Mẹo duy trì cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh

Giao tiếp với người bản ngữ đã là một điều khó và để duy trì được cuộc đó thì lại càng khó hơn. Làm thế nào để tránh tình trạng không biết nên nói gì, im lặng hoặc đóng băng trong quá trình giao tiếp. Sau đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để duy trì cuộc hội thoại bằng tiếng Anh của ...

Giao tiếp với người bản ngữ đã là một điều khó và để duy trì được cuộc đó thì lại càng khó hơn. Làm thế nào để tránh tình trạng không biết nên nói gì, im lặng hoặc đóng băng trong quá trình giao tiếp. Sau đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để duy trì cuộc hội thoại bằng tiếng Anh của mình.
 


Giao tiếp trong tiếng Anh có khó không? (Nguồn: eslspeaking)

 

1. Biểu cảm cảm xúc: Thể hiện sự thích thú trong cuộc giao tiếp

Trong giao tiếp tiếng Anh, bạn không cần nói quá nhiều nhưng nên thể hiện sự thích thú của mình bằng cách lắng nghe người đối diện nói. Sự thích thú của bạn thể hiện bằng cách chăm chú lắng nghe hoặc thể hiện qua ánh mắt, giọng điệu. Bạn có thể sử dụng cụm từ ngắn để thể hiện cảm xúc như :

– Really? Thật vậy à?

– Right: Đúng rồi/Đúng thế

– Sure: Chắc chắn rồi

– How awful: Thật kinh khủng!

- Oh no! Ôi không!

– You’re joking: Bạn đang đùa hả?

– What a pity: Thật đáng tiếc!

– Mmm: Vậy hả…

– Are you? Lucky you! Bạn á? Thật là may mắn quá!

2. Lặp lại điều người khác vừa nói

- Nhắc lại những điều mà người khác nói cũng là cách giúp bạn duy trì cuộc hội thoại trong giao tiếp tiếng Anh. Cách nhắc lại này sẽ tạo cảm giác ngạc nhiên với người đối diện đó.

Ví dụ:

– He won 56 millions VND on the lottery. (Anh ấy đã trúng sổ số 56 tỷ Việt Nam đồng.) - 56 millions! (56 tỷ á!)

– I’m going to Hangover next week. (Tôi sẽ tới Hangover vào tuần tới)

- Hangover! (Hangover á!)

 


Làm sao để giảm sự im lặng trong giao tiếp tiếng Anh (Nguồn: facestock)

 

3. Một số mẹo giảm sự im lặng trong giao tiếp

– Nếu bạn không hiểu người đối diện đang nói gì, bạn có thể sử dụng một số câu sau:

Ví dụ:

+ Sorry, I don’t understand. Xin lỗi, tôi không hiểu

+Sorry, could you repeat that? Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại được không?

+ Sorry? I didn’t catch your words. Xin lỗi, tôi vẫn chưa bắt kịp những gì bạn nói

– Nếu bạn đang bí từ, bạn có thể nói:

+ I can’t find the word I’m looking for… Tôi không thể tìm được từ tôi đang muốn tìm kiếm

+ I’m not sure that this is the right word, but…Tôi không chắc rằng đây là từ đúng, nhưng…

+ What I want to say is… Điều tôi muốn nói là…

– Nếu bạn không tìm được từ ngay lập tức lúc đó thì có thể dùng các từ “phòng hờ” như:

+ Well… À, Vâng..

+ OK… Được…

+ So… Thế thì…

+ Hmmm…

+ Uh-huh

+ Umm…

– Thay đổi chủ đề trong giao tiếp. Bạn có thể sử dụng một số câu sau:

+ Anyway,…Dù sao thì…

+ Well, as I was saying…Vâng, như tôi đã nói…

+ So, back to …Vậy thì, trở về với…

+ So, we were saying …Vậy là, chúng ta đã nói…

– Hoặc bạn nói nhưng người nghe không hiểu, bạn có thể dùng những câu sau để nhắc lại điều mình vừa nói.

+ What I meant to say was…Điều tôi muốn nói là…

+ Let me rephrase that…Để tôi làm rõ điều đó…

+ Let me put this another way…Để tôi diễn đạt theo một cách khác…

+ Perhaps I’m not making myself clear…Có lẽ tôi cũng chưa rõ…

Bạn đã ghi nhớ bao nhiêu “mẹo” trong bài viết này rồi? Có rất nhiều cách để duy trì cuộc hội thoại của mình với các bạn nước ngoài, hãy tự tin trong giao tiếp tiếng Anh nha! Càng nói nhiều và nói lâu sẽ trau dồi và nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh của người học á!

Nguồn tienganh247.

0