18/06/2018, 13:11

GIANG QUÁN (1503 – 1565)

Giang Quán, tự Dân Oanh, hiệu Hoàng Nam Tử, người đời Minh, Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện). Ông là thầy thuốc có tiếng vào đời nhà Minh. Ông con nhà trí thức; năm 13 tuổi, mẹ mắc bạo bệnh qua đời ông phẫn chí học tập đỗ tú tài, lên huyện học, nổi tiếng khắp hương lý. Vì cố sức học quá ...

 Giang Quán, tự Dân Oanh, hiệu Hoàng Nam Tử, người đời Minh, Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện). Ông là thầy thuốc có tiếng vào đời nhà Minh. Ông con nhà trí thức; năm 13 tuổi, mẹ mắc bạo bệnh qua đời ông phẫn chí học tập đỗ tú tài, lên huyện học, nổi tiếng khắp hương lý. Vì cố sức học quá độ, ông bệnh lao, thổ huyết rất

nhiều, tìm thầy chữa trị mười mấy lần không khỏi. Ông bèn bỏ học khoa cử, tìm đọc sách y. Ông chuyên tâm nghiên cứu, sau cùng thông suốt y lí, tự viết ra đơn thuốc trị được bệnh mình. Ông chữa trị cho người cũng hiệu nghiệm rất nhiều, vang danh một dải Hoài Nam (miền nam tỉnh An Huy). Trong khi hành nghề, ông nghiệm thấy rằng ‘Kinh, sử’ là hai mặt tương tự lẫn nhau, ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’ là kinh của y gia, y án của Biển Thước, Thương Công và danh y các đời là sử của y gia. Hai món ấy giúp nhau, xác chứng cho nhau; nói suông về y lí, không bằng đem y án của danh y cổ kim tập trung lại, cung cấp cho ngươi tham khảo. Thế là ông bèn dùng thì giờ rỗi, sau giờ xem mạch, sưu tập rộng rãi các y án của y gia các đời, trước từ Tần Việt nhân (Biểu Thước), Thương Công, Hoa Đà, ghi chép trong các sách ‘Sử Ký’, ‘Tam Quốc Chí’, sau

đến các danh y đời Minh, gặp trường hợp điển hình nào thì tùy bút chép ra, đồng thời liệt kê vào các bí phương gia truyền, kết hợp với y án của mình, phân một biệt loại, trong suốt hơn hai mươi năm, biên soạn thành sách ‘Danh Y Loại Aùn’, một bộ sách chuyên môn thứ nhất của Trung Quốc, nội dung tương đối có hệ thống và hoàn bị. ‘Danh Y Loại Án’ toàn bộ gồm 12 quyển, chia ra 205 môn, nội dung phong phú, bệnh án của các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan, đầy đủ hết. Bệnh án được ghi chép phần lớn đều có tên họ, tuổi tác, thể chất, chứng trạng chẩn đoán, trị liệu. Bệnh chứng ghi chép rõ ràng, biện chứng, phương dược cũng tương đối thỏa đáng. Sau các bệnh án trọng yếu, còn có phụ lục lời của người viết sách. Vì nguồn gốc tư liệu của bộ sách này rất rộng nên đối với việc nghiên cứu học tập kinh nghiệm trị liệu và tư tưởng học thuật của các y gia cổ đại tương đối có giá trị và đối với các khoa lâm sàng cũng rất có mở mang. Sách ‘Danh Y Loại Aùn’ mới là bản thảo, chưa hoàn tất thì Giang Quán qua đời. Con ông là Giang Ứng Tú, tự Nam Trọng, hiệu Thiếu Vi, cũng là danh y đương thời, kế thừa sự nghiệp của cha, tu đính tăng bổ và hoàn thành bộ sách, năm 1591 khắc bản ấn hành, lưu truyền đến ngày nay. Ông mất năm 1565, hưởng thọ 62 tuổi.

0