05/06/2017, 11:18

Địa lí ngành trồng trọt

BÀI 28: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT (Bài 40 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 112 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu: SẢN LƯƠNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2004 Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003 Sản lượng (triệu tấn) ... BÀI 28: GIẢI BÀI ...

BÀI 28: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT (Bài 40 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 112 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu: SẢN LƯƠNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2004 Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003 Sản lượng (triệu tấn) ...

BÀI 28: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

(Bài 40 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 112 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯƠNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2004

 

Năm

1950

1970

1980

1990

2000

2003

Sản lượng (triệu tấn)

676,0

1213,0

1561,0

1950,0

2060,0

2021,0

- Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lưoìig thực thế giói qua các nãm.

- Nhận xét.

Trả lời

Biểu đồ thể hiện sản lượng lưong thực thế giới qua các năm

* Nhận xét:

Nhìn chung sản lượng lương thực thế giới thời kì 1950 - 2003 tăng lên, nhưng có sự biến động:

- Trong vòng 53 năm, sản lượng lương thực thế giới tăng gần 3 lần (từ 676 lên 2021 triệu tấn), bình quân mỗi năm tăng 25,4 triệu tấn. Điều này là nhờ không ngừng mở rộng diện tích gieo trồng và áp dụng các biện pháp khoa học - kĩ thuật, sử dụng giống và công nghệ mới để nâng cao năng suất.

- Thời kì 1953 - 2000 sản lượng liên tục tăng, mỗi năm bình quân tăng thêm 27,8 triệu tấn, nhưng trong thời kì 2000 - 2003 sản lượng lương thực thê giới giảm xuống (giảm 39 triệu tấn). Điều này là do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh.

 

Giải bài tập 2 trang 112 SGK địa lý 10: Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp.

Trả lời

- Đa phần là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hòi đất thích hợp, có biên độ sinh thái hẹp.

- Cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm.

- Cây công nghiệp lâu năm đòi hòi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn. 

Vì vậy, cây công nghiệp được trồng ở nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo thành các vùng chuyên canh có qui mô lớn.

 

Giải bài tập 3 trang 112 SGK địa lý 10: Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

Trả lời

Cần phải chú trọng đến việc trồng rừng vì:

- Rừng có vai trò quan trọng với môi trường và cuộc sống con người:

+ Giúp điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn đất, chống cát bay, cát lấn...

+ Rừng là nơi sinh sống cùa các loại động vật hoang dã, nơi bảo tồn nguồn gen quí hiếm.

+ Cung cấp lâm sản phục vụ sản xuất và đời sống như: gỗ, tre, nứa, thực phẩm, dược liệu...

- Rừng trên thế giới hiện đang bị tàn phá nghiêm trọng: trung bình mỗi năm 9,5 triệu ha rừng bị phá hùy, nhiều khu rừng nguyên sinh bị hủy hoại, chất lượng rừng suy giảm.

- Việc trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

 

Giải bài tập 4 trang 112 SGK địa lý 10: Hãy nêu sự phân bố của lúa mì, lúa gạo và ngô trên thế giới. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời

- Lúa gạo: Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 30°C, nhiệt độ thâp nhât không dưới 12°C, cần chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. Lúa gạo phân bô ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đông dân như: châu Á gió mùa (đông Trung Quốc, Đông Nam Ả, Nam Á), hạ lưu sông Ni-giê, bồn địa Công-gô, Ma-đa-ga-xca, đông nam Hoa Kì, Ca-ri-bê, đông bắc Nam Mĩ, đông nam Bra-xin...

- Lúa mì: Ưa khí hậu ấm và khô, cần nhiệt độ thấp thời kì đầu (3 - 4°C), thích hợp với đất đen màu mờ... Vì vậy lúa mỉ phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt và ôn đới: đa phần các nước châu Âu, Trung - Tây Nam Á, đông bắc Trung Quốc, Tây Bắc Ấn Độ, Pa-ki-xtan, đông bắc Hoa Kì, đông nam ô-xtrây-li-a...

- Ngô: Ưa nhiệt, phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn và dễ thoát nước, dễ thích nghi với các dao động khí hậu. Vì vậy ngô phân bố rộng khắp từ nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới, trồng nhiều nhất ở: Đông Bẳc Trung Quốc, Nam Âu, Trung Á, Đông Bắc Hoa Kì, Mê-hi-cô, Bra-xin, Ac-hen-ti-na...

 

Giải bài tập 5 trang 112 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu

SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1980 - 2003

 

1980

1990

2003

Lúa mì

444,6

592,4

557,3

Lúa gạo

397,6

511,0

585,0

Ngô

394,1

480,7

635,7

Các cây lương thực khác

324,7

365,9

243,0

Tổng số

1561,0

1950,0

2021,0

 

a) Hãy tính cơ cấu lương thực của toàn thế giới trong các năm 1980, 1990, 2003.

b) Vẽ ba biểu đồ hình tròn có đường kính 4cm, 6cm, 7cm để thể hiện kết quả đã tính.

Trả lời

a) Tính cơ cấu

CƠ CÁU LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1980 - 2003 (Đơn vị: %)

Cây lương thực

1980

1990

2003

Lúa mì

28,5

30,4

27,5

Lúa gạo

25,5

26,2

28,9

Ngô

25,2

24,6

31,5

Các cây khác

20,8

18,8

12,1

Tổng

100,0

100,0

100,0

b) Vẽ biểu đồ

Chọn bán kính: R1980 = 2 (đvbk), R1990 = 3 (đvbk), R2003 = 3,5 (đvbk).

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lương thực toàn thế giới năm 1980,1990 và 2003 

 

II. Kiến thức khoa học

1.

2.

3.

4. Các trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới

STT

Trung tâm

Thực vật

1

Trung Mĩ

Ngô, ca cao, hướng dương.

2

Nam Mĩ

Khoai tây, thuốc lá, lạc, cáo su.

3

Tây Xu Đăng

Cọ dầu, cây họ đậu.

4

Ê-ti-ô-pi

Cà phê, vừng, lúa miến (cao lương).

5

Ấn Độ

Lúa gạo, mía, cam, chanh, quít, hồ tiêu.

61

Đông Nam A

Lúa gạo, chuối, mít, mía, dừa, chè.

7

Địa Trung Hải

Cây thức ăn gia súc (yến mạch), rau (củ cải, bắp cải...)

8

Tây Á

Lúa mì, lúa mạch.

9

Trung Ọuổc

Cây thực phẩm (cải thìa, cải cúc...), cây ăn quả (lê, táo...

10

Trung A

Lúa mì nho, táo.

Như vậy, qua các trung tâm phát sinh cây trồng cho ta thấy: ở mỗi một trung tâm có một tập hợp các loại cây trồng riêng biệt; tuy nhiên, ở một số trung tâm lại có một sổ cây chung như cây lúa gạo có ở Án Độ và Đông Nam Á, lúa mì có ờ Tây Á và Trung Á... sự tồn tại các loài và các dạng chung như vậy có thệ do điều kiện phát sinh cùa chúng gần gũi với nhau.

Trong 10 trung tâm thì có tới 6 trung tâm (Trung Mĩ, Nam Mĩ, tây Xu Đăng, Ê-ti-ô-pi, Ấn Độ, Đông Nam Á) nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới, hai trung tâm (Địa Trung Hải, Tây Á) nằm ở vòng đai cận nhiệt và hai trung tâm (Trung Ọuốc và Trung Á) nằm chủ yếu ở vòng đai cận nhiệt, có một phần lan sang cà vùng ôn đới. Như vậy, vào thời kì cổ, cây trồng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này cùng hoàn toàn_phù hợp với lịch sử phát triển cùa giới thực vật vì theo nhiêu tài liệu cổ thì các vùng nhiệt đới là trung tâm xuât phát cùa hệ thực vật.

Các cây trồng trong mỗi trung tâm hoàn toàn thích nghi với điều kiện ngoại cảnh ờ đó nên chúng phát triên thuận lợi nhất. Vê sau, trong quá trình phát triên, các cây trồng từ những trung tâm trên dần dần được lan ra khắp thế giới. Bước phát triển xảy ra mạnh mẽ nhắt vào khoảng thế ki XVI trở đi, nghĩa là sau các cuộc phát kiến địa lí. Vào thời kì đó sự giao lưu giữa các lục địa được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa giống cây trông từ lục địa này sang lục địa khác. Cho đến nay, cây trồng đã cỏ mặt gần khẳp các lục địa, trừ các vùng cực băng giá bao phù quanh năm.

0