05/06/2017, 11:18

Phân bố dân cư Các loại hình quần cư và đô thị hóa

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA (Bài 34 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 97 SGK địa lý 10: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đển sự phân bố đó. Trả lời * Đặc điểm phân bố dân cư hiện ...

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA (Bài 34 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 97 SGK địa lý 10: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đển sự phân bố đó. Trả lời * Đặc điểm phân bố dân cư hiện nay: - Dân cư phân bố không đều trong không gian: Có những vùng tập trung đông rất đông dân cư, có vùng thưa dân, thậm chí có vùng không có người ở: + Những ...

BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP PHÂN BỐ DÂN CƯ

CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

(Bài 34 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 97 SGK địa lý 10: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đển sự phân bố đó.

Trả lời

* Đặc điểm phân bố dân cư hiện nay:

- Dân cư phân bố không đều trong không gian:

Có những vùng tập trung đông rất đông dân cư, có vùng thưa dân, thậm chí có vùng không có người ở:

+ Những khu vực tập trung đông dân cư: châu Á gió mùa; Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu; trung Mĩ và vùng biển Caribê.

+ Những vùng thưa dân: vùng băng giá ven Bắc Băng Dương; những hoang mạc ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương; vùng rừng rậm Xích đạo ở Nam Mĩ, châu Phi và vùng núi cao.

- Phân bố dân cư có sự biến động theo thời gian:

+ Mật độ dân số trung binh cùa thế giới ngày càng tăng lên: thời kì đầu là 0,00025 người/km2, thời kì trồng trọt là 1 người/km2, năm 1650 là 3,7 người/km2 và hiện nay là 48 người/km2.

+ Bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi từ giữa thế kỉ XVII đến nay.

* Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư:

- Trình độ phát triển cùa lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế đóng vai trò quyết định.

- Điều kiện tự nhên (đất, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản...), lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư... là cơ sở định hướng cho sự phân bố dân cư.

Giải bài tập 2 trang 97 SGK địa lý 10:  Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình quần cơ thành thi và quần cư nông thôn.

Trả lời

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

- Thời gian xuất hiện: xuất hiện sớm cách đây khoảng 1 vạn năm.

- Thời gian xuất hiện muộn hơn và phát triển lên từ các điểm dân cư nông thôn.

- Mang tính chất phân tán trong không gian: quy mô điểm dân cư nhỏ, dân sổ ít, mật độ dân số thấp.

- Mức độ tập trung dân số cao: quy mô dân số lởn, mật độ dân số cao (tới hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người/km2, ví dụ: Xingapo 6956 người/km2, Mônacô 17054 người/km2...).

- Chức năng chính là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra còn có các hoạt động phi nông nghiệp và hỗn hợp khác.

- Chức năng chính là các hoạt động phi nông nghiệp: công nghiệp; du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông; trung tâm kinh tế - hành chính - chính trị - văn hóa... Hoạt động nông nghiệp rất ít, chỉ chiếm không quá 20% tổng số dân thành thị.

 

 

Giải bài tập 3 trang 97 SGK địa lý 10:  Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005.

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mĩ

42,0

888

Châu Á (trừ LB Nga)

31,8

3920

Châu Âu (kể cả LB Nga)

23,0

730

Châu Đại Dương

8,5

33

Toàn thế giới

135,6

6477

 

a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.

b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.

Trả lời

a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục Ta có công thức:

Mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2)

MẬT Độ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005

b) Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục 

Giải bài tập 4 trang 97 SGK địa lý 10:  Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH, DÂN SỒ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005

Châu lục

Dĩện tích (triệu km2)

Dấn số (triệu ngưòi)

 

1995

2005

Châu Đại Dương

8,5

28,5

33

Châu Á (trừ LB Nga)

31,8 

.3458

3920

Châu Âu (kể cả LB Nga)

23,0

727

730

Châu Mĩ

42,0

775

888

Châu Phi

30,3

728

906

Toàn thế giới

135,6

5716

6477

 

a) Tính mật độ dân sổ toàn thế giới và các châu lục vào các năm 1995 và 2005.

b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi mật độ dân số giữa hai năm trên.

c) Nhận xét.

Trả lời

a) Mật độ dân số toàn thế giới và các châu lục vào các năm 1995 và 2005.

Châu lục

Mật độ dân số (người/km2)

1995

2005

Châu Phi

24

30

Châu Mĩ

18

21

Châu Á (- LB Nga)

109

123

Châu Âu (+ LB Nga)

31,6

32

Châu Đại Dương

3

4

Toàn thế giới

42

48

 

b) Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục vào các năm 1995 và 2005

c) Nhận xét.

Mật độ dân số thế giới và các châu lục đều tăng lên nhưng tốc độ tăng khác nhau và phân bố không đều trong thời kì 1995- 2005:

- Trên toàn thế giới, mật độ dân số tăng nhanh: từ 42 người/km2 lên 48 người/km2.

- Châu Á có mật độ dân số đông nhất gấp (2,5 lần thế giới) và tăng nhanh nhất (tăng từ 109 người/km2 lên 123 người/km2, tức là tăng thêm 14 người/km2).

- Châu Phi, châu Âu và châu Mĩ có mật độ dân sổ thấp (<30 người/km2). Mật độ của châu Phi tăng khá (trong 10 năm tăng thêm 6 người/km2), châu Mĩ tăng chậm (chỉ tăng thêm 3 người/km2), còn châu Âu tăng không đáng kể.

- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất và tăng không đáng kể (chỉ có 4 người/km2).

Giải bài tập 5 trang 97 SGK địa lý 10: Trình bày các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình này.

Trả lời

* Đặc điểm cùa quá trình đô thị hóa:

- Dân số thành thị đang có xu hướng tăng nhanh: thời kì 1900 - 2005 dân sổ thành thị tăng thêm 34,4% (từ 13,6% lên 48%).

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn: hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố trên 1 triệu dân, 50 thành phổ vượt 5 triệu người.

- Lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi, có ảnh hưởng đến lối sống dân cư nông thôn về nhiều mặt. 

* Mặt tích cực và tiêu cực cùa đô thị hóa:

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động.

+ Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trinh sinh tử và hôn nhân ờ các đô thị theo hướng tích cực hơn.

- Tiêu cực: khi quá trình đô thị hỏa không xuất phát và không phù hợp vơi quá trình công nghiệp hóa thì đô thị hóa sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực:

+ Việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm nông thôn mất đi phần lớn nhân lực.

+ Ở thành thị là nạn thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng; điều kiện sinh hoạt thiếu thốn; môi trường ô nhiễm nghiêm trọng; phát sinh nhiều tệ nạn xã hội... ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

II. Kiến thức khoa học

1.

2. Sự phân bố dân cư theo độ cao địa hình và theo vĩ tuyến

- Phân bố dân cư theo độ cao địa hình:

+ Phần lớn nhân loại sống ở độ cao tuyệt đối từ 200m trở xuống. Bộ phận này chi chiếm 27,8% tổng diện tích đất đai cùa thế giới, nhưng chiếm tới 56,2% dân số thế giới. Càng lên cao nói chung mật độ dân số càng giảm xuống. Những khu vực có độ cao dưới 500m (chiếm 57,3% diện tích đất đai) là địa bàn cư trú tuyệt đối của dân cư (4/5 dân số thế giới).

+ Nếu so sánh giữa các châu lục, người ta thấy dân cư Nam Mĩ cư trú trên độ cao lớn nhất (644m), còn ở châu Đại Dương dân cư sống ở độ cao thấp nhất (95m), châu Á là 319m, châu Âu là 168m và nhìn chung toàn thế giới là 320m.

+ Nhìn chung ở vùng ôn đới, điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống của con người thường tập trung ở nơi thấp hơn; còn ở vùng nhiệt đới, lại là những nơi cao hơn.

- Sự phân bố dân cư theo vĩ tuyến:

+ Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở Bắc bán cầu. Khu vực trù mật nhất là xung quanh chí tuyến Bắc và vĩ tuyến 500B ờ Tây Âu. Ở Nám bán cầu phần lớn lả đại dương, nơi sự phân bố dân cư theo vĩ tuyến không biểu hiện rõ rệt: dân cư sống chù yếu từ Xích đạo đến chí tuyến Nam.

+ Về cơ bản, dân cư Địa cầu sống tập trung ở các vĩ độ ôn đới (chiếm 58% dân số thế giới), còn vùng nhiệt đới là 40%. số dân còn lại phân tán ờ những vĩ độ cao hơn.

3. Tại sao phải nghiên cứu quần cư? Các dấu hiệu đặc trưng phân loại quần cư

- Việc nghiên cứu quần cư có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn. Các loại hình quần cư có tính năng động. Như một cơ thể sống, nó phát triển và thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chế độ xã hội này bị thay thế bởi chế độ xã hội khác không dẫn tới sự xóa bỏ các loại hỉnh quần cư trước đó, mà chi làm nó thay đổi theo chiều hướng riêng cùa mình. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có những kiểu quần cư nhất định. Nếu không tìm hiểu những loại hình quần cư thì không thể có khái niệm đầy đù về kinh tế, văn hóa, đời sống... của dân cư ở một lãnh thồ nào đó.

- Việc phân ra hai loại hình quần cư (nông thôn và thành thị) gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ, mà trước hết là tách công nghiệp khỏi nông nghiệp, dẫn tới tách thành thị khỏi nông thôn. Các dấu hiệu đăc trưng cơ bản để phân chia loại hình quần cư là:

+ Chức năng trong nền kinh tế quốc dân (sản xuất, phi sản xuất, chức năng nông nghiệp, phi nông nghiệp...).

+ Quy mô dân số và mức độ tập trung dân cư.

+ Phong cách kiến trúc - quy hoạch.

Ngoài ra còn cỏ thêm một sổ dấu hiệu khác như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn gốc phát sinh.

 

0