23/05/2018, 15:46

Làm cỏ bón phân cho chuối

Làm cỏ và bón phân cho chuối là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề . Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ nào trên đất tự nhiên, nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất. ...

Làm cỏ và bón phân cho chuối là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề . Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ nào trên đất tự nhiên, nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất.

Làm cỏ

Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp mới có hiệu quả.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề mặt bằng phẳng cho đất vườn.

Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện pháp diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả, giảm chi phí và công lao động .

Tác dụng của việc làm cỏ

– Hạn chế cạnh tranh về nước, dinh dưỡng với cây chuối.

– Làm sạch cỏ giúp cho vườn chuối phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hơn.

– Làm sạch cỏ hạn chế được nơi trú ngụ và lây lan của nhiều loại sâu, bệnh hại chuối.

Các phương pháp trừ cỏ

Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới

Việc làm cỏ cho vườn chuối cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần thiết.

– Các vườn chuối trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các hàng chuối mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất.

– Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách gốc từ 30 – 50 cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối, làm cỏ 3 – 4 đợt /năm. Làm cỏ chuốiLàm cỏ chuối

– Trong vườn chuối kinh doanh đã khép tán, chỉ làm cỏ trắng theo hình vành khăn chiếu theo tán lá để bón phân, diện tích còn lại cắt cỏ 2 – 3 lần/năm.    – Vào cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ  hoặc cày giữa các hàng chuối để ngăn ngừa cháy vườn chuối vào mùa khô.

– Dùng máy phát cỏ cầm tay rất thuận lợi, tiết kiệm được công lao động. Máy cắt cỏ cầm tayMáy cắt cỏ cầm tay

Trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ

Sử dụng thuốc trừ cỏ cho vườn chuối ngày càng trở lên phổ biến do khả năng đáp ứng kịp thời, không cần nhiều sức lao động và tiêu diệt triệt để nhiều loại cỏ dại. Hơn nữa khi sử dụng hóa chất trừ cỏ có ưu điểm hơn biện pháp cơ giới là đất ít bị rửa trôi xói mòn hơn.

* Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:

– Theo giai đoạn cỏ bị diệt có:

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm

+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, diệt cây cỏ sau nảy

– Theo tính chọn lọc có:

+ Thuốc có tính chọn lọc – ví dụ 2.4 D chỉ dùng để trừ cỏ lá rộng, Dalapon chỉ trừ cỏ hàng năm.

+ Thuốc không chọn lọc diệt trừ được nhiều loài cỏ dại.

– Theo cơ chế tác động đến các bộ phận của cây có:

+ Thuốc lưu dẫn – ví dụ Glyphosate khi phun lên lá cây thuốc dẫn truyền đến các bộ phận khác và gây chết toàn cây.

+ Thuốc gây chết do tiếp xúc – ví dụ Paraquat chỉ gây cháy những bộ phận cây có tiếp xúc với thuốc khó chết với những cỏ có thân ngầm.

* Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ cỏ

– Tùy theo đặc điểm và chủng loại cỏ dại có trong vườn mà ta chọn loại thuốc trừ cỏ cho phù hợp.

– Sử dụng thuốc vào giai đoạn cỏ còn non, chưa ra hoa

– Phun thuốc đúng nồng độ, đủ lượng nước theo khuyến cáo ghi trên nhãn mỗi loại thuốc,

– Phun thuốc ướt đều mặt lá cỏ.

– Sử dụng kết hợp một số loại thuốc trừ cỏ để có thể tiêu diệt nhiều nhóm cỏ cùng một lần phun (ví dụ sử dụng kết hợp 2.4 D và Glyphosate để diệt cỏ lá rộng và cỏ hòa thảo trong vườn chuối )

– Tránh phun thuốc vào tán lá của cây.

* Khi sử dụng thuốc trừ cỏ chú ý tên thương mại và tên hoạt chất

– Thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc gây cháy có tên thương mại ZIZU, tên hoạt chất là Paraquat

– Thuốc trừ cỏ dạng lưu dẫn có thể diệt các bộ phận dưới mặt đất có tên thương mại GLYMOSATE, tên hoạt chất Glyphosate.

– Một số loại thuốc trừ cỏ được khuyến cáo sử dụng trong vườn chuối như Roundup 480SC, Dream 480SC, Agamaxone 276SL, Ally 20DF liều lượng, nồng độ và khả năng diệt cỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bình phun thuốc và thuốc trừ cỏBình phun thuốc và thuốc trừ cỏ

Bón phân thúc

Mặt dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây chuối qua các thời kỳ và căn cứ vào các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây chuối để bổ sung phân cho hợp lý.

Do tốc độ sinh trưởng mạnh, cây chuối cần khá nhiều  phân. Muốn đạt năng xuất cao phải cần cung ứng đầy đủ  loại phân và lượng phân.

Loại phân bón thúc

Phân đạm

Mặc dù trong phân tích lượng phân kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế thiếu đạm là điều đáng lo ngại hơn cả.

  • Đạm giúp cây phát triển thân lá, tăng khả năng quang hợp.
  • Đạm làm tăng năng  xuất chuối.

Cây  chuối thiếu đạm lá nhỏ và lá bị vàng, sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ

* Chú ý:

Có thể sử dụng cả 2 loại phân là Sunphat Amôn (S.A) (21% N) và urê (46% N).  Nếu sử dụng phân SA thì số lượng phải gấp đôi urê,  trên đất phèn nên dùng urê.

Phân lân

– Giúp cây chuối đâm nhiều rễ.

– Tăng khả năng chịu hạn cho cây, hạn chế sâu bệnh.

– Phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và nhiều quả.

– Tạo phẩm chất quả.

– Thường dùng 2 loại là Super lân và phân Lân nung chảy. Ngoài ra còn có thể sử dụng DAP, trong phân DAP có đến 46% lân nguyên chất

* Chú ý:

Cây chuối thiếu lân thường lá xanh tối, rìa lá biến vàng

Phân Kali

– Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.

– Bón phân kali hạt chuối thường béo và thơm hơn, màu sắc trái chuối đẹp hơn.

– Phân đơn thường dùng là Kaliclorua có đến 60% Kali chuyên chất

* Chú ý:

Cây chuối thiếu Kali các lá dưới mau vàng Phân Kali clorua Phân Kali clorua

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ ngoài bón lót trước khi trồng còn được bón bổ sung hàng năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.

  • Phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối.
  • Giảm sâu bệnh.

– Cải tạo độ màu mỡ của đất, làm đất tơi xốp, tăng mùn, tăng kết cấu, hạn chế hiện tượng rữa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất cho vườn chuối.

Lượng phân bón thúc

Lượng phân bón thúc cho chuối tuỳ thuộc vào giống và mật đô trồng… Có thể áp dụng theo quy trình  bón phân (khoảng cách trồng 3x 3m) như sau: Phân hữu cơ 10-15 tấn/ha + 200kg N + 100kg P2O5 + 400kg K2O/ha

* Lượng phân bón bình quân cho gốc chuối mỗi năm là:

– 10 – 15 kg phân chuồng

– 0,2 kg N nguyên chất, tức khoảng (0,2kg x 2,16) 0,4 kg urê

– 0,1 kg lân nguyên chất, tức khoảng (0,1kg x 6,06) 0,6 kg lân supe

– 0,4 kg kali nguyên chất, tức khoảng (0,4kg x 1,76) 0,7 kg kali clorua

* Trong đó lượng phân chuồng và phân lân là để bón một lần vào đầu mùa mưa lượng phân còn lại bón như sau:

– Lần 1: Sau trồng 1 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K.

– Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng bón 40% lượng N, 40% lượng K.

– Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K.

* Hoặc có thể bón như sau:

– Sau khi trồng từ 7 – 15 ngày, tiến hành bón thúc kết hợp với phun xịt phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cho chuối phát triển nhanh.

– Trung bình từ 15 – 30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK tổng hợp cho 30 – 50 gốc, bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ quanh gốc theo tán cây và cách gốc 10 – 20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.

Tùy vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà có lượng phân          bón thích hợp cho từng gốc, ngoài ra còn căn cứ vào các triệu chứng thiếu phân biểu hiện trên cây, lá mà cung cấp lượng phân thích hợp.

* Nếu có điều kiện khi bón thúc trong 1 năm, có thể chia ra 8 đợt bón để cây hấp thụ được tốt nhất với 30 – 50 kg phân hữu hoai mục (phân chuồng) + số lượng vô cơ bón  cho 1 cây/ năm là: 200gr N – 50 gr P2O5 – 250 gr K2O (Tương đương với  1.000 gr NPK(15-5-20) hoặc 250gr NPK(20-20-15)

Bón thúc Ngày Lượng phân/ hốc
Đợt 1 10-15 ngày sau trồng 15gr urê+15gr kaliclorua
Đợt 2 30-35 ngày sau trồng 30gr urê+30gr kaliclorua
Đợt 3 50-60 ngày sau trồng – 60gr Urê+150gr superlân+50gr kaliclorua

– Hoặc 150gr NPK(15-5-20)

Đợt 4 90-100 ngày sau trồng – 80gr urê+70gr kaliclorua+15kg phân hữu cơ hoai mục

– Hoặc:160 gr NPK(15-5-20)+10gr urê+8gr

kaliclorua+15 kg phân hữu cơ hoai mục

Đợt 5 120-140 ngày sau trồng – 90gr urê+100gr kaliclorua

–  Hoặc:230 gr NPK(15-5-20)+27gr urê+15gr kaliclorua

– Hoặc: 25 gr NPK(20-20-15)+71gr urê+95gr kaliclorua

Đợt 6 170-180 ngày sau trồng – 90gr urê+100gr kaliclorua

– Hoặc:230 gr NPK(15-5-20)+27gr urê+15gr kaliclorua

– Hoặc: 25 gr NPK(20-20-15)+70gr urê+94gr kaliclorua

Đợt 7 210-230 ngày sau trồng – 35gr Urê+144gr superlân+26gr kaliclorua

– Hoặc: 115 NPK(15-5-20)

– Hoặc:100gr NPK(20-20-15)

Đợt 8 250-270 ngày sau trồng – 35gr urê+26gr kaliclorua

– Hoặc: 115 NPK(15-5-20)

– Hoặc: 100gr NPK(20-20-15)

Cách bón phân thúc

– Trước khi bón phân nên làm cỏ xung quanh gốc (làm ra ngoài tán lá khoảng 20 cm)

– Bón phân quanh tán lá chuối, cách gốc từ 15 – 20 cm, rồi lấp đất lại.

– Bón phân khi đất có đủ độ ẩm thì không phải tưới, trường hợp đất khô thì phải tưới ngay sau khi bón phân. Bón phân thúcBón phân thúc

Nếu trồng chuối phủ bạt thì khi bón phân cuốc rãnh sâu 20 – 25cm hai bên mí bạt, bón phân , đảo đếu đất, lấp bằng.

*Chú ý:

  Lấp phân sau khi bónLấp phân sau khi bón

0