Một số khía cạnh xã hội cần quan tâm nghiên cứu trong quá trình thực hiện cải cách hành chính
Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà nước ta thực hiện trong quá trình chuyển đổi quản lý nhà nước từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba bộ phận cấu ...
Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà nước ta thực hiện trong quá trình chuyển đổi quản lý nhà nước từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba bộ phận cấu thành chính của Cải cách hành chính là cải cách thể chế, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Về cơ bản, nội dung của Cải cách thể chế là xây dựng nền hành chính công có năng lực, minh bạch, sử dụng đúng đắn quyền hạn của mình, dần chuyển sang hiện đại hóa. Đối với vấn đề điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nội dung chủ yếu là quản lý có hiệu quả các công việc của nhà nước, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội theo định hướng đúng đắn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Cuối cùng, nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là xây dựng tác phong làm việc và lối sống theo pháp luật trong toàn xã hội. Tư duy mới về Cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội nói chung, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, và tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam hội nhập toàn cầu (UNDP 2001).
Tuy nhiên, công cuộc Cải cách hành chính đang đứng trước một số thách thức lớn. Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 10 thẳng thắn thừa nhận rằng: “Cải cách hành chính tiến hành chậm, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm, chưa đẩy lùi được quan liêu, tham nhũng... Hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều yếu kém, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, có mặt yếu về kiến thức, năng lực, nhưng đáng quan ngại hơn là thiếu tinh thần trách nhiệm, kém ý thức kỷ luật và tệ quan liêu, tham nhũng nghiêm trọng.” Những điều này đã và đang hạn chế đáng kể sự phát triển năng động, bền vững của các doanh nghiệp, và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Những bất cập trong việc thực hiện Cải cách hành chính ở nước ta có nhiều lý do khách quan và chủ quan. Điều quan trọng là phải nhận thức được những nguyên nhân gốc rễ của thực trạng trên, từ đó mới có thể đề ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy quá trình Cải cách hành chính. Các nghiên cứu xã hội học có thể tham gia vào việc lý giải các nguyên nhân đó. Trong bài viết này chúng tôi nêu lên những khía cạnh xã hội học đáng quan tâm nghiên cứu về một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện Cải cách hành chính hiện nay. Đó là mở rộng sự tham gia của người dân; giải quyết các thủ tục hành chính; và xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ cơ sở.
- Mở rộng sự tham gia của người dân trong đời sống chính trị xã hội
- Giải quyết các thủ tục hành chính
- xây dựng và phát triển đội ngũ công chức
Xem chi tiết tại đây