Soạn bài Động từ trang 145 SGK Văn 6
Soạn bài Động từ trang 145 SGK Văn 6 Câu 2: Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK - tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu. ...
Soạn bài Động từ trang 145 SGK Văn 6
Câu 2: Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK - tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu.
Câu 1: Đọc các câu văn trong mục 1. I SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Tìm động từ trong các câu văn.
2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:
- Về những từ dứng xung quanh nó trong cụm từ?
- Về khả năng làm vị ngữ?
Trả lời:
Các động từ có trong các câu văn:
a) đi, đến, ra, hỏi
b) lấy, làm, lễ
c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành dộng, trạng thái... của sự vật.
Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ:
* Danh từ:
- Không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay chớ, đừng...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
* Động từ:
- Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ đừng...
Câu 2: Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK - tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu.
Trả lời:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau |
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau |
|
Trả lời câu hỏi Làm gỉ? |
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng |
|
Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào? |
Dám, toan, định |
Buồn, gẫy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu |