24/05/2018, 22:11

Nhập khẩu

, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân ...

, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.

Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)

phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.

Đường nhập khẩu cắt trục hoành ở δ, dốc lên phía phải với độ dốc là γ.

Ký hiệu:

* M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu

* Y: tổng thu nhập quốc dân

* δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập

* γ: khuynh hướng nhập khẩu biên

Hàm nhập khẩu:

* M = γ.Y + δ

Mực độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân.

0