31/05/2017, 12:37

Làm sao nhận biết bệnh qua thính giác khác thường?

Tai ngoài và tai giữa có bệnh khiến âm thanh bên ngoài truyền vào tai trong gặp trở ngại. Trong y học gọi đó là tai điếc do truyền âm, Đường tai ngoài bị ách tắc có thể thấy ở người có khối u, tắc nghẽn ráy tai, tai ngoài có vật lạ, tế tỏa, bệnh biến tai giữa có thể thấy ở người bị thủng màng nhĩ, ...

Tai ngoài và tai giữa có bệnh khiến âm thanh bên ngoài truyền vào tai trong gặp trở ngại. Trong y học gọi đó là tai điếc do truyền âm, Đường tai ngoài bị ách tắc có thể thấy ở người có khối u, tắc nghẽn ráy tai, tai ngoài có vật lạ, tế tỏa, bệnh biến tai giữa có thể thấy ở người bị thủng màng nhĩ, tai giữa tích dịch, bo líp khối u lành tính hoặc ác tính ở tai giữa.

1. Điếc

Điếc là chỉ cảm giác chủ quan hoặc kiểm tra khách quan đều biểu thị thính lực có chướng ngại ở các mức độ khác nhau. Lúc bình thường, âm thanh bên ngoài qua tai ngoài, tai giữa, tai trong rồi từ thần kinh thính giác truyền vào đại não. Trong quá trình nói trên khi bất cứ bộ phận nào có bệnh biến đều có thể làm cho thính giác gặp trở ngại.

Theo mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể chia tai điếc thành các loại như sau:

- Người nghe âm thanh bình thường ở cự ly xa hoặc tiếng nói chuyện thì thầm ở cự ly gần gặp khó khăn (kiểm tra thính lực có giới hạn thính giác trong khoảng 10-30 đề—xi—ben[1] gọi là điếc nhẹ.

- Nghe âm thanh bình thường ở cự ly gần gặp khó khăn (kiểm tra thính lực có giới hạn thính giác trong khoảng 30-60 đề-xi-ben) gọi là điếc vừa.

- Không nghe được âm thanh bình thường, chỉ nghe được tiếng hét bên tai (kiểm tra thính lực có giói hạn thính giác trong khoảng 60-90 đề-xi-ben) gọi là điếc nặng.

- Hoàn toàn không nghe thấy tiếng hét lớn hoặc các âm hưởng lớn khác (kiểm tra thính lực có giới hạn thính giác trên 90 đề-xi-ben trở lên) gọi là điếc nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây điếc tai là:

1. Tai ngoài và tai giữa có bệnh khiến âm thanh bên ngoài truyền vào tai trong gặp trở ngại. Trong y học gọi đó là tai điếc do truyền âm, Đường tai ngoài bị ách tắc có thể thấy ở người có khối u, tắc nghẽnráy tai, tai ngoài có vật lạ, tế tỏa, bệnh biến tai giữa có thể thấy ở người bị thủng màng nhĩ, tai giữa tích dịch, bo líp khối u lành tính hoặc ác tính ở tai giữa.

2. Ốc nhĩ, thần kinh thính giác hoặc trung khu thính giác có bệnh khiến người bệnh không nghe thấy âm thanh do tai ngoài truyền vào.

Trong y học gọi đây là tai điếc do cảm âm. Nó lại có thể phân thành hai loại bẩm sinh và mắc phải. Loại bẩm sinh có thể thấy ở người là con của cặp vợ chồng có họ hàng gần kết hôn với nhau hoặc cùng gia tộc có lịch sử di truyền điếc tai, ngoài ra các nhân tốtrong thời gian mang thai và sinh đẻ cũng gây ra chứng điếc bẩm sinh.

Loại về sau thường thấy ở người mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính (như viêm màng não, bệnh sởi, thương hàn), ngộ độc thuốc[2], bị tiếng ồn làm chói tai, bị ngoại thương...

Người già thính lực giảm sút là một hiện tượng sinh lý. Do sự dần dần lão suy của cơ thể, không những tế bào lông của vùng xoắn ốc và đốt thần kinhcó thể gây ra bệnh biến mà hệ thống trung khu thần kinh cũng dần dần suy thoái, do dó làm cho thính lực giảm sút. Nhưng cũng có thể do bệnh đái đường, cao huyết áp, hàm lượng cholesteral trong máu cao, bệnh gan, bệnh thận... dẫn đến xơcứng mạch máu sẽ xảy ra hiện tượng tuần hoàn máu ở tai trong gặp chướng ngại khiến các cơquan của tai trong suy biến, từ đó làm cho thính lực giảm sút, thậm chí điếc.

Trung y cho biết điếc tai có thểdo bị bẩm sinh hoặc bị nội thương ngoại cảm gây ra. Người bị điếc đột ngột (thính lực đột nhiên biến mất) thường thuộc chứng thực (bệnh khi phát có các triệu chứng sốt, không có mồ hôi, khó đại tiện...), đa sốdo ngoại cảm phong nhiệt, phong hàn, can hỏa gây ra, triệu chứng là như có bông đút lút lỗ tai và kèm theo ù tai hoặc tai trong sưng đau, ngạt mũi, đau đầu đắng mồm... Điếc chậm (thính lực dần dần giảm sút rồihoàn toàn mất hẳn) thường thuộc chứng hư, đa sốdo trung khí không đủ hoặc can, thận suy yếu gây ra triệu chứng điếc, không sưng đau và kèm theo ù tai, chóng mặt hoa mắt, đau lưng mệt mỏi, Chứng hư hay thấy ở người già hoặc người mắc bệnh lâu, cơ thể suy nhược,

2. Ù tai

Ù tai là chỉ khi xung quanh không hề có tiếng động tương ứng nào mà trong tai lại có một âm thanh nào đó. ừ tai không chỉ khiến người ta khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và đời sống mà còn thường là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh ở tai và toàn thân. Nguyên nhân thường gặp có:

* ù tai do suy nhược thần kinh

Đặc điểm là âm điệu cao và âm điệu thấp của sự ù tai không cố định, đa số có tính hai mặt, lại thường kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.

Tại Hội nghị khoa học về bệnh ở tai và thần kinh tổ chức tại Mỹ cách đây không lâu, các giáo sư đã chỉ ra, chứng ù tai có liên quan đến sự phiền muộn, họ đã tiến hành thí nghiệm với 40 người do buồn rầu mà bị ù tai, sau khi chữa trị bằng thuốc chống phiền muộn, cùng với sự chuyển biến tốt của chứng phiền muộn, hiện tượng ù tai cũng được cải thiện.

* Vùng tai có bệnh gây ra ù tai

Đặc điểm của loại này là thường có tiền sử bệnh về tai, có xu thế nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra, căn cứ vào các bộ vị khác nhau có thể phát sinh ra hai loại ù tai có tính dẫn truyền và ù tai có tính cảm âm.

Bộ phận truyền dẫn của tai là tai ngoài và tai giữa. Vì vậy khi đường tai ngoài bị tắc nghẽn do ráy tai, vật lạ hoặc các chứng viêm sưng tấy, màng tai nhồi máu, thụt vào trong, thủng, khoang tai giữa tích dịch hoặc cảm nhiễm, xơ cứng tai... đều có thể phát sinh hiện tượng ù tai do dẫn truyền.

Đặc trưng của loại này là chỉ bị một bên và âm điệu ù khá thấp như tiếng ì ầm, ong ong.

Bộ phận cảm ứng của tai là ốc nhĩ tai trong, nếu tai bị chấn động, bị phù thũng, thần kinh thính giác sưng nhọt... sẽ kích thích cơ quan xoắc ốc của ốc nhĩ tai trong làm cho tai ù. Loại này nói chung thường ù cả hai tai, nếu chỉ bị một tai thì có thể là ù tai có tính một bên.

Tiếng ù có âm điệu cao như tiếng ve kêu, ngựa hí, tiếng nồi hơi phóng khí. Căn cứ vào việc kích thích đột nhiên phát sinh hoặc đột nhiên biến mất, tai ù thường có tính đứt quãng, lúc được lúc mất.

* Bệnh ở vùng cổgây ù tai

Khối u ở cổ hoặc bệnh tật ở vùng cổ chèn ép động mạch đất sống có thể dẫn đến ù tai cùng bên. Đặc điểm của này là có tính lâu dài liên tục, ầm điệu thấp, đồng thời cùng với sự biến động của thể vị, mức độ ù tai cũng có biến đổi.

* Tai trong tổn thương do ngộ độc thuốc gây ra ù tai

Dùng thuốc ký ninh, thuốc quinine... với số lượng lớn có thể gây ra ù tai dữ dội nhưng ngưng dùng thuốc sẽ có chuyển biến tốt. Các loại thuốc: gantamycinl, Streptomycinl, Kanamycinl... dùng thường xuyên đều có tác dụng độc hại đối với thần kinh thính giác và thần kinh tiền đình, nếu chẳng may bị ù tai, điếc tai do thuốc thì nói chung khó mà hồi phục được.

Ù tai do dị ứng thuốc hoa cự do ngộ độc thuốc thường có âm điệu cao, bị cả hai tai, không ít người ngộ độc thuốc Streptomycinl, Kanamycinl thời kỳ đầu đã xuất hiện kiểu ù tai này. Cho nên kiểu ù tai này là dấu hiệu cho biết đã ngộ độc thuốc, phải cảnh giác. Nếu như thế nên Lập tức ngừng dùng thuốc để tránh sự ngộ độc nặng hơn, ảnh hưởng đến thính lực. Trẻ sơ sinh sử dụng các loại thuốc như Streptomycinl là thuốc có tác hại đối với thính giác thì phải cẩn thận hơn.

* Bệnh toàn thân gây ra ù tai

Bệnh thận, bệnh gan mật, bệnh đái đường, bệnh lao, bệnh viêm phế quản mãn tính.., khi chúng rối loạn chức năng trên toàn thân thìsẽ xuất hiện triệu chứng ù tai nhưng sẽ hồi phục cùng với sự khỏe lại của con người.

Đặc điểm của chứng ù tai do bệnh toàn thân gây ra giống với ù tai do ngộ độc thuốc: âm điệu cao, bị cả hai tai. Gần đây có tài liệu mới cho biết, ù tai có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh (mũ của tim).

ỞTrung Quốc có người đâ tiến hành điều tra đối với 128 người mắc bệnh và có triệu chứng ù tai cho biết, tim đau quặn xuất hiện sớm hơn ù tai chiếm 4,7%, tim đau quặn xuất hiện đồng thời với ù tai chiếm 8,6%, còn tim đau quặn xuất hiện muộn hơn ù tai chiếm 86,7%. Điều này chứng tỏ cơ tim phản ứng đối với sự thiếu máu, thiếu ôxy không nhạy cảm bằng ốc nhĩ.

Thí nghiệm với động vật cho thấy, dưới tác dựng của huyết áp cao, của tiếng ồn chói tai trong thời gian dài và việc thức ăn có nhiều mỡ, ốc nhĩ biểu hiện sự biến đổi bệnh lý sớm hơn cơ tim.

Quan sát lâm sàng cũng phát hiện thấy, trước khi bệnh (mũ của tim) phát tác, nói chung đều có hiện tượng ù tai nặng hơn, cho nên các chuyên gia cho rằng, ù tai có thể được coi là một dấu hiệu quan trọng của bệnh tim thời kỳ đầu. Vì vậy, một người trung, cao tuổi bình thường không ù tai nhưng trong một thời gian ngắn lại đột ngột bị ù tai thì nên đến bệnh viện kiểm tra huyết tương, huyết áp và điện tâm đồ để xác định xem có phải mắc bệnh tim không.

Có một số người bị ù tai lâu ngày đã thành thói quen nhưng nếu gần đây ù nặng hơn thì cũng phải kiểm tra bệnh tim, không được coi thường,

Ù tai có tính chức năng do cơ thể suy nhược gây ra tức là không có bệnh biến về khí chất, nó thường do sức dãn của vách mạch máu không đủ, việc cung cấp máu cho một số bộ phận kém gây ra. Trung y cho rằng đó là biểu hiện của chứng “thận hư”.

Ngoài ra, chứng tổng hợp thời kỳ thanh niên cũng có thể gây ra ù tai, nhất là người bệnh mà kém ngủ thì càng rõ. Nhưng một số ít người bị ù tai có nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, cần phải quan sát, kiểm tra định kỳ. Đặc biệt người ù một bên tai với âm điệu cao (nếu ù một bên tai với âm điệu cao có khi Là do bệnh hạch góc tiểu não trong đầu gây ra) càng phải chú ý đến khám định kỳ ở khoa thần kinh và khoa ngũ quan để được chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.

3. Ảo thính

Ảo thính là chỉ xung quanh không có người nói chuyện mà lại nghe thấy tiếng nói chuyện, Người mê tín coi đó là một bằng chứng của việc gặp “quỷ thần” để chứng minh rằng trên thế giới có tồn tại quỷ thần. Thật ra, ảo thính cũng giống như ảo thị, đều là một loại tri giác hư ảo, tức là thể nghiệm tri giác xuất hiện khi sự vật vô khách quan tác dụng vào cảm quan.

Trong y học gọi đó là “ảo giác” (bao gồm ảo giác nghe nhìn, ngửi, sờ, nội tạng và ảo giác có tính vận động), thường do chức năng của đại não rối loạn và hệ thần kinh mất cân bằng gây ra. Ảo thính là triệu chứngthường gặp của bệnh tâm thần nhưng người bình thường vào những lúc mệt mỏi cực độ, sợ hãi cực độ, đói khát cực độ, cô độc trong thời gian dài và dưới tác dụng của một loại thuốc nào đó thì có khi cũng bị ảo thính.

Chẳng hạn từng có một người phụ nữ Anh đã sống nơi núi tuyết hoang vu không một bóng người ở Bắc Cực, một mình đơn độc công tác đến đêm ngày thứ 16 bà bỗng nhìn thấy một quái vật đáng sợvà nghe thấy tiếng nó giẫm trên tuyết kêu lạo xạo, Trong phút chốc, bầu trời lại xuất hiện một vầng trăng thần bí, không ngừng nuốt lấy bà... bà nhắm chặt mắt kêu lên kinh hoàng. Lát sau, khi bà mở mắt ra, mọi cảnh tưởng kỳ ảo lúc nãy đã hoàn toàn biến mất. Đó là do bà ở trong hoàn cảnh căng thẳng cô độc cực độ lâu ngày gây ra ảo giác và ảo thính do cô độc.


[1]Giá trị giới hạn cảm thụ của cơ quan thính giác của con người đối với âm thanh có tần suất khác nhau cũng khác nhau, phương pháp kiểm tra thính lực thưởng dùng là đo giá trị giới hạn của âm thanh với tần suất khác nhau, đơn vị là để-xi-ben (đơn vị cường độ âm thanh vi lượng), Qua kiểm tra thính lực, giới hạn thính ỉ ực không vượt quá 10 đề-xi-ben là thính lực bình thường, tức là người nghe các tiếng nói chuyện hàng ngày không gặp khó khăn.

[2]Các loại thuốc kháng sinh có độc tính đối với như strepto­mycin, Gantamycinl, Kanamycinl...và các vị thuốc hóa học như thuốc ký ninh, a-xít li-xi-tíc..mà sử dụng trong thời gian dài hoặc sử dụng một lần vối số lượng lớn hoặc người bệnh dị ứng cao độ với các loại thuốc này thì đều có thể dẫn đến điếc tai do ngộ độc thuốc. Theo lịch sử dùng thuốc gần đây cho biết, nếu kèm theo hiện tượng ù tai, tê liệt vùng mặt, chóng mặt, khó chịu... thì có thể suy xét đến chứng điếc tai do ngộ độc thuốc.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0