25/05/2018, 17:49
Giáo sư Susan Bayly thuyết trình về “Nhân học và nhân học văn hóa trong nghiên cứu và giảng dạy hiện nay”
(ĐHVH HN) - Nhân học (Anthropology) là ngành khoa học có lịch sử khá lâu trên thế giới, có ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây. Đây là ngành rất được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Hiện nay nhân học, một trong những ngành thuộc khoa học xã hội đang phát triển mạnh mẽ tại ...
(ĐHVH HN) - Nhân học (Anthropology) là ngành khoa học có lịch sử khá lâu trên thế giới, có ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây. Đây là ngành rất được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Hiện nay nhân học, một trong những ngành thuộc khoa học xã hội đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ngày 5/12/2017, tại CLB các nhà nghiên cứu trẻ, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đã có buổi thuyết trình của Giáo sư Susan Bayly - Trường Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) về chủ đề “Nhân học và nhân học văn hóa trong nghiên cứu và giảng dạy hiện nay”. Dưới đây là một số nội dung mà Giáo sư Susan Bayly đã chia sẻ.
GS. Susan Bayly chia sẻ những kinh nghiệm trong giảng dạy,
nghiên cứu Nhân học và nhân học văn hóa
1. Nhân học truyền thống và Nhân học hiện đại
Trong truyền thống, nhân học được phân chia thành Nhân học xã hội và Nhân học văn hóa. Tuy nhiên, ngày nay biên giới này đã lu mờ, giữa chúng có sự giao thoa lẫn nhau. Nhân học ngày nay tiếp cận rất gần tới con người. Con người làm gì, họ cảm thấy như thế nào, người nghiên cứu học được gì, trải nghiệm được gì. Mô tả nhân học ngày nay rất cụ thể, chi tiết. Nhân học truyền thống hướng vào những cái đã là, như những kết quả, đã định hình; trong khi đó nhân học hiện đại hướng vào những cái đang là, cái sinh thành, thuộc thì hiện tại.
Cần lưu ý khái niệm “văn hóa” trong nhân học. Ở phương Tây, văn hóa (culture) có thể được hiểu là văn hóa bác học (high culture). Theo đó, văn hóa để chỉ những bản nhạc, bức họa… được sáng tác bởi những nghệ sĩ tài ba.
Tuy nhiên văn hóa còn được hiểu rất rộng: gồm tất cả những thứ như tiếng nói, ngôn ngữ, âm nhạc (cả âm nhạc hiện đại lẫn âm nhạc cổ truyền)… Trong nghĩa rộng này, vấn đề được tập trung là niềm tin, giá trị, tư tưởng…Văn hóa còn được hiểu như là bản sắc của một cộng đồng, một quốc gia. Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng.
2. Hoạt động dạy học và nghiên cứu Nhân học ở Cambridge
Cambridge là trường học lâu đời, có khoảng 10.000 sinh viên, trong đó, 60% là học viên cao học và nghiên cứu sinh. Phương châm giáo dục của trường luôn chú ý đến việc xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và người học. Có thể nói, đây là trường học có tính quốc tế với nhiều sinh viên và nhân viên là công dân từ nhiều quốc gia. Hiện nay có 40 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường.
Cambridge có hầu hết các ngành, các khoa đào tạo, trong đó có khoa Nhân học. Khoa Nhân học ở Cambridge có khoảng 200 sinh viên và 25 giảng viên. Khoa có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa ngành xã hội khác trong trường. Khoa Nhân học (Cambridge) có nhiều chuyên gia nghiên cứu tiếp cận nhân học thuộc nhiều nơi trên thế giới (Mông Cổ, Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Việt Nam…), có khả năng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau.
Phương pháp quan trọng trong giảng dạy và nghiên cứu ở Cambridge là thảo luận, trao đổi nhóm nhỏ giữa các sinh viên và người hướng dẫn. Điều quan trọng là giúp người học hiểu về sứ mệnh, nhiệm vụ của bản thân và các nguyên tắc làm việc mà sinh viên phải tuân thủ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nhân học là tôn trọng một cách sâu sắc đối tượng nghiên cứu, tôn trọng đời sống văn hóa, giá trị văn hóa địa bàn nghiên cứu. Qua đó, các nhà nhân học mong muốn có thể cảm thông, thấu hiểu với văn hóa và con người nơi đó.
Trong nhân học, một phương pháp làm việc truyền thống là nhà nhân học một mình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, xây dựng mối quan hệ mật thiết, đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Bên cạnh đó là phương pháp làm việc theo nhóm. Các nhà nhân học Cambridge thường xuyên sử dụng cả hai phương pháp làm việc này. Nhà nhân học cũng luôn ý thức được rằng mình làm việc trong mạng lưới với sự tương tác, hỗ trợ của rất nhiều người khác nhau (người hỗ trợ nghiên cứu - research assistant, những nhà nghiên cứu tại địa phương, cơ quan quản lý tại địa phương, cộng đồng…)
3.Một số lưu ý trong nghiên cứu nhân học
Nói tới những lưu ý trong nghiên cứu nhân học, có một số từ khóa cần quan tâm như sau:
- Tôn trọng (Respect): tôn trọng những thông tín viên, những nền văn hóa mà chúng ta nghiên cứu.
- Kiên nhẫn (Patience): Nghiên cứu sinh ngành Nhân học ở Cambridge có khoảng 1 năm được đào tạo tại trường. Sau đó, có khoảng 14, 15 tháng thực địa; sau đó viết luận án và xuất bản.
- Đạo đức và trung thực (Moral and Honesty): Phải luôn chú ý các vấn đề đạo đức và luôn trung thực. Ví dụ như việc đảm bảo không đặt người hỗ trợ mình vào bất cứ một hoàn cảnh rủi ro nào. Trước khi đi, cần chú ý tới vấn đề thời tiết có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hoàn cảnh có thể gây xấu hổ cho người hỗ trợ nghiên cứu hay thậm chí là việc ai sẽ trả tiền cho bữa ăn... Mỗi quốc gia, mỗi địa bàn nghiên cứu có những đặc thù riêng.
Nhà nghiên cứu trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Họ có thể phải làm việc ở một nơi xa xôi. Các giáo sư cần hướng dẫn cho họ, giúp họ dự đoán trước xem ai sẽ là người cấp các thủ tục cần thiết (ví dụ như loại visa nào); những giới hạn cần biết (cái gì được phép, cái gì không được phép). Vì thế, các nghiên cứu sinh ngành Nhân học ở Cambridge dành hầu hết thời gian một năm đầu tiên để lên đề cương nghiên cứu. Trong đó, đề cương nghiên cứu phải đưa ra thật chi tiết tất cả những gì có thể lường trước, mà người nghiên cứu sẽ gặp trong quá trình thực địa.
4.Văn hóa đã và đang thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa
Một vấn đề quan trọng mà nhân học chú ý tới hiện nay là việc một nền văn hóa thay đổi như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa. Khi mà khoảng cách giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt, du lịch phát triển, hoạt động giao lưu văn hóa ngày càng gia tăng… thì những yếu tố mới xuất hiện.
Nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam truyền thống thường tập trung vào cái nguyên gốc, giữ gìn cái gốc, cái cổ. Nhưng nhà nghiên cứu nhân học nên chú trọng tới những yếu tố mới xuất hiện, và cắt nghĩa về sự xuất hiện đó. Ví dụ, lễ hội truyền thống của Việt Nam có những yếu tố mới nào xuất hiện, những yếu tố mới đó đã được tổ chức thế nào trong cấu trúc của lễ hội.
Một vấn đề đặt ra là văn hóa truyền thống, văn hóa cổ truyền ngày nay đang được nhìn nhận như thế nào trong mắt của khách du lịch hay trong mắt của thế hệ trẻ. Ví dụ như Hoàng thành Thăng Long. Đây vốn là công trình kiến trúc đẹp, cổ kính, một di tích lịch sử. Nhưng đó không chỉ còn là nơi tham quan mà còn là một địa điểm để giới trẻ chụp ảnh kỷ yếu. Đó là một trong những biểu hiện rất nhỏ cho thấy sự kết hợp mang tính thời đại giữa cái mới và cái cũ, giữa thế hệ trẻ và những di sản văn hóa – lịch sử của dân tộc.
Hiện nay có một số hướng nghiên cứu nhân học đang rất được quan tâm trên thế giới như: nhân học về đạo đức, nhân học về đô thị, nhân học về nghệ thuật, thậm chí nhân học về chính trị.
Có một số đề tài đã và đang được học viên tại khoa Nhân học – Đại học Cambridge triển khai:
- Nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền ở Ấn Độ: Địa bàn nghiên cứu là một vùng di sản thuộc một thành phố lớn ở Ấn Độ. Hindu giáo có vai trò rất quan trọng ở đây. Vấn đề là môi trường tự nhiên ở đây không ổn định, luôn thay đổi. Nơi này giống như đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sông ngòi và rất thường xuyên bị lụt. Một phần của nghiên cứu quan tâm tới việc làm thế nào con người sống trong môi trường văn hóa rất giàu truyền thống nhưng môi trường lại thay đổi rất thường xuyên như thế. Làm thế nào mà con người có thể lưu giữ được những đền đài, công trình tôn giáo trong môi trường khắc nghiệt; đi cùng với đó là việc gìn giữ âm nhạc truyền thống.
- Nghiên cứu về một thành phố ở Italy (L’Aquila):
Đây là thành phố phải gánh chịu một trận động đất kinh hoàng năm 2009. L’Aquila là một thành phố hàng nghìn tuổi với rất nhiều tòa nhà cổ kính, lâu đời. Sinh viên là người Đức. Chính phủ Đức đã giúp thành phố này trong việc tái xây dựng lại thành phố. Người dân ở đây họ biết rằng, một ngày nào đó những công trình lớn, ví dụ như nhà thờ của họ, sẽ được xây dựng lại. Nhưng nhiều người không còn được ở lại nơi cũ nữa mà phải di chuyển ra khu vực khác với những tòa nhà an toàn. Giờ họ chỉ được sống trong những ngôi nhà hiện đại mới ở khu vực gần đó. Và họ chỉ có thể nhìn lại thành phố đã bị phá hủy từ cửa sổ của những tòa nhà hiện đại và tiện nghi. Họ biết rằng một ngày nào đó, những công trình tuyệt đẹp của họ sẽ được xây dựng lại nhưng họ không thể sống ở đó (có thể họ sẽ vào trong thành phố để làm việc nhưng không thể sống ở đó nữa). Nhiều hoạt động văn hóa đã được ra đời. Các hoạt động văn hóa này tập trung sáng tác thơ ca, trình diễn âm nhạc, nghệ thuật, kịch để xoa dịu và động viên những người đã có mất mát tinh thần to lớn như thế. Chính phủ cho họ tiền để những hàng xóm mới lập thành các nhóm có những hoạt động văn hóa như vậy. Các hoạt động văn hóa này có vai trò quan trọng trong việc tái thiết lập lại các quan hệ giữa các gia đình với các hàng xóm mới của họ. Đó là “văn hóa sống”, không phải văn hóa thông qua truyền hình hay truyền thông mạng.
Bên cạnh những nội dung được tóm lược như trên, GS.TS Susan Bayly còn chia sẻ nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Trong không khí chia sẻ và cởi mở, rất nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đã được đưa ra và được thảo luận sôi nổi. Đây là những gợi mở rất hữu ích cho nhiều hướng nghiên cứu đang được triển khai trong trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
4.Văn hóa đã và đang thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa
Một vấn đề quan trọng mà nhân học chú ý tới hiện nay là việc một nền văn hóa thay đổi như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa. Khi mà khoảng cách giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt, du lịch phát triển, hoạt động giao lưu văn hóa ngày càng gia tăng… thì những yếu tố mới xuất hiện.
Nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam truyền thống thường tập trung vào cái nguyên gốc, giữ gìn cái gốc, cái cổ. Nhưng nhà nghiên cứu nhân học nên chú trọng tới những yếu tố mới xuất hiện, và cắt nghĩa về sự xuất hiện đó. Ví dụ, lễ hội truyền thống của Việt Nam có những yếu tố mới nào xuất hiện, những yếu tố mới đó đã được tổ chức thế nào trong cấu trúc của lễ hội.
Một vấn đề đặt ra là văn hóa truyền thống, văn hóa cổ truyền ngày nay đang được nhìn nhận như thế nào trong mắt của khách du lịch hay trong mắt của thế hệ trẻ. Ví dụ như Hoàng thành Thăng Long. Đây vốn là công trình kiến trúc đẹp, cổ kính, một di tích lịch sử. Nhưng đó không chỉ còn là nơi tham quan mà còn là một địa điểm để giới trẻ chụp ảnh kỷ yếu. Đó là một trong những biểu hiện rất nhỏ cho thấy sự kết hợp mang tính thời đại giữa cái mới và cái cũ, giữa thế hệ trẻ và những di sản văn hóa – lịch sử của dân tộc.
Hiện nay có một số hướng nghiên cứu nhân học đang rất được quan tâm trên thế giới như: nhân học về đạo đức, nhân học về đô thị, nhân học về nghệ thuật, thậm chí nhân học về chính trị.
Có một số đề tài đã và đang được học viên tại khoa Nhân học – Đại học Cambridge triển khai:
- Nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền ở Ấn Độ: Địa bàn nghiên cứu là một vùng di sản thuộc một thành phố lớn ở Ấn Độ. Hindu giáo có vai trò rất quan trọng ở đây. Vấn đề là môi trường tự nhiên ở đây không ổn định, luôn thay đổi. Nơi này giống như đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sông ngòi và rất thường xuyên bị lụt. Một phần của nghiên cứu quan tâm tới việc làm thế nào con người sống trong môi trường văn hóa rất giàu truyền thống nhưng môi trường lại thay đổi rất thường xuyên như thế. Làm thế nào mà con người có thể lưu giữ được những đền đài, công trình tôn giáo trong môi trường khắc nghiệt; đi cùng với đó là việc gìn giữ âm nhạc truyền thống.
- Nghiên cứu về một thành phố ở Italy (L’Aquila):
Đây là thành phố phải gánh chịu một trận động đất kinh hoàng năm 2009. L’Aquila là một thành phố hàng nghìn tuổi với rất nhiều tòa nhà cổ kính, lâu đời. Sinh viên là người Đức. Chính phủ Đức đã giúp thành phố này trong việc tái xây dựng lại thành phố. Người dân ở đây họ biết rằng, một ngày nào đó những công trình lớn, ví dụ như nhà thờ của họ, sẽ được xây dựng lại. Nhưng nhiều người không còn được ở lại nơi cũ nữa mà phải di chuyển ra khu vực khác với những tòa nhà an toàn. Giờ họ chỉ được sống trong những ngôi nhà hiện đại mới ở khu vực gần đó. Và họ chỉ có thể nhìn lại thành phố đã bị phá hủy từ cửa sổ của những tòa nhà hiện đại và tiện nghi. Họ biết rằng một ngày nào đó, những công trình tuyệt đẹp của họ sẽ được xây dựng lại nhưng họ không thể sống ở đó (có thể họ sẽ vào trong thành phố để làm việc nhưng không thể sống ở đó nữa). Nhiều hoạt động văn hóa đã được ra đời. Các hoạt động văn hóa này tập trung sáng tác thơ ca, trình diễn âm nhạc, nghệ thuật, kịch để xoa dịu và động viên những người đã có mất mát tinh thần to lớn như thế. Chính phủ cho họ tiền để những hàng xóm mới lập thành các nhóm có những hoạt động văn hóa như vậy. Các hoạt động văn hóa này có vai trò quan trọng trong việc tái thiết lập lại các quan hệ giữa các gia đình với các hàng xóm mới của họ. Đó là “văn hóa sống”, không phải văn hóa thông qua truyền hình hay truyền thông mạng.
Bên cạnh những nội dung được tóm lược như trên, GS.TS Susan Bayly còn chia sẻ nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Trong không khí chia sẻ và cởi mở, rất nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đã được đưa ra và được thảo luận sôi nổi. Đây là những gợi mở rất hữu ích cho nhiều hướng nghiên cứu đang được triển khai trong trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
GS. Susan Bayly chụp ảnh kỉ niệm với một số cán bộ - giảng viên của Nhà trường
(Cao Thảo Hương lược ghi)