Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp
BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỖ NÔNG NGHIỆP (Bài 39 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 106 SGK địa lý 10: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kỉnh tế ...
BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỖ NÔNG NGHIỆP (Bài 39 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 106 SGK địa lý 10: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kỉnh tế và đời sống xã hội. Trả lời Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội: - Cung cấp lương thực - thực phẩm cho con người. - ...
BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỖ NÔNG NGHIỆP
(Bài 39 - Ban nâng cao)
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 106 SGK địa lý 10: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kỉnh tế và đời sống xã hội.
Trả lời
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội:
- Cung cấp lương thực - thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phâm, công nghiệp sản xuât hàng tiêu dùng. Cung cấp những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
- Tạo việc làm cho đông đảo người lao động mà không đòi hỏi trình độ cao.
- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần vào sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Vì vậy, hiện tại cũng như tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội mà không một ngành nào có thể thay thế được.
Giải bài tập 2 trang 106 SGK địa lý 10: Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất?
Trả lời
* Đặc điểm của nông nghiệp:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế:
+ Không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. Qui mô, phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh... phụ thuộc nhiều vào đất đai.
+ Đòi hỏi phải duy trì và nâng cao độ phì của đất, sử dụng đất hợp lí và tiết kiệm.
- Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động:
+ Đó là những cơ thể sống mà chúng sinh trưởng và phát triển theo qui luật sinh học và tự nhiên không thể đào ngược.
+ Phải hiểu biết và tôn trọng qui luật của sinh vật.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ:
+ Do thời gian sinh trưởng và phát triển của sinh vật tương đối dài, không giống nhau và trải qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau. Mặt khác, thời gian sản xuất bao giờ cùng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm.
+ Đòi hỏi xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí; tiến hành tăng vụ, xen canh, gối vụ; phát triển ngành nghề dịch vụ.
- Sàn xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên:
+ Cần đảm bảo đầy đủ năm yếu tố: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng thích hợp để sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
- Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sàn xuất hàng hóa:
+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh.
+ Đẩy mạnh chế biến nông sản.
* Đặc điểm quan trọng nhất cùa sản xuất nông nghiệp là: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Bởi không thể có sản xuất nồng nghiệp nếu không có đất. Đất có ảnh hường rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Giải bài tập 3 trang 106 SGK địa lý 10: Em hãy phân biệt những đặc điểm cơ bản của ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Trả lời
-Trang trại:
+ Sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
+ Qui mô đất đai và vốn đầu tư lớn.
+ Cách tổ chức sàn xuất và quản lí tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh.
+ Sử dụng lao động làm thuê.
- Thể tổng hợp nông nghiệp:
+ Nông phẩm hàng hóa sản xuất ra được qui định bời vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông - công nghiệp.
+ Cố sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
+ Các xí nghiệp công - nông nghiệp là hạt nhân của thể tổng hợp, được phân bố gần nhau trên lãnh thổ.
- Vùng nông nghiệp:
Là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, bao gồm những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp nhỏ hon nhưng có sự đồng nhất tương đối về:
+ Điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, nước, khí hậu).
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư - lao động - kinh nghiệm sản xuất...).
+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật, chế độ canh tác.
+ Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Giải bài tập 4 trang 106 SGK địa lý 10: Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản đế phát triển và phân bố nông nghiệp.
Trả lòi
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp:
Mỗi loại cây trồng và vật nuôi chỉ có thể sinh trường và phát triển trong điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật) qui định khả năng tự nhiên nuôi trồng cây, con trên lãnh thổ, ảnh hường tới năng suất cây trồng và vật nuôi. Thể hiện:
- Đất trồng:
+ Không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất.
+ Tính chất đất, độ phì, diện tích đất trồng... ảnh hường đến năng suất, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và qui mô sản xuất.
Ví dụ :
+ Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích lớn (khoảng 4 triệu ha) là cơ sở để xây dựng vùng này trở thành vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn nhất nước ta.
+ Vùng đất sec-nô-di-om là nhừng vựa lúa mì lớn; vùng phù sa châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, Trường Giang... là những vựa lúa gạo cùa thế giới.
- Khí hậu và nguồn nước:
+ Với các yếu tố là nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ...
+ Sự phân chia các đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới của khí hậu.
+ Sự phân mùa của khí hậu qui định tính mùa vụ trong sản xuất, sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Tính bấp bênh, không ổn định của xuất nông nghiệp là do những tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt; do ảnh hưởng của điều kiện thời tiêt đên sự phát sinh và lan tràn của dịch bệnh và sâu bệnh.
Ví dụ:
+ Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung binh khoảng 20 - 30°C, nhiệt độ thấp nhất không dưới 12°C, cần chân ruộng ngập nước... nên được trồng ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.
+ Nước ta có nguồn nhiệt ẩm, ánh sáng dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, nhiều vụ trong năm, có thể xen canh, gối vụ... Trong khi nhiều nước ôn đới có một mùa đông lạnh, tuyết phủ nên chỉ có thể tiến hành trồng một vụ trong năm, khả năng để tăng vụ, nâng cao hệ sổ sử dụng đất khó khăn.
+ Hạ lưu các con sông lớn: sông Hồng, Mê Công, sông Hằng, sông Nin... nơi có nguồn nước dồi dào là những vùng nông nghiệp trù phú. Những vùng khô hạn ở hoang mạc hoặc núi cao nông nghiệp không phát triển.
- Sinh vật:
+ Các sinh vật trong tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
+ Đồng cỏ, bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để chăn nuôi gia súc.
Ví dụ:
+ Lúa gạo được thuần dưỡng từ cây dại, cao, mọc ờ các hồ nước nông ở vùng Đông Nam Á, châu Phi và quần đảo Ảng-ti lớn. Cây cà phê có nguồn gốc là cây bụi mọc hoang dại trong vùng rừng nhiệt đới của châu Phi.
+ Vùng đồng cỏ tươi tốt như pre-ri ở Hoa Kì, pam-pa ở Ac-hen-ti-na, các đồng cỏ rộng lớn ờ Anh, Pháp... là cơ sờ phát triển trang trại chăn nuôi bò có qui mô lớn. Các đồng cỏ khô cằn ở Mông cổ, Tây Á, châu Phi, Ô-xtrây-li-a... thích hợp với việc chăn thả dê, ngựa, cừu...
Giải bài tập 5 trang 106 SGK địa lý 10: Các nhân tố kỉnh tế - xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nhiệp.
Trả lời
Các nhân tố kinh tế - xã hội cỏ ảnh hường quyết định đến phát triển và phân bố nông nhiệp.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất: cây trồng, vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố nơi đông dân, nhiều lao động. Trình độ lao động ảnh hường tới năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ: qui mô dân số, truyền thống, tập quán ăn uổng... có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lương thực - thực phẩm.
- Các quan hệ sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng lớn đến con đường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trường và phát triển nông nghiệp.
+ Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật (áp dụng “tứ hóa”, giống mới, công nghệ sinh học) con người cỏ khả năng hạn chế những tác động cùa tự nhiên, chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng.
+ Tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa.
- Thị trường:
+ Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản.
+ Điều tiết sự hình thành và phát triển các vành đai, các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
II. Kiến thức khoa học
1. Chính sách nông nghiệp với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam
Sau khi thống nhất đẩt nước năm 1975, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển theo mô hình tập trung, bao cấp. Ở miền Bắc tổ chức sản xuất theo hướng mở rộng hợp tác xã lên quy mô toàn xã, còn ở miền Nam tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, đến năm 1980 hầu hết các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, tranh chấp đất đai diền ra gay gắt.
Trước tình hình trì trệ của nông nghiệp, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể suy giảm, hiện tượng “khoán chui” diễn ra ngày càng phổ biến, Đảng đã thận trọng và nghiêm túc xem xét và ra chỉ thị 100/CT ngày 13/01/1981 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (về sau gọi là chính sách Khoán 100). Chính sách này đà giải phóng lao động nông dân, tạo ra sự gắn kết trách nhiệm và lợi ích cùa họ với sản phẩm cuối cùng trên ruộng khoán, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón... để thu thêm nhiều sản phẩm vượt khoán. Kết quả là mang lại vụ mùa bội thu các năm sau đó. Tuy nhiên, đến cuối năm 1983 đầu năm 1984 động lực khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động có dấu hiệu suy giảm vì chưa thiết lập đầy đủ quyền làm chù của hộ nông dân.
Đại hội Đàng lần thứ VI (1986) khẳng định đường lối đổi mới của nước ta về kinh tế, Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị khóa VI đã ra nghị quyết 10 (5/4/1988), mà về sau gọi là chính sách Khoán 10, khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp nước ta, được giao đất, cấp sổ đỏ, có quyền sử dụng lâu dài với năm quyền cụ thể là: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê.
Việc khẳng định vai trò của kinh tế hộ đã tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta tăng lên rõ rệt. Có thể nói đây là bước đột phá lớn nhất làm thay đổi cơ bản hình thức sản xuất nông nghiệp và là động lực cho tăng trường nông nghiệp trong những năm 90 cùa thế kì XX.
2. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp
Tính mùa vụ nét đặc thù điển hình nhất cùa nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt. Nguyên nhân tạo ra tính mùa vụ trong nông nghiệp là do: thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của cây trồng và do sự biên đổi cùa thời tiêt và khí hậu mà mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau.
Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới sự hình thành sản phàm. Thời gian sản xuất là thời gian sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau, giai đoạn này là sự kế tục của giai đoạn trước và là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Vi vậy, sự tác động cùa con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng không hoàn toàn như nhau: lúc cần nhiều lao động căng thẳng và liên tục, lúc lại nhàn rỗi, thậm chí không cần lao động. Như vậy, thời gian sàn xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân chủ yếu gây ra tính mùa vụ trong nông nghiệp.
Tính mùa vụ không chi thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón, mà còn cả ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
3. Bản chất của chuyên môn hóa trong nông nghiệp
Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình tập trung lực lượng sản xuất cùa một đơn vị, một vùng để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hỏa phù hợp với điều kiện cùa vùng đó cũng như với nhu cầu cùa thị trường.
Chuyên môn hóa sản xuất, hay chuyên canh trong nông nghiệp khác nhau căn bản với độc canh. Mục đích của chuyên môn hóa là sản xuất ra sản phẩm hcàng hóa, khác hẳn với mục đích của độc canh là sản xuất ra sàn phẩm chi để tiêu dùng là chính.
Để đánh giá trình độ chuyên môn hóa cùa một vùng, người ta sử dụng nhiều hệ thống chi tiêu, trong đó chỉ tiêu chính là ti lệ giá trị sàn phẩm hàng hóa trong tồng giá trị sản xuất (Ví dụ: cây cà phê là cây chuyên môn hóa cùa Tây Nguyên vì sản lượng cà phê phục vụ cho xuất khẩu chiếm hơn 90% sản lượng cà phê mà vùng sản xuất ra), các chì tiêu bô sung là: quy mô giá trị sản phâin hàng hóa, tỉ trọng đầu tư các yếu tổ đầu vào cho sản xuất sàn phàm hàng hóa...
Do đặc điểm cùa sản xuất nông nghiệp và sự tác động của các nhân tố khác như yêu cầu về sinh thái, thị trường, tài chính... nên các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp không có nghĩa là chỉ phát triển duy nhất một thứ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, mà các vùng chuyên canh trong nông nghiệp thường phải kết hợp đa dạng hóa sản xuất một cách hợp lí. Sự kết hợp đó phải tuân theo nguyên tắc: không cản trở sự phát triển cùa sán phẩm chuyên môn hóa và tốt nhất là tạo điều kiện cho sản phẩm chuyên môn hóa phát triển.
4. Các hình thức sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, có hai hình thức sử dụng đất là quảng canh và thâm canh.
Quảng canh: Là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp chủ yểu do mỏ rộng diện tích đất trồng trọt (là đặc trưng cùa nền nông nghiệp ở trình độ thấp), còn mức độ sử dụng máy móc, phân bón, thuôc trừ sâu... trên một đơn vị diện tích rất thấp. Hình thức này phổ biến ờ các nước có nền kinh tế chậm phát triển hoặc nhũng nơi còn nhiều diện tích đất nông nghiệp.
Thâm canh: Là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp do tăng năng suất cây trồng và sức sản xuất cùa vật nuôi, là đặc trung của nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Nền nông nghiệp thâm canh áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp như: máy móc, thủy lợi, giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt, phân bón, thuốc trừ sâu... Nhìn chung, hình thức thâm canh phổ biến ở các nước phát triển, ở những nơi hạn chế về diện tích đất canh tác, ít có khả năng khai hoang, mờ rộng diện tích, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp.