05/06/2017, 11:18

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI (Bài 29 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 79 SGK địa lý 10: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đói, quy luật phi địa đói. Trả lời * Quy luật địa đới: - Ọuy luật địa đới là ...

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI (Bài 29 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 79 SGK địa lý 10: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đói, quy luật phi địa đói. Trả lời * Quy luật địa đới: - Ọuy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. - Nguyên nhân là do hình dạng cầu cùa Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Dạng hình cầu ...

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

(Bài 29 - Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 79 SGK địa lý 10: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đói, quy luật phi địa đói.

Trả lời

* Quy luật địa đới:

- Ọuy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

- Nguyên nhân là do hình dạng cầu cùa Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu sáng cùa tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực nên lượng bức xạ Mặt Trời cũng thay đổi theo.

- Biểu hiện: Sự phân bố các vòng đai nhiệt; các đai khí áp và đới gió; các nhóm đất và kiểu thảm thực vật trên Trái Đất.

* Ọuy luật phi địa đới:

- Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong cùa Trái Đất. Nguồn năng lượng này tạo nên sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

- Biểu hiện: Quy luật đai cao biểu hiện ở sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao và quy luật địa ô biểu hiện rõ ở sự thay đổi các kiêu thảm thực vật theo kinh tuyến.

Giải bài tập 2 trang 79 SGK địa lý 10: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.

Trả lời

Địa đới là quy iuật phổ biến cùa các thành phần địa lí. Hầu hết các thành phần địa lí như: đai khí áp, gió, nhiệt, khí hậu, đất, thực vật... đều phân bố tuân theo quy luật địa đới..

- Trên Trái Đất cỏ bảy đai khí áp: một áp thấp Xích đạo, hai áp cao chí tuyến, hai áp thấp ôn đới, hai áp cao cực đới.

- Có tất cà sáu đới gió, trên mồi bán cầu từ Xích đạo về cực có: gió Mậu dịch, gió Tây ôn dới, gió Đông cực đới.

- Trên mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu, tính từ Xích đạo về cực có: đới khí hậu Xích dạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đói, ôn đới, cận cực và đới khí hậu cực.

- Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất cũng tuân theo quy luật dịa đới.

- Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: Đài nguyên;-rừng lá kim; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thào nguyên; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xavân, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.

- Các nhóm đất từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: đất đài nguyên; pôt-dôn; nâu và xám; đen, hạt dè; đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đỏ nâu; xám; đỏ và nâu đỏ; đỏ vàng (feralit).

- Ở bán cầu Nam, các thảm thực vật và nhóm đất cũng tuân theo quy luật địa dới nhưng ít chùng loại hơn (không có đất và thực vật đài nguyên, đất pốl-dôn và rừng lá kim).

Giải bài tập 3 trang 79 SGK địa lý 10: Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống và khác nhau ở những điểm nào?

Trả lời

* Giống nhau:

- Đều là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới cùa các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Đều do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất gây nên.

* Khác nhau:

- Nguyên nhân:

+ Ọuv luật địa ô: được tạo nên do sự phân bố đất liền và đại dương hoặc do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu có sự phân hóa đông - tây.

+ Quy luật đai cao: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với những thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở các miền núi cao.

- Biểu hiện:

+ Quy luật địa ô: là sự thay đồi có quy luật các thành phần địa lí và cành quan theo kinh tuyến, biểu hiện rõ nhất ở sự thay đổi cùa kiều thảm thực vật.

+ Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật các thành phần địa lí và cảng quan theo đai cao, biêu hiện rõ là sự phân bố các vành đai đất và thực vật.

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG.

1. Phạm vi biểu hiện của tính địa đới

Càng xa bề mặt Trái Đất (lên trên hay là xuống dưới), tính địa đới càng ngày càng yếu dần. Thí dụ, ở khu vực sâu thẳm của các đại dương, khắp nơi đều có nhiệt độ thường xuyên quá thấp (từ - 0,5°c đến 4°C), ánh sáng Mặt Trời không thâm nhập tới đó, thực vật ở đây không có, các khối nước hầu như ở tình trạng hoàn toàn yên lặng, nghĩa là ở đại dương không có những nguyên nhân gây ra sự xuất hiện và sự thay đồi của các đới. Có thể tìm thấy một vài dấu hiệu tượng trưng cho tính địa dới ở sự phân bổ các loại trầm tích biển: trầm tích san hô tương ứng với các vĩ độ nhiệt đới, bùn tảo cát ứng với các vĩ độ sần cực. Nhưng điều đó chỉ là sự phản ánh thụ động, ở đáy biên, của các quá trình địa đới, bởi vì các quá trình này vổn là đặc tính cùa bề mặt đại dương. Tàn dư cùa vỏ tảo cát và sản phẩm do cấu trúc san hô bị phá hùy nằm ờ dưới đáy biển không nói lên điều kiện sinh tồn cùa các sinh vật đó.

Tính địa đới cũng bị giảm đi ở các lớp cao của khí quyển. Nguồn năng lượng của khí quyển dưới thấp nhận được là từ bề mặt đất do Mặt Trời đốt nóng. Sự suy giảm nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu là do sự cách xa dần nguồn năng lượng căn bản là bề mặt đất. Giới hạn ảnh hưởng cùa nhiệt độ bề mặt đất tới tầng đối lưu ở độ cao khoảng 20km.

Càng đi sâu vào trong vỏ Trái Đất tính địa đới mất đi một cách nhanh chóng. Ở độ sâu khoảng 15 - 30m nhiệt độ đồng nhất trong năm và bằng nhiệt độ trung bình hàng năm cùa không khí địa phương, ơ dưới lớp có nhiệt độ không đổi này, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng. Ở đây, sự phân bố nhiệt độ không còn liên quan tới bức xạ Mặt Trời (là nguồn năng lượng cùa các quá trình địa đới) mà chi liên quan tới nguồn năng lượng ở trong lòng đất (là nguồn năng lượng duy trì các quá trình phi địa đới).

2. Biểu hiện của qui luật địa đới ở Việt Nam

Nước ta kéo dài trên 15 vĩ tuyến, nếu xét theo qui luật địa đới đúng ra là biểu hiện cùa nó không dáng kể và không rõ ràng, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại (chù yếu là do nước ta có các yếu tố tạo nên tính địa đới già là gió mùa đông bắc cùng với bức chắn địa hình). Nếu tính riêng về mùa hạ, nhiệt độ có sự dông nhât trên cả nước. Song nếu tính nhiệt độ trung bình cả năm thì sự phân hóa Băc - Nam là 0,36°C/1 vĩ tuyến. Đặc biệt về mùa đông, do ảnh hưởng cùa giỏ mùa mùa dông đã làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa miền Bắc và miên Nam trở nên rât lớn, tới 9°C (tính theo nhiệt độ trung bình tháng 1).

Gió mùa đông bắc và thời tiết lạnh do nó gây ra cùng với tác động cùa bức chắn địa hình đà chia lãnh thổ nước ta thành hai đới cảnh quan mà ranh giới là đèo Hài Vân (vĩ tuyến 16°B): 

+ Phía bắc đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa chí tuyến. Đới này lại được chia thành hai á đới lấy ranh giới là Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình): phía Bắc đèo Ngang có ba tháng lạnh và khô với nhiệt độ trung bình dưởi 18°C, lượng mưa trung bình tháng nhỏ. Ở phía Nam đèo Ngang cho đến đèo Hải Vân mùa đông ngăn không đến ba tháng, các khu vực dồng bằng ven biển thì không còn tháng nào nhiệt độ dưới 18°C nữa.

+ Phía Nam đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa á Xích đạo: không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 20°c. Tại đây sự phân hóa theo qui luật địa đới lại phân hóa theo chế  độ ẩm. Người ta lấy ranh giới khoảng vĩ tuyến 14°B để chia đới này thành hai á đới: á đói phía Bắc vĩ tuyến 14°B có khí hậu tương đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc do ảnh hưởng chắn cửa khối Kọm Turn; á đới phía Nam vĩ tuyến 14°B mùa khô sâu sắc, có thể kéo dài tới 5-6 tháng.

3. Sự khác nhau giữa qui luật địa đới và qui luật đai cao

- Xét về hình thức cả hai qui luật này đều là sự giảm nhiệt. Nhưng về bản chất thì khác nhau: trong tính địa đới, sự giảm cân bằng bức xạ theo vĩ độ chủ yếu do sự giàm sút bức xạ sóng ngắn cùa Mặt Trời, liên quan tới sự giảm dần góc nhập xạ; còn tính vành đai theo độ cao liên quan tới vị trí độ cao của địa phương so với mực nước biển, sự giảm cân bàng bức xạ chù yểu do gia tăng nhanh phát xạ sóng dài cùa mặt đất.

- Trong số các đới theo vĩ độ có những đới mà nguồn gốc phát sinh không chỉ do nhiệt mà còn do động lực như miền áp cao cận nhiệt. Tất nhiên theo đai cao không thể có.

- Ở một số miền núi khá cao vùng ôn đới có vành đai đài nguyên trên cao. Nhưng ở đài nguyên núi cao này, độ nắng lớn hơn và không có hiện tượng chiếu sáng đặc biệt như đài nguyên theo vĩ độ với những ngày và đêm dài cực đới.

- Nhiệt độ thay đổi theo độ cao nhanh hơn nhiều so với thay đổi theo vĩ độ: tại bán cầu Bắc, nhiệt độ giảm trung bình 0,5°C/1 vĩ độ; còn ờ tầng đối lưu theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm 6°C/100m.

- Tính vành đai theo độ cao ở miền núi hình thành không phải chi đơn thuần dưới ảnh hường của sự thay đổi độ cao, mà còn dưới ảnh hưởng cùa các dạng địa hình cụ thể. Vì vậy, tính vành đai theo độ cao đa dạng hơn, hay thay đổi hơn tính dịa đói và bị phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố địa phương.

- Cấu trúc cùa tính vành đai theo độ cao phụ thuộc rất mạnh mẽ vào hướng phơi cùa sườn núi. Do ảnh hường cùa hướng phơi, xuất hiện sự không đổi xứng cùa tính vành đai nghĩa là sự khác nhau về độ cao, cùng như biểu hiện cảnh quan cùa vành đai cùng tên ở sườn đối lập.

- Trong những điều kiện nhất định, xuất hiện hiện tượng đảo ngược của tính vành đai theo độ cao (hiện tượng đảo ngược của các đới theo vĩ độ không bao giờ xảy ra).

0