05/06/2017, 11:18

Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỐ NÔNG NGHIỆP (Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Phân biệt các hình thức tổ chức lảnh thổ nông nghiệp: hộ gia đình, trang trại, họp tác xã, nông trường quốc doanh bằng cách điền vào bảng theo mẫu: Trả lời Hình thức Vị ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỐ NÔNG NGHIỆP (Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Phân biệt các hình thức tổ chức lảnh thổ nông nghiệp: hộ gia đình, trang trại, họp tác xã, nông trường quốc doanh bằng cách điền vào bảng theo mẫu: Trả lời Hình thức Vị trí, vai trò Đặc điểm Hộ gia đình - Nuôi sống ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA 

TỔ CHỨC LÃNH THỐ NÔNG NGHIỆP

(Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Phân biệt các hình thức tổ chức lảnh thổ nông nghiệp: hộ gia đình, trang trại, họp tác xã, nông trường quốc doanh bằng cách điền vào bảng theo mẫu:

Trả lời

Hình thức

Vị trí, vai trò

Đặc điểm

Hộ gia đình

-    Nuôi sống hộ gia đình.

-       Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

-    Cơ sở cho kinh tế tập thể tồn tại.

-    Nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình.

-    Qui mô đất đai nhỏ, ít vốn.

-    Kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

-    Sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu.

Trang

trại

-    Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.

-     Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

-       Góp phần bảo vệ môi trường.

-    Sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.

-    Qui mô đất đai và vốn đầu tư lớn.

-     Cách tổ chức sản xuất và quàn lí tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh.

-    Sử dụng lao động làm thuê.

Hợp tác xã

- Ho trợ các hộ nông dân về vốn, máy móc, nhân lực để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà từng hộ riêng rẽ không làm được nhằm bào vệ lợi ích và mang lại hiệu quả cao.

-     Hình thành do người nông dân tự nguyện lập ra.

-    Nguồn vốn do họ góp cổ phần hoặc huy động nguồn vốn khác.

-    Các loại hình hợp tác xã kinh tế - kĩ thuật là phương thức hoạt động phù hợp.

Nông

trường

quốc

doanh

- Cung cấp nông sản cho thị trường trong nước hoặc cho xuất khẩu.

-    Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước.

-    Qui mô lớn về đất đai; trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt; hướng chuyên môn hóa rõ ràng.

-   Có bộ máy quản lí và điều hành riêng.

-    Lao động gọi là công nhân Nhà nước và hường lương do Nhà nước trả.

 

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của thể tổng họp nông nghiệp và vùng nông nghiệp?

Trả lời

- Thể tổng hợp nông nghiệp:

+ Nông phẩm hàng hóa sản xuất ra được qui định bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông - công nghiệp.

+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

+ Các xí nghiệp công - nông nghiệp là hạt nhân của thể tổng hợp, được phân bố gần nhau trên lãnh thổ

- Vùng nông nghiệp:

Là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, bao gồm những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp nhỏ hơn nhưng có sự đồng nhất tương đối về:

+ Điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, nước, khí hậu)

+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư - lao động - kinh nghiệm sản xuất...)

+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật, chế độ canh tác.

+ Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Câu 3: Nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam.

Trả lời

Ở nước ta có các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp như:

- Hộ gia đình: rất phổ biến, sản xuất nông nghiệp theo từng hộ gia đình.

- Trang trại: có các trang trại nông nghiệp (trang trại nuôi lợn, bò, trồng cây công nghiệp...), trang trại nông nghiệp, trang trại nông - lâm nghiệp...

- Nông trường quốc doanh: nông trường cà phê ở Tây Nguyên, nông trường chè Mộc Châu - Sơn La, nông trường bò sữa Ba Vì...

- Hợp tác xã: hợp tác xã dịch vụ làm đất, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống, phân bón...

- Thể tổng hợp nông nghiệp: thể tổng hợp nông nghiệp sản xuất rau xanh, thực phẩm, gia súc, gia cầm ngoại thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...

- Vùng nông nghiệp: nước ta có 7 vùng nông nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Những đặc điểm của Thể tổng hợp nông nghiệp

Thể tổng hợp nông nghiệp (TTHNN) là một hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, trong đó áp dụng rộng rãi phương pháp công nghiệp, và vì thế nông nghiệp có điều kiện kết hợp với công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ. Dấu hiệu rõ nét cùa TTHNN là có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thồ bằng quy trình công nghệ tiên tiến nhăm sử dụng hiệu quả nhât vị trí địa lí, điêu kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội sẵn có để đạt năng suất cao nhất.

Đặc điểm của TTHNN là:

- Nông phẩm hàng hóa do TTHNN sấn xuất ra được quy định bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Quy mô đất đai lớn.

- Hạt nhân cùa TTHNN là các xí nghiệp nông - công nghiệp, chúng thường được phân bổ gần nhau về mặt lãnh thổ với các mối quan hệ qua chặt chẽ và có hướng chuyên môn hóa rõ ràng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Loại hình phổ biến nhất cùa TTHNN là các TTHNN ngoại thành, xung quanh các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp. Đặc trưng cho thể tổng hợp này là ở chỗ: sản phẩm hàng hóa chủ yếu cùa chúng do nhu cầu thực phẩm cùa dân cư thành phố chi phối. Ở đây, yếu tổ quan trọng cho sự hình thành là nhu cầu cùa thị ưường, yếu tố vị trí địa lí cũng được tính đến nhưng giữ vai trò thứ yếu. TTHNN naoại thành bao gồm các xí nghiệp nông nghiệp trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, trứng, sữa và các xí nghiệp công nghiệp chế biến các sản phẩm trên cung cấp cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của dân cư thành phố, các trung tâm công nghiệp.

2. Sự khác nhau về hình thức Hợp tác xã nông nghiệp của nước ta trước và sau đổi mới.

- Trước năm 1986, mô hình họp tác xã hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, các nông cụ chính) và sản xuất theo kiểu tập trung bao cấp. Kết quà lao động cùa người nông dân được trả theo công điểm.

- Sau năm 1986, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, giao khoán đất 10 -15 năm, các hợp tác xã trao quyền sử dụng đất, quyền tự chủ sản xuất cho xã viên. Hoạt động cùa hợp tác xã chỉ tập trung cho từng khâu mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả, hay thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (dịch vụ làm đất, dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống, dịch vụ phân bón...), chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao kĩ thuật và hồ trợ cho kinh tế hộ phát triển.

3. Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng - một ví dụ về vùng nông nghiệp ở Việt Nam

Đồng bằng sông Hồng được tạo ra bời phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là đồng bàng phù sa liền dải, quy mô bằng 1/3 Đồng bàng sông Cừu Long. Địa hỉnh nghiêng dần từ Tây Bấc xuống Đông Nam. Là lành thổ được khai thác từ lâu đời, đến nay đồng bàng sông Hồng về cở bản đã được thủy lợi hóa, đất đai đã được sử dụng ờ mức độ cao cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đê giúp chống lũ triệt để nhưng đồng thời lại hạn chế việc bồi dấp phù sa và tạo ra nhiều ô trũng. Nét đặc sắc của Đồng bàng sông Hồng là có một mùa đông lạnh luân phiên những ngày lạnh và nhừng ngày nắng ấm, kéo dài 120 - 150 ngày, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20°C. Vì vậy, trong vùng có điều kiện phát triển co cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, vừa có các giống loài nhiệt đới, vừa có các giống loài á nhiệt và ôn đới.

Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân vùng này cần cù và có truyền thống thâm canh, coi trọng “tấc đất, tấc vàng”. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, trong đỏ có nhiều cơ sở chế biến nông sản. Các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng đang chịu tác động mạnh mẽ cùa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là tác động của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 

Hướng chuyên môn hóa của vùng là lúa, cây thực phẩm, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản.

0