảo của nền văn minh cổ đại.
Từ năm 1931, tại Mohenjo-Daro hơn 10 ha của thành phố đã được khai quật, sau đấy chỉ còn những khai quật nhỏ, trong đó là cuộc khai quật năm 1950 của Sir Mortimer Wheeler. Sau khi thuộc địa Anh được chia cắt năm 1947, khu vực dân cư của văn hóa Harappa được chia thành một phần thuộc Pakistan và một phần thuộc Ấn Độ. Sau đó, tại Pakistan, người Mỹ, người Pháp, người Anh và người Đức đã cùng với những nhà khảo cổ học người Pakistan tiếp tục công việc nghiên cứu trong khi tại Ấn Độ là ngành khảo cổ học Ấn. Đã và đang có nhiều ảnh hưởng lớn đến công cuộc nghiên cứu nền văn hóa song Ấn, bên cạnh những nhà khảo cổ học khác, là người Anh Aurel Stein, người Ấn Nani Gopal Majumdar và người Đức Michael Jansen.
Như vậy, có thể nói rằng chỉ đến năm 1922, khi các nhà khảo cổ học người Anh trên đường đi tìm dấu vết của Alexander Đại đế khám phá những phần còn lại của một nền văn hóa chưa được biết đến trong lãnh thổ của Pakistan ngày nay, nền văn hóa cổ phát triển cao này mới được biết đến. Nền văn minh này trải dài gần khắp lãnh thổ Pakistan ngày nay cũng như nhiều phần của Ấn Độ và Afganistan trên một diện tích là 1.250.000 km² và như thế so về diện tích lớn hơn Ai Cập cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Bên cạnh hai nền văn hóa này, nền văn minh sông Ấn là một trong ba nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Ngay từ thời đấy người ta đã biết đến quy hoạch đô thị, chữ viết và kiến trúc. Cho đến nay có hơn 1.050 di chỉ đã được xác định, phần lớn dọc theo sông Ấn. Trên 140 thành phố và làng mạc đã được tìm thấy. Hai trung tâm đô thị lớn nhất là Harappa và Mohenjo-Daro, bên cạnh đó còn có nhiều thành phố lớn như Dholavira, Ganweriwala, Lothal và Rakhigarhi. Trong thời kỳ nở rộ, nền văn hóa sông Ấn được phỏng đoán có trên 5 triệu dân cư. Nguồn tài liệu về văn hóa Harappa, trái ngược với 2 nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, rất đáng tiếc là còn rất mỏng. Chỉ khoảng 10% làng mạc của họ là đã được khai quật, chữ viết chưa được giải mã và việc nền văn hóa này biến mất đột ngột từ khoảng 1.900 TCN cũng chưa được giải thích.
Dân cư và đô thị
Cho đến nay, thành phố lớn nhất được tìm thấy trong thung lũng sông Ấn là Mohenjo Daro, đồi của người chết – The mound of death, nằm trong tỉnh Sindh của Pakistan ngày nay, ngay cạnh sông Ấn. Cùng với những di chỉ khảo cổ quan trọng khác như Kot Diji, Lothal và Harappa, đặc điểm của Mohenjo Daro là kiến trúc đồng nhất trong xây dựng thành phố, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống nước thải. Các thành phố được xây dựng tương tự như một bàn cờ, chứng minh cho những hiểu biết tiến bộ trong khoa vệ sinh và quy hoạch đô thị..
Mặc dù, cũng có thể nền văn minh Harappa tồn tại trước đó nhưng thời kỳ phát triển rực rỡ nhất là vào khoảng từ 2600-1900 TCN, đánh dấu đỉnh cao của phát triển kinh tế và phát triển văn minh đô thị. Việc tính niên đại bằng phương pháp sử dụng radio carbon, cùng với việc so sánh các hiện vật, đồ gốm phát hiện được đã xác định được niên đại hình thành thành phố Harappa và các thành phố khác ở vùng sông Indus. Đây có thể coi là thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Harappa. Thời kỳ này đã chứng kiến việc phát triển công nghệ thủ công, thương mại, và mở rộng đô thị. Lần đầu tiên trong lịch, có bằng chứng cho thấy nhiều người dân thuộc các tầng lớp khác nhau với nhiều loại hình nghề chung sống với nhau. Giai đoạn 2800-2600 TCN còn được gọi là thời kỳ Kot Diji, Harappa đã phát triển thành một trung tâm kinh tế phát triển mạnh với nhiều thị trấn và các trung tâm buôn bán lớn. Cùng với Harappa, các thành phố khác thung lũng Indus đã được xây dựng và kiến thiết theo quy hoạch kiến trúc theo hinh ô. Thành phố được xây dựng theo mô hình lưới giống với định hướng của đường phố và các tòa nhà được thiết kế theo quy hoạch cụ thể. Để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các khu phố khác và để phân biệt khu vực tư nhân và công cộng, thành phố và đường phố được tổ chức đặc biệt. Các thành phố có nhiều giếng nước, và một hệ thống thoát nước rất tinh vi. Tất cả các nhà của người dân Harappan được trang bị nhà vệ sinh, nhà tắm, và nước thải cống rãnh mà đổ vào hệ thống thoát nước lớn hơn và cuối cùng lắng đọng bùn màu mỡ được sử dụng vào mục đích làm nông nghiệp. Nhà dân trong các khu phố tại khu vực phía dưới được xây dựng rất hợp lý và được kết cấu từ gạch đất sét nung. Khoảng 50% nhà có diện tích từ 50 m² đến 100 m², cũng khoảng từng ấy nhà có diện tích giữa 100 m² và 150 m² và một số ít có diện tích lớn từ 210 m² đến 270 m². Thông thường chúng bao gồm một sân trước nối liền ra đường bằng một phòng ở phía trước, từ đấy có thể đi đến các căn phòng chính, được sắp xếp chung quanh sân. Sân này chính là nơi sinh hoạt hằng ngày. Trên các căn phòng thường có sân thượng, có cầu thang đi lên. Một căn nhà thông thường có nhà vệ sinh riêng, nằm nhìn ra đường phố và được kết nối với hệ thống thoát nước công cộng. Nhà có giếng riêng cung cấp nước. Mức độ cung cấp và thải nước rất cao, vài vùng của Pakistan và Ấn Độ ngày nay vẫn chưa đạt lại được mức độ này. Điều đáng ngạc nhiên đối với các nhà khảo cổ khi phát hiện ra cách bố trí trang và phong cách tạo tác trên toàn khu vực sông Ấn có những nét tương đồng. Điều này chứng tỏ rằng rằng có sự thống nhất cơ cấu kinh tế và xã hội ở thành phố này.
Mohenjo-Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn. Trong các thập niên 1920 và 1930, Cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật rộng khắp tại đây và đào lộ thiên nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị chôn vùi trong bùn lầy của sông Ấn 4.500 năm trước đó. Thành phố được xây dựng trên một nền nhân tạo làm bằng gạch đất sét và bằng đất được xem như là để bảo vệ chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng 200 m và dài 400 m, được xem là thành lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi có nhiều nhà dân. Giữa 2 khu vực này là một khoảng trống rộng 200 m. Các con đường chính có nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố theo hướng Bắc-Nam và đường nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông-Tây, từ đó hình thành các khu nhà cho người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa rõ có một bể nước được làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được khám phá trong năm 1925, có độ lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc bởi một lối đi, có một giếng nước cung cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn chưa rõ đây là một bể nước để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng trên nền này là một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc dầu chức năng này chưa được chứng minh.
Trong việc quy hoach đô thị, việc thống nhất về chỉ số của những viên gạch dùng để xây dựng tại các thành phố Indus là tất cả thống nhất về kích thước. Dương như như kích thước gạch tiêu chuẩn đã được quy định và được sử dụng trong việc xây dựng các thành phố. Bên cạnh việc sự dụng đồng nhất kích thước gạch, việc cân đo lường cũng được thống nhất và sử dung chung cho các vùng thuộc văn minh Harappa. Các quả cân ghi trọng lượng đo lường đã được tìm thấy cho thấy độ chính xác đáng kể. Họ theo một hệ thống nhị phân thập phân: 1, 2, 4, 8, 16, 32, lên đến 12.800 đơn vị, nơi một đơn vị trọng lượng khoảng 0,85 gram. Một số trọng lượng quá nhỏ mà họ có thể đã được sử dụng bởi các nhà kim hoàn để đo lường kim loại quý. [Feurstein, George, Kak, Subash, Frawley, David. (2001) In Search of the Cradle of Civilization. Wheaton, Illinois. Quest Books. 83]
Kinh tế
Kinh tế giao thương: nền kinh tế Harappa lúc bấy giờ khá đa dạng và đặc biệt là dựa trên cơ sở một nền thương mại được ưu đãi bởi nhiều tiến bộ trong kỹ thuật vận tải. Các tiến bộ này không những bao gồm xe do bò kéo rất giống những loại xe này ngày nay tại Nam Á mà còn cả các loại tàu lớn nhỏ. Phần lớn những con tàu này được phỏng đoán là tàu buồm có đáy bằng như vẫn còn nhìn thấy trên sông Ấn ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra phần còn lại của một con kênh đào lớn và bến cảng gần Lothal tại bờ biển Ả Rập. Đường thủy chính là trụ cột của hạ tầng cơ sở vận tải thời đấy. Dựa và các đồ tạo tác còn sót lại của nền văn minh sông Ấn và sự phân bổ của nó, mạng lưới thương mại bao phủ một diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều phần đất của Afghanistan, vùng bờ biển của Iran ngày nay, Bắc và Trung Ấn Độ và vùng Lưỡng Hà. Đặc biệt là đã có trao đổi hàng hóa thường xuyên với người Sumer, không những bằng đường bộ (qua Iran ngày nay) mà còn bằng đường biển (qua Dilmun, ngày nay là Bahrain), đã được chứng minh bằng nhiều di chỉ và tài liệu tại Sumer. Thí dụ như trong ngôi mộ của nữ hoàng Puabi sống khoảng 2.500 năm trước Công Nguyên tại khu vực Lưỡng Hà đã có trang sức làm bằng carnelian từ lưu vực sông Ấn. Thêm vào đó, chữ khắc người Sumer, được phỏng đoán là nói về nền văn hóa sông Ấn, sử dụng tên Meluha, là manh mối duy nhất cho việc người tại lưu vực sông Ấn đã có thể tự gọi mình như thế nào. Dường như Mohenjo Daro là trung tâm của thương mại, nơi đã có thể nhận dạng một cấu trúc hành chính và thương mại.
Kinh tế nông nghiệp: khó có thể nhận định được kỹ thuật nông nghiệp của người dân Harappan thời bấy giờ do những phát hiện về khảo cổ học còn quá mỏng. Điều đáng nói là nền nông nghiệp của văn minh Harappa phải có sản lượng rất cao để nuôi sống hằng ngàn người dân trong thành phố không trực tiếp tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Việc trồng lúa, loại cây trồng vẫn còn chưa được biết đến, mà phần lớn là trồng lúa mì. Người Harappa đã biết sử dụng sức kéo của trâu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình. Tận dụng phù sa bồi đắp, mầu mỡ của con sông Ấn, cư dân Harappa đã phát triển trồng trọt và kết hợp với việc đánh bắt cá, tương tự như những cư dân nông nghiệp tại nền văn minh Ai Cập cho đến khi xây đập Nasser, thế nhưng phương pháp đơn giản này không đủ để nuôi sống thành phố lớn.
Dấu tích về đập nước hay kênh tưới không được tìm thấy cho đến nay; nếu như chúng đã tồn tại trong thời gian đó thì có lẽ là đã bị phá hủy trong lũ lụt thường hay xảy ra tại vùng này. Từ một thành phố vừa được khám phá tại Ấn Độ người ta biết rằng thời đấy nước mưa đã được thu thập lại trong các bể nước lớn được đục từ các tảng đá, cung cấp nước cho thành phố trong mùa khô.
Lúa mì, lúa mạch, đậu lăng, đậu tròn và cây lanh được trồng trong nền văn hóa Harappa. Gujarat thuộc vào khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Harappa nhưng vì không có sông lớn nên chỉ trồng trọt theo mùa mưa và vì thế có nhiều điểm khác nhau lớn trong kinh tế. Tại các di chỉ có niên đại muộn hơn của văn hóa Harappa như tại Rojdi và Kutasi, cây kê chiếm đa số. Lúa mì và lúa mạch chỉ có rất ít. Vì tìm được nhiều xương còn lại nên người ta cho rằng gà đã được nuôi như gia cầm từ thời gian cuối của nền văn hóa Harappa.
Việc phân chia lao động đã được tiến hành triệt để vào thời đấy. Khai quật dọc theo Ghaggra, một con sông ngày nay đã khô cạn nằm về phía Đông của sông Ấn, cho thấy mỗi một nơi định cư đã chuyên môn về một hay nhiều kỹ thuật sản xuất. Thí dụ như kim loại được chế biến trong một vài thành phố trong khi nhiều thành phố khác sản xuất bông vải.
Nghệ thuật
Kể từ khi phát hiện ra Harappa, các nhà khảo cổ đã cố gắng để xác định những thuộc tầng lớp cai trị của thành phố này. Những gì đã được tìm thấy là rất đáng ngạc nhiên bởi vì nó không giống như các mô hình chung sau các xã hội đô thị trẻ khác. Có vẻ là những người cai trị thành phố Harappan và Indus thông qua sự kiểm soát của thương mại và tôn giáo, thay vì bằng sức mạnh quân sự. Đây là một khía cạnh thú vị của nền văn minh Harappa cũng như các thành phố khác thuộc nền văn minh Indus về lĩnh vực nghệ thuật và điêu khắc, không có tượng đài được dựng lên để tôn vinh, và không những bức họa lại chiến tranh hay chinh phục. [ Kenoyer, Jonathan. (July 2003) Uncovering the keys to lost Indus cities. Scientific American. Tr. 71] Cũng có thể suy luận rằng các nhà cai trị có thể là các thương gia giàu có, chủ đất quyền lực hay các nhà lãnh đạo tinh thần. Dù là ai cai trị điều này đã được xác định rằng họ đã cho thấy sức mạnh và địa vị của mình thông qua việc sử dụng con dấu và đồ trang sức.
So với các nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, có rất ít tượng đá được tìm thấy tại lưu vực sông Ấn. Ngoài những vật khác, đầu cũng như tượng cừu đực ngự trên đế được tìm thấy, chứng tỏ mang ý nghĩa về tế lễ. Ngược lại, người dân của nền văn hóa sông Ấn sản xuất nhiều loại nữ trang khác nhau. Vật liệu ban đầu bao gồm không những đá quý như carnelian, mã não, ngọc thạch anh và lapis lazuli cũng như là vàng (ít hơn) và các loại đá khác. Vòng đeo tay, dây chuyền và đồ trang sức đeo trên đầu được sản xuất với kỷ năng thủ công cao độ, bao gồm mài, đánh bóng và những kỹ năng khác.
Bên cạnh đó nhiều tượng nhỏ làm từ đất sét được tìm thấy, thường là hình tượng phụ nữ mảnh khảnh, có lẽ là biểu tượng cho khả năng sinh sản và tượng thú vật được chế tạo rất chi tiết. Hội họa và âm nhạc cũng được coi trọng, như nhiều hình tượng bằng đồng thau và đất sét biễu diễn các hoạt cảnh tương ứng chứng minh. Trên một con ấn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy miêu tả của một dụng cụ giống như đàn thụ cầm và trên 2 vật được tìm thấy từ Lothal đã có thể xác định được là các miêu tả nhạc cụ giây.
Tôn giáo
Các học giả khó có thể rút ra một kết luận liên quan đến tôn giáo của người Harappa. Không giống như Mesopotamia hoặc Ai Cập, ở đây không có các tòa nhà lớn mang dáng dấp tôn giáo để chúng ta có thể kết luận nó có thể là một ngôi đền hoặc liên quan đến bất kỳ nơi thờ phụng công cộng. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại đưa ra ý kiến cho rằng Harappan chính là tiền nhân của người Hindu và Hindu giáo sau này.
Có thể khảng định rằng, con người thời kỳ văn minh Harappa vẫn chưa có khái niệm về tôn giáo mà mới chỉ dừng lại ở góc độ tín ngưỡng. Tín ngưỡng của họ vẫn còn ở mức độ sơ khai. Các tôn giáo Harappan là đa thần. Họ sử dụng trâu, bò, voi và các động vật khác để đại diện cho vị thần của họ. Các con dấu Harappan được Amulets gửi đến các vị thần Harappan. Các vị thần của Harappans mô tả về con dấu của họ đại diện cho các vị thần khác nhau ở Thung lũng Indus. Thiên lân, có thể là đại diện `Ma`, trong khi gia súc có thể đại diện cho Thiên Chúa Kali hoặc Uma, Amma hoặc Pravarti, vị nữ thần mẹ. Những con dấu là một trong những vật dụng thường thấy ở các thành phố Harappan. Chúng được trang trí bằng họa tiết động vật như voi, trâu, hổ, và hầu hết thường là những con lân. Một số các con dấu được khắc với con số đó là nguyên mẫu về sau đó nhân vật tôn giáo Hindu, một số trong đó được nhìn thấy ngày hôm nay.
Ví dụ, có con dấu đã được phục hồi với các họa tiêt lặp đi lặp lại về một người đàn ông ngồi trong tư thế yoga xung quanh là các loài động vật. Điều này là tương tự như thần Shiva của người Hindu, người được biết là có được những người bạn của các loài động vật và ngồi theo tư thế yoga. Nhiều con dấu được tìm thấy với hình ảnh Shiva. Hình ảnh khác của một vị thần nam đã được tìm thấy, do đó cho thấy sự khởi đầu của việc thờ thần Shiva, mà vẫn được thờ cho đến ngày nay ở Ấn Độ. [Knapp, Stephen, Proof of Vedic Culture’s Global Existence. Detroit, Michigan. The World Relief Network, 2000 tr. 42] Một con dấu nổi tiếng cho thấy một số ngồi trong một tư thế gợi nhớ của các vị trí hoa sen và bao quanh bởi các động vật được đặt tên theo Pashupati – chúa tể của gia súc, danh hiệu của Shiva và Rudra.
Trong đời sống sinh hoạt của người dân Harappan, nhiều bằng chứng khảo cổ học đã phát hiện ra những khu vực người dân tụ họp và thực hiện các nghi lễ mang tính chất tâm linh. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khảng định một cách rõ ràng. Chúng ta chỉ có thể suy luận qua những gì còn lại khi tìm thấy những hồ tắm lớn – Great Bath, xung quanh có những gian nhà nhỏ và có hệ thống thoát nước, được xây bằng các bậc tam cấp. Nhiều quan điểm cho rằng nơi đây diễn ra các nghi lễ tôn giáo, và xuống dưới hồ tắm để làm lễ phóng sinh hay gột rửa sạch con người về mặt tâm linh.
Người Harappa cũng có khái niệm về linh hồn sau khi con người đã chết. Nhiều ngôi mộ cổ được phát hiện được đặt theo hướng Nam – Bắc. Đặc biệt là trong Nghĩa trang H của thời kỳ Harrapan sau này, đã tìm thấy những ngôi mộ hỏa táng và chôn cất người chết của họ tro trong bình chôn lấp và kèm theo các vật dụng tùy táng.
Nghệ thuật viết chữ
Chữ viết người người Harappan gồm các chuỗi ngắn của các biểu tượng, ký tự được tìm thấy nền văn minh lưu vực sông Ấn. Các nhà khảo cổ học cho rằng, những biểu tượng/ký tự này được sử dụng trong thời kỳ phát triển Harappan từ khoảng 2600 – 2000 TCN. Tuy nhiên, vẫn chưa giải mã được những biểu tượng/ký tự này do đó việc giải thích các văn bản vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Năm 1873, Alexander Cunningham lần đầu tiên xuất bản những con dấu Harappan dưới hình thức một bản vẽ. Kể từ đó, hơn 4000 biểu tượng/ký tự đã được phát hiện. Năm 1970, Iravatham Mahadevan xuất bản một tập sao lục và sách dẫn về danh sách chữ viết văn minh sông Ấn với 3700 con dấu và khoảng 417 dấu hiệu khác biệt bằng mô hình cụ thể. Trung bình mỗi ký tự có năm dấu hiệu, và các dòng chữ dài nhất gồm có 17 dấu hiệu. Ông cũng sắp xếp theo hướng viết là phải sang trái.
Ban đầu, Cunningham vào năm 1877 cho rằng hệ thống chữ viết này là nguyên mẫu chữ viết Brahmi được sử dụng bởi hoàng đế Ashoka. G.R. Hunter, Mahadevan cũng đồng quan điểm với Cunningham cũng như một số ít các học giả. Tuy nhiên, nhiều tranh luận vẫn diễn ra, có người cho rằng chữ viết thời kỳ văn minh sông Indus như là tiền thân hệ chữ Brahmic. Tuy nhiên hầu hết các học giả không đồng ý, cho rằng thay vì rằng chữ Brahmi bắt nguồn từ chữ Aramaic.
Sao lục ký tự của nền văn minh Harappa
Văn minh Harappa thời sơ khai: Chữ viết được sử dụng trong giai đoạn Harappan phát triển bắt nguồn từ hệ chữ viết được tìm thấy vào đầu năm 3500 TCN. Richard Meadow người cũng góp mặt trong việc khai quật nền văn minh này đã bác bỏ quan điểm này. Việc sử dụng các ký tự bằng gốm và các con dấu Indus chính là hệ chữ viết của giai đoạn Harappan phát triển.
Văn minh Harappan thời kỳ phát triển: Chuỗi các con dấu Indus được tìm thấy phổ biến trên nền đất bằng phẳng, có con dấu đóng dấu hình chữ nhật, nhưng các nhà khảo cổ cũng được tìm thấy trên ít nhất một tá các vật liệu khác bao gồm các công cụ, các thanh nhỏ, đĩa đồng và đồ gốm.
Văn minh Harappa – hậu kỳ: Sau 1900 TCN, hệ thống biểu tượng/ký tự dường như đã được hoàn thiện.
Năm 1960, BB Lal thuộc, Viện khảo cổ học Ấn Độ đã viết một bài báo trong tạp chí Ấn Độ cổ đại. Ông đưa ra một hệ thống các hình ký tự bằng đồ gốm, cự thạch và so sánh với các chữ viết cổ của nền văn minh Harappa. Những chuỗi biểu tương/ký tự cổ có những nét tương đồng với chữ viết Harappan đã được tìm thấy ở Sanur gần Tindivanam tại Tamil Nadu, Musiri ở Kerala và Sulur gần Coimbatore.
Trong một trong những bản giải mã được chấp nhận hơn được SR Rao, nhà khảo cổ học người Ấn Độ cho rằng giai đoạn cuối của chữ viết là sự khởi đầu của bảng chữ cái. Ông đưa ra một số điểm tương đồng nổi bật về hình dáng và hình thức giữa các ký tự Harappan thời kỳ sau này và các chữ Phoenician, và tranh luận rằng chữ viết Phoenician phát triển từ chữ viết của người Harappan và thách thức lý thuyết cổ điển rằng bảng chữ cái đầu tiên là Proto-Sinaitic.
Nhiều học giả phương Tây lại cho rằng, chữ viết của người Harappan là tiền thân của chữ viết người Dravidian. Học giả Nga Yuri Knorozov phỏng đoán rằng những biểu tượng đại diện cho hệ chữ logosyllabic và cho rằng dựa trên máy tính phân tích, phương pháp chấp dính và xem như là một giả định của ngôn ngữ tiền-Dravidian.
Asko Parpola học giả người Phần Lan đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu trong thập niên 1960-80 tranh luận với các học giả người Liên Xô Knorozov trong điều tra chữ viết và sử dụng phân tích máy tính. Dựa trên một giả định tiền-Dravidian, họ đề xuất các bài đọc của nhiều dấu hiệu, một số đồng ý với Heras và Knorozov (như tương đương là “cá” đăng nhập với từ Dravidian cho “min” cá), nhưng không đồng ý về một cách đọc khác. Hoàn tất công việc nghiên cứu của mình cho đến năm 1994 Parpola đã cho xuất bản cuốn sách “Giải mã Chữ viết văn minh sông Indus”.
Tháng 05 năm 2007, Cục Khảo Cổ Tamil Nadu phát hiện thấy những chiếc chậu với biểu tượng mũi tên trong một cuộc khai quật tại Melaperumpallam gần Poompuhar. Những biểu tượng này có nét giống với các con dấu được khai quật tại Mohenjo daro vào những năm 1920
Sự suy tàn của nền văn minh Harappa
Sự suy tàn của nền văn minh Harappan rất khó để giải thích. Trong giai đoạn cuối của nó từ năm 2000 – 1700 TCN “Nền văn minh Thung lũng sông Ấn như một thực thể riêng biệt dần dần không còn tồn tại ‘. Nhiều nhà sử học có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự phân rã và biến mất của các nền văn minh Harappan. Nguyên nhân khác nhau đã chứng minh cho sự suy yếu của nó và sau đó là diệt vong như: tăng về lượng mưa, động đất, dân số tăng và hạn chế về đất ở, lũ lụt, xâm lược Aryan, dịch bệnh bệnh
Những trận động đất kinh hoàng có thể là nguyên nhân làm sụp đổ nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người, từ thành Tơroa cổ đại tới nền văn minh Maya ở Trung Mỹ. Giả thuyết này vừa được các nhà khoa học đưa ra hôm qua, tại cuộc họp của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ.
Ông Amos Nur, Giáo sư vật lý tại Đại học Stanford, cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”.
Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ đã đưa giả thuyết này đi xa hơn. Họ cho rằng những trận động đất lịch sử có thể triệt hạ các nền văn minh khác, từ Harappan của thung lũng sông Ấn, tới Maya ở Trung Mỹ .
Tuy nhiên, Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.
Một điều khá thú vị về những quan niệm cho rằng có sự xâm chiếm của người Aryan. Giả thiết rằng nếu người Aryan đã xâm chiếm các thành phố Thung lũng Indus, chinh phục người Harappa, và áp đặt nền văn hóa riêng và tôn giáo của họ vào nền văn minh này, vì theo lý thuyết, có vẻ không chắc rằng có sự tiếp tục trong việc thực hành những tín ngưỡng tôn giáo tương tự cho đến ngày nay. Có bằng chứng trong lịch sử Ấn Độ cho biết thờ Shiva đã tiếp tục cho hàng ngàn năm mà không có sự gián đoạn.
Mortimer Wheeler cũng cùng quan điểm trên và chỉ ra rằng các nền văn hóa Harappan đã bị phá hủy bởi người Aryan. Người Aryan đã được nhiều kỹ năng chiến tranh và đã mạnh mẽ hơn so với Harappans. Trong giai đoạn cuối cùng của Mohenjodaro, đàn ông và phụ nữ và trẻ em bị thảm sát trên đường phố và nhà ở. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khảo cổ học về quan điểm này.
Sir John Marshal, Lambrick và EJH Mackay cho rằng sự suy giảm của nền văn minh Harappan chủ yếu là do sự thay đổi bất thường của sông Ấn. Nhưng lý thuyết này là một phần sự thật. Một số các bằng chứng về sự tàn phá của lũ lụt đã được tìm thấy tại Mohenjodaro và Lothal nhưng không có bằng chứng như vậy đối với các nơi khác như Kalibangan.
Một số sử gia cho rằng nền văn minh đô thị đầu tiên đã kết thúc vào khoảng năm 1700 trước công nguyên bởi vì tại nhiều khu định cư nhỏ dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn tự nhiên của chúng dẫn đến việc quản lý yếu kém nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù trên lý thuyết các yếu tố sinh thái bị suy giảm do nền văn minh Harappan là mới nhất nhưng nó không cho chúng ta câu trả lời hoàn chỉnh. Các sử gia đều có quan điểm rằng sự suy giảm của nền văn minh sông Ấn không phải là kết quả của một sự kiện đơn lẻ, nó là một sự suy giảm dân dần và kết quả của sự kết hợp các yếu tố tạo nên.