31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh qua móng tay?

Móng tay của con người giống như những “màn huỳnh quang” có kích thước khác nhau, khảm nạm chỉnh tề trên đầu mười ngón. Hình thái móng tay có thể biến đổi tùy thời điểm, phản ánh ra tình trạng biến đổi về sinh lý, bệnh lý của con người. Móng tay là do lớp sừng hóa rắn chắc trên da tạo ...

Móng tay của con người giống như những “màn huỳnh quang” có kích thước khác nhau, khảm nạm chỉnh tề trên đầu mười ngón. Hình thái móng tay có thể biến đổi tùy thời điểm, phản ánh ra tình trạng biến đổi về sinh lý, bệnh lý của con người.

Móng tay là do lớp sừng hóa rắn chắc trên da tạo thành. Móng tay của người khỏe mạnh gần như trong suốt, bên trong có màu hồng, bề mặt bằng phẳng trớn nhẵn, bóng, chắc chắn và có tính đàn hồi nhất định, dày mỏng vừa phải, vừa khít với ngón tay.

Các móng tay bình thường trung bình dài khoảng 12,8 mm, dày khoảng 0,5 - 0,75 xnm, mỗi tuần bình quân dài ra 0,5 - 1,2 mm, sau khi móng tay bị bong ra phải cần 100 ngày mới có thể dài ra đầy dủ.

Móng tay mọc nhanh hơn vào mùa hè, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm, nam giới mọc nhanh hơn phụ nữ, thanh niên, trung niên mọc nhanh hơn trẻ em và người già.

Nếu quan sát tỉ mỉmóng tay còn có thể thấy ở phần gốc của ngón cái và ngón trỏ có một hình lưỡi liềm màu nhạt hơn màu móng tay.

Ở tình trạng bình thường hình lưỡi liềm này chiếm khoảng 1/5 cả móng, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn giảm dần theo thứ tự, ngón út bị che dấu toàn bộ.

Hình lưỡi liềm quá nhỏ, quá to hoặc không có đều thuộc loại dị thường, cho thấy trong cơ thể có ổ bệnh tồn tại hoặc một chức năng của một cơ quan nội tạng nào đó suy kém.

Sau khi tìm hiểu những đặc trưng này của móng tay, bạn sẽ có thể xác định được bệnh tật từ sự biến đổi khác thường của móng tay. Phương pháp như sau:

a) Nhìn hình dạng của móng tay Móng tay trở nên mỏng, ở giữa lõm xuống mép vểnh lên như cái thìa nhỏ gọi là móng hình thìa (kiểm tra xem móng tay có lõm xuống không, có thể đặt ngón tay lên bàn, nhỏ một giọt nước lên trên bề mặt ngón tay, nếu giọt nước không tràn ra tức là móng tay hình thìa).

Móng hình thìa thường thấy ở người bị bệnh thiếu máu dạng huyết sắc tố thấp, bệnh phong thấp nhiệt, bệnh giun móc câu, bệnh giang mai, cảm nhiễm chân khuẩn hoặc chức nàng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường.

Móng tay trở nên mỏng, mọc chậm, thô ráp nhiễm vàng, thường thấy ở người bị bệnh đái đường và bệnh tim hoặc đầu mút hệ tuần hoàn gặp chướng ngại, thiếu máu...

Móng tay gồ lên, xung quanh đầu ngón tay móng tay cuộn cong, bề mặt có dạng thủy tinh mờ, thường là triệu chứng của bệnh nguy hiểm trầm trọng như bệnh giãn phế quản, bệnh lao, bệnh tim bẩm sinh, viêm kết tràng dạng lở loét, xơ gan và một số khối u ác tính.

Móng tay dày trở nên cứng, không trong suốt, mất độ bóng, thường thấy ở người bị ngoại thương, cảm nhiễm chân khuẩn, mắc chứng dày móng bẩm sinh và khuyết lớp phôi ngoài bẩm sinh.

Nếu móng tay trở nên dày, vàng, độ uốn cong mặt trên quá lớn, mất độ bóng lại mọc chậm, thường thấy ở người bị bệnh về hệ hô hấp, hệ thống tuyến lympho hoặc về phương diện tuyến giáp trạng.

Móng tay bong ra, chỗ bong ra có màu vàng hoặc màu trắng, thường thấy ở người bị bệnh viêm da do ánh mặt trời, bệnh máu fóoc - lin. Móng tay có dạng như mảnh mi - ca và bong ra, có thể thấy ở người bị bệnh thiếu máu dặng huyết sắc tố thấp trầm trọng.

Móng tay từ chỗ mép phân ly dần dần tách ly khỏi đầu ngón, nói chung không vượt quá một nửa phần đầu ngón chứa móng, người viêm kẽ móng tay, bị bệnh mẩn ngứa hoặc ngâm lâu trong nước nóng và dung dịch xà phòng có thể xuất hiện tình trạng này;

Móng tay khô cằn, mỏng là do một bộ phận dinh dưỡng không tốt gây ra, có thể thấy ở người bị co thắt động mạch đầu các chi, bệnh rỗng tủy sống hoặc bệnh phong.

Móng tay có hình tam giác ngược tức, phần đầu to,phần góc nhỏ hẹp, cho thấy khuynh hướng bị trúng gió và mắc bệnh liệt.

Móng tay có hình quả trám, tức hai đầu nhỏ, ở giữa to cho thấy chức năng của mạch máu tim khá kém, hoặc có khuynh hướng mắc bệnh tủy sống.

Móng tay mọc chậm một cách rõ ràng cho thấy cơ thể mắc bệnh viêm da do thần kính và một số khí tạng có bệnh hoặc bản thân móng tay có bệnh.

Trên móng tay xuất hiện “rãnh ngang”, cho thấy dinh dưỡng không tốt, hoặc bị bệnh sởi, bệnh quai bị, hoặc bệnh về tim. Trên móng tay có mấy rãnh ngang hình sóng thường là do bị viêm kẻ móng tay hoặc gốc móng tay bị tổn thương hoặc phần gốc móng có khối u chèn ép gây ra.

Trên móng tay xuất hiện gờ ngang. Có người quan sát thấy, khi cơ thể bị tấn công, bị thương hoặc mắc bệnh nặng, trên phần gốc móc tay lập tức xuất hiện một đường gà ngang, dần dần gờngang này sẽ ăn dần lên trên, phải mất khoảng nửa nàm, gờ ngang dịch chuyển đến đầu móng tay rồi biến mất. Vì vậy móng tay xuất hiện gờ ngang là cho biết bạn có khả năng đang mắc bệnh, phải nên chú ý.

Trên móng tay xuất hiện đường vân dọc, có thể là do thiếu vitamin A hoặc cho thấy một tổ chức bộ phận khí quản nào đó của cơ thể đang bị viêm mãn tính. Nếu mười móng tay đồng thời xuất hiện vân dọc là cho thấy có thể là do triệu chứng của bệnh gan.Nếu chỉcó một móng tay xuất hiện, có thể do ngoại thương gây ra. Nếu có đường gờ dọc rõ ràng, thườngthấy ở người bị chướng ngại hệ tuần hoàn, bệnh sừng hóa chân lông, đường gờ dọc thành chuỗi là đặc trưng của bệnh viêm khớp do phong thấp.

Trên móng tay xuất hiện những vết lõm bất quy tắc, đa số là do bệnh nấm ngoài da gây ra.

* Không có móng tay

Từ khi sinh ra đã không có móng tay, gọi là chứng thiếu móng bẩm sinh, có liên quan đến nhân tố di truyền. Chứng thiếu móng sau khi lớn lên thường do đầu ngón tay bị tổn thương, bị móng hỏng hoặc chứng viêm nhiễm nhiều lần gây ra.

Người cótỷ lệ hình lưỡi liềm ở cuối móng bình thường (chiếm khoảng 1/5 cả móng) cho thấy tình trạng sức khỏe rất tốt. Không có hình lưỡi liềm hoặc có quá ít cho thấy chức năng tiêu hóa hơi kém; to quá hoặc vượt quá tỉ lệ cho thấy huyết áp cao hoặc có khả năng bị trúng gió. Người cả 10 ngón tay hoàn toàn không có hình lưỡi liềm thì đa số bị mắc bệnh thiếu ngủ, thần kinh suy nhược, huyết áp thấp; mười ngón đều có hình lưỡi liềm, đồng thời lại quá to, cho thấy trong cơ thể đã mất chức năng làm thay, đã có bệnh mãn tính tồn tại.

Ăn nhẹ vào đầu móng, nếu tổ chức ở gốc móng xuất hiện hiện tượng nhồi máu theo nhịp tim có tính nhịp nhàng, gọi là mao mạch móng tay đập nhịp nhàng, thường do van của động mạch chủ đóng mở không tốt, hở ống dẫn động mạch bẩm sinh, chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường gâyra.

* Vỏ móng tay có biến đổi

Nếu vỏ móng sưng đỏ ở độ nhẹ (thường phát sinh ởphần bên của móng) thường thấy ở bệnh viêm da cơ thời kỳ đầu, mụn mẩn đỏ, nếu vỏ móng tay sưng đỏ có tính cục hạn, kèm theo hiện tượng móng lồi lõm, chỗ viền móng co lại, có thể ở một số người bị bệnh đái đường.

Còn trên móng tay có vết xám, gợi là xám móng là bệnh của bản thân móng tay, trong y học gọi là nấm móng, do một số loại độc khuẩn biểu bì gây ra. Nên chữa trị sớm, nễu không để lâu dài sẽ gây ra nấm tay, nấm chân và nấm toàn thân.

Ngón tay hoặc móng tay biến hình cũng thường là biểu hiện của một số bệnh mãn tính,

b)  Nhìn màu sắc của móng tay

* Móng tay có màu trắng

Ởđâycó mấy tình trạng sau:

1. Nếu bề ngoài móng tay thường xuyên là màu trắng là cho thấy máu trong cơ thể không đầy đủ lắm, có triệu chứng thiếu máu.

2. Móng tay trắng như sáp không có màu gì khác chính là biểu hiện của bệnh mất máu mãn tính như lở loét chảy máu hoặc có giun móc câu.

3. Phần dưới móng tay đa số có màu trắng, màu hồng phấn bình thường giảm thiểu đến mức chỉ còn một đường nhỏ ở sát đầu móng, có thể là triệu chứng của bệnh xơ gan.

4. Bộ phận móng mọc ra ngoài có màu trắng dạng như kính mờ nay có màu nâu hồng, có thể thấy ởbệnh máu có lượng nitơ cao do chức năng của thận không hoàn chỉnh mãn tính gây ra.

5. Trên móng tay xuất hiện đường thẳng màu trắng ngang qua thường cho thấy ở người bị trúng độc các kim loại như thạch tín, chì hoặc bị bệnh thô ráp da.

6. Trên móng tay có hai đường thẳng màu trắng ngang qua thường cho thấy lượng an-bu-min trong máu bị giảm, thường thấy ở những người bị bệnh Anbumin trong máu thấp do bệnh mãn tính gây ra.

7. Trên bề mặt móng xuất hiện những vết chấm hoặc vết trắng nhỏ thường là do dinh dưỡng bị trở ngại, đa số là triệu chứng của các bệnh gan mãn tính, xơ gan, bệnh thận.

8. Móng tay thường có màu trắng xám có thể là triệu chứng của bệnh lao phổi thời kỳ cuối hoặc suy kiệt tâm lực do bệnh tim bắt nguồn từ phổi.

Ngoài ra, móng tay trắng hết còn có thể do bẩm sinh hoặc do nghề nghiệp. Trên móng tay của người già xuất hiện vết trắng hoặc đường vân dọc, xuất hiện có tính chu kỳ, đó là sự thay đổi thường gặp ở móng tay người già, không phải là bệnh thái nên không cần lo lắng.

* Móng tay có màu vàng

Ở đây cũng có một số tình trạng:

1. Móng tay trở nên vàng, nói chung biểu thi là gan có vấn đề, thường là bệnh viêm gan hoàng đản, cũng thấy ở bệnh mãn tính có xuất huyết.

2. Chức năng của tuyến giáp trạng giảm sút, bệnh thận chứng tổng hợp và chứng bệnh về ca-rô-tentrong máu có thể làm cho móng vàng, nấm móng cũng dẫn đến vang móng.

3. Nếu móng tay không chỉ vàng, dày, độ cong queo của mặt bên lớn mà còn mọc chậm, mỗi tuần mọc chưa đầy 0,2 mm, lại cộng thêm việc khoang ngực thấm dịch và có hạch sưng là bị mắc chứng vàng móng tổng hợp..

4. Nếu thấy móng tay có màu vàng đồng thau, hình dạng như vừa bị búa đập, đây là một loại bệnh do chứng rụng tóc có tính miễn dịch tự thể mà hiện nay chúng ta còn biết về nó rất ít gây ra, loại bệnh này có thể khiến người ta rụng tóc một bộ phận hoặc toàn bộ.

5. Nếu phát hiện thấy xung quanh đầu ngón tay có màu vàng thì phải cảnh giác với bệnh u sắc tố đen ác tính..

Ngoài ra, người dùng thuốc Streptomycin trong thời gian dài cũng có móng tay vàng, người già do móng tay suy biến nên có màu vàng nhạt, người nghiện thuốc lâu ngày cũng hun vàng móng tay, đây đều là những loại móng không phải bệnh lý.

* Móng tay có màu đỏ

Căn cứ vào sự khác nhau của các vị trí xuất hiện màu đỏ, có thể chia làm mấy tình trạng như sau:

1. Gần gốc móng có màu đỏ ửng phần giữa và phần đầu móng màu trắng thường cho thấy đang mắc bệnh ho khạc ra máu; ngược lại, nửa phần gần đầu móng có màu hồng phấn hoặc màu đỏ, nửa phần cuối móng có màu trắng, có thể là triệu chứng của bệnh chức năng thận suy kiệt mãn tính .

2. Cả móng đều đỏ ửng là triệu chứng của bệnh lao phổi thời kỳ đầu và bệnh lao ruột (nếu ấn vào móng tay sắc màu hồi phục nhanh là bệnh nhẹ, sắc màu hồi phục chậm cho thấy bệnh đã khá lâu).

3. Dưới móng tay xuất hiện vết chấm đỏ hoặc đường vân dọc màu đỏ, cho thấy mao mạch bị xuất huyết, có thể là đang bệnh cao huyết áp, bệnh về da, bệnh về tim hoặc một số bệnh nghiêm trọng đang ẩn náu.

4. Xung quanh móng tay có vết đỏ, cho thấy có thể là bệnh viêm da hoặc mụn nhọt ban đỏ toàn thân.

5. Ở đầu ngón tay xuất hiện đường đai đỏ chạy ngang, cho thấy đường ruột có chứng viêm hoặc vách ngăn tim bị tổn thương.

6. Móng tay có màu đỏ thẫm, ấn vào không biến sắc, cho thấy có thể một bộ phận cơ quan nội tạng nào đó có chứng viêm nghiêm trọng.

* Móng tay có màu đỏ tía

Đây là một đặc điểm của bệnh tim và bệnh về máu, phản ánh rằng trong máu thiếu oxy hoặc một số thành phần bất bình thường. Nếu màu tía và màu trắng bợt thay nhau xuất hiện cho thấy có thể bị chứng co thắt động mạch đầu các chi.

* Móng tay có màu xanh

Người bị bệnh đau bụng cấp thì tứ chi lạnh cứng, móng tay sẽ đột nhiên bị xanh, phụ nữ có mang mà thai nhi chết trong bụng, móng tay sẽ có màu xanh liên tục trong một thời gian. Ngoài ra, có người đã quan sát thấy, móng tay xuất hiện vết tụ máu xanhcó thể cho thấy đang bị trúng độc hoặc bị ung thư thời kỳ đầu. Móng tay có màu tím tầm thường thấy ở người bị bệnh tim bẩm sinh hoặc viêm phối, giãn phế quản nghiêm trọng.

* Móng tay có màu lục

Một phần hoặc toàn bộ móng tay có màu lục, thường hay liên quan đến các nghề nghiệp phải tiếp xúc với nước xà phòng, rửa ráy thuốc hóa học trong thời gian dài, có khi cũng có thể do lây truyền khuẩn tre màu lục hoặc vi khuẩn hình lượn khúc màu lục gây ra.

* Móng tay có màu lam

Người mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột cấp tính, bệnh bạch hầu, bệnh viêm phổi lá to và thực quản bị vật lạ cản trở thì móng tay có màu xanh lam, khi mắc bệnh hạch dạng hạt đâu của gan biến tính, sự trao đổi chất của đồng rối loạn, có khi cũng có thể xuất hiện móng màu lam.

Ăn thức ăn không tươi mới gây ra bệnh bầm tím nguồn gốc từ ruột và trúng độc các chất muối axit nitơric thiếu, có thể khiến các mô thiếu ôxy từ đó làm da bị bầm tím và móng có màu xanh lam, nhưng phải chú ý là một số loại thuốc hóa học như lưu huỳnh, muối axit nitơric, Aspi-rin... Cũng có thể làm móng tay xanh.

Gốc móng tay có hình bán nguyệt màu Lam, xuất hiện loại móng này có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh tuần hoàn máu bị tổn thương, bệnh tim, có khi cũng có liên quan đến bệnh viêm khớp do phong thấphoặc bị mụn nhọt ban đỏ do bệnh tậtcó tính miễn dịch tự thân gây ra.

* Móng tay có màu xám

Có thể thấy ở người bệnh bị bệnh có tính toàn thân, bệnh phù thũng có tính miễn dịch, bệnh viêm khớp do phong thấp hoặc bệnh liệt nửa người. Dinh dưỡng không tốt, móng tay sẽ trở nên dày hoặc khô cằn, lại có sắc tố lắng chìm hoặc có màu xám. Khi ở phần gốc của ngón cái có màu xám hình gợn sóng, thường thấy ở người bị bệnh mù mắt xanh,

* Móng tay có màu đen

Đa số do ngoại thương gây ra, Bị thương dưới móng tay sẽ chảy máu, ban đầu là màu đỏ tía, dần dần trở thành màu tím đem.

Sắc tốđen ở đầu móng tay tăng lên, kim loại nặng chìm lắng xuống sẽ làm cho móng tay có màu nâu đen; dưới móng tay hoặc chung quanh móng có bệnh viêm kẽ móng do lây truyền khuẩn tre có mủ màu lục thì móng tay có thể có màu đen hoặc màu lam; chức năng của thận suy kiệt mãn tính, thường thấy phần mọc ra ngoài của móng tay có màu đen rõ ràng; thiếu vitamin B12, chức năng của tuyến thượng thận suy giảm, u thịt ở đường ruột hoặc tiếp xúc với hắc ín trong thời gian dài cũng sẽ làm móng tay trở thành đen. Ngoài ra, có hai tình trạng cần phải đặc biệt chú ý.

Thứ nhất là móng tay có một khoảng màu đen hoặc màu nâu hoặc có dạng như tàn nhang, thường hay xảy ra nhất ở ngón tay cái và ngón chân cái,nhất là khi móng tay và các mô xung quanh nó cũng có màu nâu hoặc màu đen là có khả năng đang mắc một khôi u ác tính-u sắc tố đen.

Thứ hai, khi phía gốc móng tay mọc ra một số đường thẳng màu đen (thông thường chỉ mọc đến giữa móng), cho thấy trong cơthể đang hoặc đãbị bệnh ung thư, nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra kỹ hơn để chuẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.

Trên đây đã nói về một số phương pháp nhìn tay khám bệnh, nhìn tay khám bệnh cần phải quan sát cả hai tay, không được áp dụng công thức “nam trái nữ phải” khi cả hai tay đều có hiện tượng khác thường xuất hiện thì càng có ý nghĩa chuẩn đoán.

Đồng thời,nhìn tay khám bệnh còn phải xét đến nghề nghiệp và sở thích cuộc sống của người được khám, như có phải do nhuộm móng tay hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh công tác làm cho móng tay phát sinh biến đổi khác thường không, chỉ có sau khi gạt bỏ những nhân tố ngoại lai mới có thể đưa ra phán đoán chính xác được.

Bệnh ung thư là căn bệnh hay phát và thường gặp. Các nước trên thế giới đều hết sức coi trọng việc phòng tránh và chữa trị bệnh ung thư. Nay xin giới thiệu các phương pháp phòng tránh bệnh ung thư của Mỹ và Nhật Bản để các bạn tham khảo,

Chính phủ Nhật Bản đưa ra 12 phương pháp phòng bệnh ung thư:

1. Hấp thụ dinh dưỡng phải cân bằng, không chỉ thích ăn riêng một món nào đó.

2. Thức ăn hàng ngày phải thay đổi, không nên ăn cùng một loại thức ăn hoặc cùng một loại thuốc trong thời gian dài.

3. Tránh ăn no quá, hạn chế các đồ ăn mỡ.

4. Tránh hết sức không uống rượu, nhất là không nên uống say.

5. Hút thuốc ít hoặc cai hẳn.

6. Ăn nhiều thức ăn dạng xơ, giữ cân bằng lượng vitamin như các vitamin A, C, E ...

7. Ăn ít muối, không ăn đồ nóng quá.

8. Không ăn thức ăn cháy khê.

9. Không ăn thức ăn thiu rữa.

10. Tránh ánh nắng gay gắt, không nên phơi nắng quá nhiều.

11. Thể dục rèn luyện thân thể vừa độ, không nên quá mệt nhọc.

12. Thường xuyên tắm rửa, giữ gìn thân thể sạchsẽ.

Viện khoa học và sở nghiên cứu bệnh ung thư của Mỹ cũng đưa ra 7 phương pháp phòng tránh ung thư:

1. Không hút thuốc, không hấp thụ cây thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào.

2. Tăng cường lượng xen-lu-lô trong thức án, giảm số lượng thưc phẩm có mỡ, không ăn các thức ăn ô nhiễm, ít ăn thức ăn dạng muối chua (muối cà muối dưa...) và các thức ăn hun nướng.

3. Nếu uống rượu phải có tiết chế, mỗi ngày chỉ uống 1-2 ly.

4. Tại nơi làm việc phải hiểu rõ, tuân thủ quy tắc vệ sinh và an toàn.

5. Trừ khi cần chữa trị bệnh tật còn thì không được tiếp xúc với tia X quang.

6. Bảo vệ làn da, không được phơi quá nhiều ra ánh nắng mặt trời.

7. Chỉ cần thiết mới sử dụng kích thích tố.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0