Luyện tập bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng trang 162 SGK Văn 6
Luyện tập bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng trang 162 SGK Văn 6 Bài 2: Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. ...
Luyện tập bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng trang 162 SGK Văn 6
Bài 2: Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa.
Bài 1: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.
Trả lời:
- Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là giỏi nghề nghiệp, có lòng nhân đức.
- Nội dung trên giống với nội dung lời thề Hi-pô -cờ-rát (không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ sãn sóc miễn phí cho người nghèo) ở chỗ: đều đề cao y đức lên trên hết, trước hết đối với tất cả những ai trong nghề chữa bệnh cứu người.
Bài 2: Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa.
Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.