Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
BÀI 25: GIẢI BÀI TẬP PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI (Bài 35 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI THỰC HÀNH Câu 1: Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung đông đúc trên thế giới. Nêu ví dụ cụ thể. Trả lời - Các khu vực thưa dân (<10 người/km2): + Các đảo thuộc ...
BÀI 25: GIẢI BÀI TẬP PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI (Bài 35 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI THỰC HÀNH Câu 1: Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung đông đúc trên thế giới. Nêu ví dụ cụ thể. Trả lời - Các khu vực thưa dân (<10 người/km2): + Các đảo thuộc vòng cực bắc, Ca-na-đa, Bắc Âu, Bắc Á thuộc LB Nga. + Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, vùng núi cao Anđét. + Vùng hoang mạc: Xa-ha-ra, Ca-la-harri ; Trung và ...
BÀI 25: GIẢI BÀI TẬP PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
(Bài 35 - Ban nâng cao)
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI THỰC HÀNH
Câu 1: Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung đông đúc trên thế giới. Nêu ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Các khu vực thưa dân (<10 người/km2):
+ Các đảo thuộc vòng cực bắc, Ca-na-đa, Bắc Âu, Bắc Á thuộc LB Nga.
+ Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, vùng núi cao Anđét.
+ Vùng hoang mạc: Xa-ha-ra, Ca-la-harri ; Trung và Tây Nam Á; Ô-xtrây-li-a.
+ Vùng rừng rậm Xích đạo: A-ma-dôn, bồn địa Công-gô...
- Các khu vực tập trung dân cư đông đúc (101 - 200 người/km2: và trên 200 người/km2):
+ Châu Á gió mùa: Đông Trung Ọuốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Nam Á.
+ Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu cùa châu Âu.
+ Vùng Đông Bắc Hoa Kì.
+ Đồng bằng châu thổ sông Nin và sông Ni-giê ở châu Phi.
* Như vậy ta có thể thấy:
- Dân cư trên thế giới phân bố rất không đồng đều.
- Đại bộ phận dân cư sống ờ bán cầu Bắc, khu vực trù mật nhất là quanh chí tuyến bắc (trừ vùng hoang mạc) và quanh vĩ tuyến 50°B (Tây Ảu, Đông Bắc Hoa Kì).
- Đại bộ phận dân cư sống ở cựu lục địa (Á- Âu- Phi).
Câu 2: Tại sao lại có bức tranh phân bố dân cư không đều như vậy.
Trả lời
Bức tranh phân bố dân cư thế giới là do sự tác động tổng hợp cùa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Nhân tố tự nhiên:
Nơi nào có các điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh lí con người, thuận lợi để phát triển sản xuất nơi đó dân cư tập trung đông. Trong các nhân tố tự nhiên thì khí hậu, nguồn nước, địa hỉnh và đất đai có ảnh hưởng rõ nét nhất.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới); nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng quá ờ hoang mạc, lạnh quá ở vùng gần cực, ẩm quá ờ vùng rừng rậm...) thì dân cư thưa thớt.
+ Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ như các châu thổ sông Hồng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin... thì dân cư đông đúc. Ngược lại, các vùng núi cao điều kiện tự nhiên khẳc nghiệt (thiếu nước, đất xấu, độ dốc lớn...) khó khăn cho đời sống và sản xuất thì dân cư thưa thớt.
- Nhân tố kinh tế - xã hội: (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ờ vùng núi cao, hoang mạc, vùng băng giá và vươn ra cả biển.
+ Tính chất của nền kinh tế: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (Tây Âu, Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì là những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nên dân cư đông đúc). Trong hoạt động nông nghiệp, khu vực nào có hoạt động canh tác lúa nước thì cần nhiều lao động hơn nên dân cư đông đúc hơn (như khu vực châu Á gió mùa, châu thổ sông Nin, sông Ni-giê...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: châu lục, khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (như vùng Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu...) có dân cư đông đúc hơn những châu lục và khu vực mới khai thác (châu Mĩ, Ố-xtrây-li-a...).
+ Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Số dân và mật độ dân số cùa châu Mĩ, Ô-xtrây-Ii-a dang tăng lên nhờ những dòng chuyển cư từ châu Âu, châu Phi và châu Á tới.
II. Kiến thức khoa học
1. Tác động của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đến sự phân bố dân cư
Trong sự phân bó dân cư, nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định, nó chỉ tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người. Việc tập trung dân cư trên một-lãnh thổ nhất định là do các nhân tố kinh tế - xã hội mà trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất:
-Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắt và hái lượm nay đây mai đó. Để phục vụ cho cuộc sống của một thị tộc cần phải có những diện tích đất đai rộng lớn.
- Việc tập trung dân cư trên một diện tích nhỏ chi có thể có được khi nền nông nghiệp định canh ra đời. Thành phố đã mọc lên từ lâu thời chiếm hữu nô lệ, nhưng chỉ thật sự trở thành trung tâm thu hút dân cư từ lúc nền công nghiệp tư bàn chủ nghĩa bắt đầu nở rộ.
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, bộ mặt phân bố dân cư trên Địa Cầu đã dần thay đổi. Ngày nay, nhiều trung tâm dân cư lớn dã mọc lên ở cả những vùng quanh năm băng giá, ở cả vùng núi cao ba bốn nghìn mét, ờ cả vùng hang mạc nóng bỏng và thậm chí vươn ra cả ngoài biên.
Điều kiện tự nhiên hầu như vẫn thế, nhưng sự phân bố dân cư đã trải qua nhiều biến đổi lớn lao. Rõ ràng là điều kiện tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, còn khả năng ấy thực hiện như thế nào lại là do các nhân tố xã hội, trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chi phối.
2. Tính chất của nền kinh tế tác động tới sự phân bố dân cư thế giới
Sự phân bố dân cư thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Đây cũng là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố dân cư.
Nói chung, những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp.
Trong công nghiệp, mật độ dân số cao thấp cũng tùy thuộc vào tính chất của từng ngành sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, nhờ điện khí hóa, tự động hóa và liên hiệp hóa, nhiều khu vực công nghiệp lớn ra đời với mật độ dân số không quá cao. Kĩ thuật càng tiên tiến thì mức độ tập trung dân cư trong các khu vực công nghiệp càng giảm.
Trên thế giới có nhiều khu vực nông nghiệp đông dân. Cùng với hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, có nơi đông dân. Điêu này có thể cắt nghĩa bằng cơ câu cây trồng. Việc canh tác lúa nước đòi hòi rất nhiêu lao động. Vì vậy, những vùng trồng lúa nước đồng thời là vùng dân cư trù mật của thế giới. Ngược lại, các vùng trồng lúa mì, ngô dân cư không đông lắm do việc trồng các loại cây này không cần nhiều nhân lực.