31/05/2017, 12:37

Làm sao nhận biết bênh qua vân tay?

Vân tay học là một ngành khoa học lầu đời, theo ghi chép văn hiến, ứng dụng liên quan đến vân tay ở Trung Quốc đã có lịch sử hơn hai nghìn năm, luôn được công nhận là quốc gia nhận thức và ứng dụng vân tay sớm nhất trên thế giới. Chẳng hạn trong văn vật khai quật được ở Tây An - Tần giản ...

Vân tay học là một ngành khoa học lầu đời, theo ghi chép văn hiến, ứng dụng liên quan đến vân tay ở Trung Quốc đã có lịch sử hơn hai nghìn năm, luôn được công nhận là quốc gia nhận thức và ứng dụng vân tay sớm nhất trên thế giới.

Chẳng hạn trong văn vật khai quật được ở Tây An - Tần giản “Đạo huyệt thiên” đã có “Thủ tích lục xứ” - một ghi chép hiện trường để trinh sát vụ án trộm cướp, Trên chiếc ngọc tỉ (con dấu) làm bằng đất tượng trưng cho quyền lực của tiểu chư hầu của Trung Quốc cổ đại cho đến nay vẫn được cất giữ ở viện bảo tàng Phiertơ - Chicago, Mỹ cũng có rất nhiều dấu vết ngón tay in dấu vân tay rõ ràng.

Thế nhưng trước kia vân tay chủ yếu là công cụ để các nhà tướng số học “đoán mệnh” và ngành tư pháp phá án còn hiện nay cùng với sự phát triển của sự nghiệp y học bảo vệ sức khỏe, vân tay đã được ứng dụng rộng rãi vào việc đoán biết bệnh tật.

Sự biến đổi của vân tay trên một trình độ nào đó cũng phản ánh mức độ sức khỏe của con người, đặc biệt là một số bệnh di truyền có đặc trưng vân tay rất rõ ràng, điều này đã được các chuyên gia y học và các nhà di truyền học phần tích và chứng minh. Muốn biết những biểu hiện khác thường của vân tay, trước hết phải tìm hiểu sự phân bố sắp xếp thông thường chủ yếu của vân tay. Vân tay có thể chia làm hai loại: Vân ngón tay và vân bàn tay, dưới đây lần lượt giới thiệu về đặc điểm của chúng:

a) Vân ngón tay

Vân ngón tay nói chung có thể phân thành ba loại: Vân tay tròn, vân tay hình cái ki, vân tay hình vòng cung.

Vân hình tròn là những đường tròn đồng tâm hoặc hình xoắn ốc, ở hai bên phía dưới của nó mỗi bên có một chạc ba (hình 5).

Vân hình cái ki giống như cái ki hốt rác, miệng mở về một bên, chỉ có một chạc ba, nếu miệng mở về phía ngón út gọi là xích pha, miệng mở về phía ngón cái gọi là náo pha. Hai vân hình ki đan vào nhau gọi là vân hình song ki (hình 6).

Vân hình vòng cung là chỉ vân hình vòng cung cao thấp không đều, không có chạc ba (hình 7). Cái gọi là chạc ba là chỉ kết cấu vân ngón tay gồm ba đường vân từ ba hướng kết hợp thành hình chữ “Y” (hình 8).

b) Vân bàn tay

Vân bàn tay trên tay người có rất nhiều, ở đây chỉ giới thiệu tóm tắt những nội dung có liên hệ khá mật thiết với sức khỏe.

* Đường nhăn trên bàn tay

Các đường nhăn trên bàn tay người thường có ba đường (hình 9): đường cong ngang viễn tâm, đường cong ngang cận tâm, đường cong ngang ngư tế (còn gọi là đường sinh mệnh). Nói chung cho rằng ở tình trạng bình thường, ba đường vân này rõ ràng sâu đậm, đầu đuôi nối nhau không gián đoạn là tốt. Nếu phân tích tĩ mĩ hơn nữa, đường vân ngư tế to, dài vàsâu, có màu hồng phấn nhàn nhạt và không rôi ren rườm rà, phần đuôi nhỏ dần rồi biến mất thì thường biểu thị là cơ thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào, không dễ nhiễm bệnh. Đường vân cận tâm to, sâu và dài, rõ ràng không đứt đoạn, màu sắc hồng hào, hơi trĩu xuống, uốn cong thành hình vòng cung tuyệt đẹp, ở đầu cuối có thể phân nhánh là cho thấy cơ thể khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe. Đường vân viễn tâm sâu, dài, rõ ràng, màu sắc hồng hào ít dường nhánh hướng lên trên thì biểu thị là chức năng của tim rất kiện toàn.

Ngoài ba đường vân nói trên ra, còn có đường sức khỏe, cũng hết sức quan trọng đối với việc dự đoán bệnh tật. Nó bắt đầu từ đường ngư tế (nhưng lấy việc không tiếp xúc với đường ngư tế làm chuẩn) hướng về phía ngón út kéo dài theo đường chéo đến bên trên đường vân viễn tâm.

Hình dạng của nó không giống với ba đường vân kia, đường càng dài càng sâu thì trạng thái sức khỏe có khả năng càng kém bởi vì đường sức khỏe thật ra là đường ngược lại với tên gọi của nó, tác dụng của nó là yêu cầu mọi người chú ý rằng cơ thể đang hoặc sắp có bệnh. Nói chung là người thân thể khỏe mạnh rất ít khi có đường sức khỏe.

Đường vân này đa số thấy ở người lao động trí óc và người thể lực yếu đuối còn người lao động chân tay hoặc cơ thể khỏe mạnh rất ít khi có đường vân nàytrên tay. Vì vậy, không xuất hiện đường sức khỏe là tốt, cho dù nó cõng phải mờ nhỏ, liên tục không đứt đoạn và không tiếp xúc với đường vân ngư tê mới là tốt.

* Góc atd

Trên bàn tay trừ ngón cái ra, ở phần góc của bốn ngón tay còn lại (nơi bị chai sạn sau khi lao động) đều có một chạc ba hình chữ “Y” lần lượt gọi là chạc ba a, b, c, d, còn ở chỗ gần cổ tay có một chạc ba hình chữ “Y” ngược lại rất rõ ràng gọi là “t” (hình 10).

Nếu nối liền ba chạc a, t, d, với nhau bằng đường thẳng thì tại vị trí của t có thể tạo thành một góc hẹp, dùng thước đo độ có thể đo ra số độ của góc này, tính số độ của cả hai tay, nói chung góc atd của người bình thường nhỏ hơn 40°. Nếu lớn hơn 40° được coi là dị thường. Cái quyết định độ to nhỏ của góc là t, vị trí chạc ba hình chữ “Y” ngược càng cao thì góc độ càng lớn, nó là một chỉ thị sức khỏe quan trọng. Đa số các bệnh nhân nhiễm sắc thể đều có chạc ba hình chữ “Y” ngược cao (hình 11).

Trên đây giới thiệu một số đặc trưng của vân bàn tay và vân ngón tay, sau khi tìm hiểu về chúng, bạn có thể giám định phân biệt được những vân tay khác thường.

Biểu hiện nổi bật của vân tay khác thường đầu tiên thể hiện trên các bệnh về nhiễm sắc thể. Ví dụ:

Trong vân ngón tay vân hình tròn tăng lên, có thể từ 8 - 10 cái, đồng thời có hiện tượng thân thể bé nhỏ, tắc kinh, cơ quan sinh dục không phát dục (như trẻ em), sau khi trưởng thành không sinh đẻ được, thường thấy ởchứng tổng hợp chức năng của buồng trứng không hoàn chỉnh, bệnh này là do thiếu một nhiễm sắc thể X gây ra, vân hình tròn tăng lên, có thể từ 8 - 10 cái, góc atd từ 60° — 70°, một tay hoặc cả hai tay là tay thông quán (vân tay trong lòng bàn tay thường chỉ có một đường, hình 12). Tiếng khóc như tiếng mèo con kêu, đồng thời kèm theo triệu chứng: ngón cái cong gập ra đằng mu, mặt tròn, khoảng cách giữa hai mắt lớn, da ở góc trong mắt thừa ra, cằm nhỏ, có người còn bị bệnh tim bẩm sinh, thường thấy ở chứng tổng hợp mèo kêu, bệnh này do nhiễm sắc thể số 5 khiếm khuyết gây ra.

Vân tay biểu hiện: Vân xích ki tăng lên, ngón thứ tư, thứ năm có thể có một nữa là náo ki, hình chữ “Y” ngược dịch về tâm bàn tay, góc atd từ 60° - 70°, vân bàn tay thường là hình thông quán (hình 12).

Ngoài vân bàn tay ra, các biến đổi có tính đặc trưng khác còn có: mắt ti hí, khoảng cách giữa hai mắt rộng, chóp mũi tẹt bằng, miệng hơi hé mở, lưỡi thường thè ra khỏi miệng, trí lực kém, phát dục chậm, ngồi, đứng, đi, nói đều biết rất muộn,... thường thấy ở chứng đần độn bẩm sinh. Bệnh này do thừa một nhiễm sắc thể số 21 gây ra.

Hình 9                        Hình 10

Hình 11                      Hình 12

Nó là loại bệnh do số nhiễm sắc thể khác thường gây ra hay gặp nhất, bình quân trong 600 — 800 người có một người mắc bệnh này. Hiện nay đã chứng minh, tất cả những người mắc bệnh về nhiễm sắc thể đều có vân tay dị thường.

Nhiễm sắc thể với tư cách là vật dẫn vật chất di truyền, ở người bình thường đều có 46, chúng có thể phối hợp thành 23 cặp, trong đó có 22 cặp là nhiễm sắc thể thường thể hiện ở sự to nhỏ, hình thái, cặpcòn lại gọi là nhiễm sắc thể có liên quan đến giới tính, mấy loại bệnh giới thiệu trên đây đều do nhiễm sắc thể dị thường (hoặc thừa, hoặc thiếu, hoặc tàn khuyết) gây ra.

Ngoài ra, rất nhiều bệnh về nhiễm sắc thể đều có biến đổi đặc trưng về vân tay nhưng sự biến đổi của chúng có đặc điểm chung như sau:

(1) Tay không quán.

(2) Hình chữ “Y” ngược t dịch chuyên về tâm bàn tay, góc atd cao hơn 60°.

(3) Vân hình cung tăng lên.

(4) Vân hình tròn tăng lên.

(5) Ngón đeo nhẫn và ngón út đều là vân hùng ki ngược.

(6) Vân hình song ki tăng lên.

Những đặc điểm này cực dễ nhận biết, nó khác biệt rất lớn với vân tay bình thường, khi các đặc trưng khác biểu hiện không rõ ràng thì càng có ý nghĩa chỉthị vì vậy chỉ chú ý hơn một chút là có thể kịp thời phát hiện và kịp thời chữa trị.

Ngoài bệnh về nhiễm sắc thể làm vân tay khác thường ra, hiện nay còn phát hiện được một số bệnh khác cũng có thể xuất hiện vân tay dị thường như:

Một công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư ở trường đại học Mỹ cho biết, phụ nữ mà vân tay ồ ngón tay của tay trái mở miệng bề phía phải nhiều thì khả năng bị bệnh ung thư vú khá cao .

Mười hoa tay đều là vân hình ki và tay thông quán (hình 12) cho thấy gia tộc thường xuyên có người mắcbệnh di truyền có thể gây ra di chứng về sau như trí lực suy thoái, phát dục chậm trễ...

Người mắc bệnh di truyền này có khi còn có một đặc trưng vân tay. Trên ngón út chỉ có một nếp nhăn chứ không có hai nếp nhăn như người bình thường.

Những người mắc các bệnh di truyền như thần kinh phần liệt, động kinh, đái đường, hủi, mù mắt xanh bẩm sinh... trên bàn tay cũng có hiện tượng vân tay tương tự như vậy.

Ngoài ra, còn có người phát hiện rằng hoa tay quá rõ ràng cho thấy có thể hai van nhọn của tim bị khuyết tổn; hoa tay chủ yếu là hình tròn cho thấy trong tương lai có khả năng phát triển thành bệnh mất trí ở tuổi già.

Trên đây tập trung phân tích quan hệ giữa sự khác thường của hoa tay và góc atd với bệnh tật, dưới đây tiếp tục xem mối quan hệ giữa sự khác thường của đường nhăn trên bàn tay với bệnh tật:

Hình 13                            Hình 14

* Đường vân ngư tê khác thường

Khởi điểm của đường vân ngư tế bị một số đường cắt ngang (hình 13), trên đường vần ngư tế và đường vân cận tâm xuất hiện nhiều mắt tròn nhỏ (hình 14), thường thấy ở người bị lao phổi

Ởđầu cuối của đường Ngư tế có miệng hở khá lớn (hình 15) thường thấy ở người bị phong thấp.

Đầu cuối của đường ngư tế giống như hình tam giác, có người trong lòng bàn tay còn có hình chữ thập (hình 16) thường thấy ở người bệnh tim.

Ở đầu cuối của đường ngư tế đột nhiên đứt đoạn như bị dao cắt (hình 17) thường biểu thị là cùng với sự tăng dần của tuổi tác, chứng trúng gió (gồm cả chảy máu) cũng dễ bị mắc hơn.

Đường vân ngư tế nông và nhạt, ba đường ngư tế, viễn tâm và cân tâm đều có chấm nhỏ màu nâu, cho dù lấy tay ấn vào, màu sắc cũng không thay đổi (hình 18), thường thấy ở người bị bệnh xuất huyết não.

Đường ngư tế đứt đoạn, bất luận đứt như thế nào đều có thể coi là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu chỉ có một bàn tay bị đứt đoạn tình trạng nhẹ hơn, nếu hai tay đồng thời đứt đoạn thường biểu thị là co' thể dễ phát sinh bệnh tật; nếu ở chỗ đứt đoạn xuất hiện tinh vân thì thường là tín hiệu của bệnh đột phát (hình 19), nghe nói rằng đường vân ngư tế của cha đẻ nền nghệ thuật múa balê phương Tây cũng có hình dạng này, ông đã bị bệnh đột ngột rồi mất ở tuổi trung niên. Vì vậy nếu có vân tay như thế này, bạn phải nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe, phòng họa khi chưa xảy ra.

Đường vân ngư tế rộng hơn, thường thấy ở người bị bệnh tả lị mãn tính hoặc dính dưỡng không tốt.

Đường vân ngư tế không thành hình vòng cung mà là đường thẳng kéo dài uống dưới hoặc thành hình sóng (hình 20), thường thấy ở người bị bệnh đái đường.

Đường vân ngư tế có dạng gợn sóng (hình 21), thường biểu thị là mạch máu tim suy yếu, dễ mắc bệnh xơ cứng động mạch hoặc hoại tử cơ tim.

Hình 17                                  Hình 18

Toàn bộ dường vân ngư tế có hình mắt xích (hình 22), thường biểu thị là cơ thể yếu đuối, dễ sinh bệnh, có người thì cả đời sẽ bị bệnh mãn tính hành hạ.

Trong các bệnh mãn tính, bệnh về hệ tiêu hóa như dạ dày, đường ruột... gặp phải nhiều nhất.

Nếu phần trên có dạng mắt xích là cho thấy tình trạng sức khỏe của thời thơ ấu và thời thanh niên không mạnh khỏe, nếu phần dưới có dạng mắt xích cho thấy thời trung niên và lúc tuổi già không được mạnh khỏe.

* Đường vân cận tâm khác thường Đường vân cận tâm kéo dài từ đầu tới mép bàn tay bằng một đường thẳng (hình 23) gọi là “đường sudney” (do phát hiện thấy khá nhiều hiện tượng này ở thành phố Sudney, úc).

Ởnước ngoài đã từng có báo cáo cho rằng nó có liên quan đến bệnh máu trắng.

Ở Trung Quốc cũng có người quan sát thấy trong những người bị bệnh máu trắng và các bệnh ung thư khác, có không ít người có đường Sydney. Vì vậy, nếu có đường vân cận tâm là đường Sydney phải đặc biệt chú ý tích cực phòng tránh bệnh ưng thư trong cuộc sống thường ngày (phương pháp phòng tránh có thể tham khảo ở phần “chú” cuối bài).

Hình 23                                  Hình 24

Đường cận tâm kết thúc ở phần dưới của ngón đeo nhẫn và có một lỗ mắt to ở đây, có thể cho thấy có biến đổi bệnh lý ở thần kinh đại não.

Hình 19                                  Hình 20

Hình 21                                  Hình 22

Ở đầu cuối đường cận tâm, đường ngư tế và đường viễn tâm có những đường vân cắt ngang (hình 24), thường thấy ở bệnh phổi.

Đường cận tâm kéo dài xuống dưới theo kiểu ngưtế, bị cắt đoạn ở giữa và có nhiều đường nhăn, ở phần cuối ngón út cũng có nhiều đường nhãn (hình 25), thường thấy ở người bị viêm bàng quang.

Hình 25                                  Hình 26

Hình 27                                  Hình 28

Hình 29                                  Hình 30

Hình 31                                  Hình 32

Hình 33                                  Hình 34

Hình 35                                  Hình 36

Đường cận tâm to nhỏ không đều, hoặc nhỏ, hoặc bị đứt đoạn (hình 26), thường thấy ở người bị xuất huyết não.

Đường cận tâm mờ mờ ảo ảo, rất nông, rất có thể là thần kinh đại não có bệnh. Đường này không rõ ràng hoặc không có thì có thể là người trí năng không phát triển.

Hình 37                                  Hình 38

Đường cận tâm uốn cong về phía gò ngón cái (hình 27), có thể bị mắc bệnh tâm thần.

Khi đường cận tâm có hình vân gợn sóng rõ ràng (hình 28), thường biểu thị là dễ mắc bệnh về hệ thần kinh.

Trên đường cận tâm xuất hiện mắt nhỏ (hình 29), thường cho thấy đại não có bệnh.

Trên đường cận tâm xuất hiện điểm đen hoặc điểm có màu khác (hình 30), có thể trong não có khối u.

* Đường vân viễn tâm khác thường

Phần đầu của đường vân viễn tâm có hai đường vân (hình 31), thường thấy ở bệnh tê thấp.

Phần cuối của đường viễn tâm bị cắt thành hình xương sườn (hình 32) thường thấy ở bệnh lao phổi.

Trên đường vân viễn tâm, tại vị trí bên dưới ngón đeo nhẫn bị hai đường thẳng ngắn nhưng to đậm cắt ngang (hình 33), thường thấy ở người cao huyết áp.

Ở đoạn cuối của đường viễn tâm xuất hiện rấtnhiều đường như tuyến dạng dạng lồng, thường cho thấy hệ thống mạch máu của tim não có bệnh biến (hình 34).

Đường viễn tâm bị đứt đoạn, nếu đứt đoạn ở phần phía dưới của ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn và vết đứt khá to (hình 35) thì thường cho thấy dễ mắc bệnh về hệ tuần hoàn hoặc hệ hô hấp; nếu đứt đoạn ở phần phía dưới ngón út và vết đứt khá to (hình 36) thì thường biểu thị dễ mắc bệnh về gan.

Đường viễn tâm rất nhạt và uốn éo hình gợn sóng, xuất hiện vân cắt ngang (hình 37); giữa đường viễn tâm với đường cận tâm hoặc đường ngư tế có mấy đường chéo (hình 38), thường thấy ở người bệnh tim.

Trên đường viễn tâm xuất hiện đường nhăn (hình 39) biểu thị dễ mắc bệnh viêm yết hầu và có khuynh hướng bị ung thư họng.

Đường viễn tâm quá dài cho thấy dễ mắc bệnh dạ dày đường ruột dạng thần kinh,

Trên đường viễn tâm xuất hiện mắt nhỏ (hình 40) thường thấy ở người suy nhược thần kinh.

* Đường sức khỏe khác thường

Ởtrên chúng ta đã nói, không xuất hiện đường sức khỏe là tốt. Tất nhiên, có đường sức khỏe cũng không phải có nghĩa là có bệnh tật phát sinh.

Có lúc tình trạng cơ thể khá yếu ớt, đường sức khỏe liên tục đậm lên, khi sức khỏe hồi phục nó lại mờđi.

Nhưng những đường sức khỏe ngắn và đổi màu thường là dấu hiệu cảnh báo sắp mắc bệnh trong, cho nên không nên xem thường những đường sức khỏe ngắn.

Hình 39                                  Hình 40

Hình 41                                  Hình 42.

Chính giữa bàn tay xuất hiện đường sức khỏe ngắn (hình 41) có thể thấy ở người bệnh tim, nếu màu sắc của nó và ở xung quanh nó là màu xám nhạt, màu đỏ sẫm, màu nâu, màu đỏ (màu hồng phấn nhạt có thể coi là bình thường) thường cho thấy hệ tiêu hóa rất có khả năng phát sinh bệnh biến.

Đường sức khỏe ngắn và đậm, cắt chính giữa đường cận tâm và cắt đường viễn tâm (hình 42) thường cho thấy đại não có bệnh biến.

Khi đường sức khỏe tiếp xúc với đường ngư tế (hình 43) thường thấy ở người bệnh về mạch máu tim.

Đường sức khỏe đi qua đường ngư tế (hình 44) thường cho thấy tạng phủ suy nhược, đặc biệt là tim suy nhược.

Hình 43

Hình 44

Hình 45

Hình 46

Đường sức khỏe hình thành những đường đứt đoạn (hình 45) thường cho thấy gan có bệnh.

Đường sức khỏe có rất nhiều mắt nhỏ và có hình mắt xích (hình 46), thường thấy ở người bị bệnh về hệ hô hấp.

Trên đường sức khỏe có vết chấm màu nâu sẫm (hình 47) thường cho thấy đang mắc bệnh nặng, đặc biệt phải cảnh giác khả năng mắc bệnh ung thư.

Nơi đường sức khỏe và đường viễn tâm tiếp xúc với nhau có màu đỏ sẫm (hình 48), thường cho thấy có thể mắc bệnh tim.

Hình 47                                  Hình 48

Hình 49                                  Hình 50

Hình 51

* Những đường vân khác khác thường

Phía dưới tiểu ngư tế gồ lên và có đường vân ngang (hình 49), sau khi tắm vân tay tăng lên, thường thấy ở người bệnh thận.

Ởphần tiểu ngư tế có đường vân ngang hoặc đường vân ngắn hình vòng cung (hình 50) thường thấy ở người bị bệnh đái đường.

Bên ngoài tiểu ngư tế có nhiều đường nhăn (hình 51), thường thấy ở người bị bệnh dạ dày đường ruột.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0