18/06/2018, 13:11

HOÀNG PHỦ MẬT (215 – 282)

Tự là Sĩ An, khi nhỏ tên Tĩnh, hiệu là Huyền án tiên sinh, người quận An Định (nay là Ninh Hạ, Cố Nguyên), đời Tây Tấn, là nhà châm cứu học nổi tiếng đời Tấn, viết quyển ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ hiện còn lưu truyền. Khi còn nhỏ tuổi, ông theo người chú dời chỗ ở đến Tân An (nay là Hà ...

Tự là Sĩ An, khi nhỏ tên Tĩnh, hiệu là Huyền án tiên sinh, người quận An Định (nay là Ninh Hạ, Cố Nguyên), đời Tây Tấn, là nhà châm cứu học nổi tiếng đời Tấn, viết quyển ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ hiện còn lưu truyền. Khi còn nhỏ tuổi, ông theo người chú dời chỗ ở đến Tân An (nay là Hà Nam, Miễn Trì). Được gia đình nuông chiều, đã 17, 18 tuổi, ông vẫn không thích học, hàng ngày đi chơi rong.

Người ta chê cười là thằng u mê. Người thím thấy tình trạng của cháu, rất đau lòng, ôn tồn khuyến dụ ông với mắt đầy lệ. Ông vô cùng cảm động, thề sẽ hối cải. Ông bắt đầu học tập, nhưng vì nhà nghèo, ông phải luôn mang sách theo mình vừa cày vừa học. Ông học Tứ Thư, Ngũ Kinh và các tác phẩm của bách gia chư tử, khắc khổ học hành cho đến khi hơn 80 tuổi thành một học giả uyên bác, nổi tiếng trong giới văn học và sử học. Ông đã soạn các quyển ‘Đế Vương Thế Kỷ’, ‘Cao Sĩ Truyện’, ‘Dật Sĩ Truyện’, ‘Liệt Nữ Truyện , Huyền Án Xuân Thư và một số thi phú được nhiều người đương thời truyền tụng. Ông sinh ra vào cuối đời Đông Hán, lớn lên ở đời Ngụy của họ Tào, chết ở đời Tây Tấn. Không chịu ra làm quan, triều đình từng nhiều lần triệu mời ông ra làm quan nhưng lần nào ông cũng nại cớ bệnh hoạn từ chối khéo

Năm 42 tuổi, ông bỗng bị bán thân bất toại,  điếc, thân thể đau nhức. Nhưng bệnh tật không hề làm cho ông mất đức tin và ý chí, ông nằm trên giường bệnh nghiên  cứu y học, nghiên cứu sâu các sách ‘Tố Vấn’, Châm Kinh’, ,Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu và các tác phẩm của Trương Trọng Cảnh, Vương Thúc Úroa, tìm phương pháp trị liệu châm cứu trị chứng phong tê của mình. Trải qua một thời gian dùng kim châm, bệnh phong tê của ông giảm bớt rõ rệt, làm cho ông nảy sinh ý kiến chỉnh lý tư liệu châm cứu. Ông tổng hợp ba bộ sách thuốc ‘Tố Vấn’, ‘Châm Kinh’, ‘Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu, biên soạn thành một bộ Châm Cứu học là ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ giúp cho nền châm cứu học xác lập được qui phạm, được chuyên môn hóa và hệ thống hóa hơn. ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ đã lập định cơ sở cho ngành châm cứu trị liệu học, đối với sự phát triển châm cứu học Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy rất lớn.

Năm 282, ông bệnh mất tại Triều Na, hưởng thọ 67 tuổi.

0