31/05/2017, 12:37

Làm sao nhận biết bệnh qua khứu giác thường?

Khứu giác có vai trò quan trọng trong chức náng sinh lý của cơ thể người. Khứu giác của con người rất nhạy cảm, nó có thể phân biệt được mấy vạn mùi vị hóa học. Khi không khí bị ô nhiễm bởi một loại vật chất nào đó nên phát sinh mùi vị khác thường, khứu giác sẽ phát ra lời cảnh cáo đối với bạn ...

Khứu giác có vai trò quan trọng trong chức náng sinh lý của cơ thể người. Khứu giác của con người rất nhạy cảm, nó có thể phân biệt được mấy vạn mùi vị hóa học. Khi không khí bị ô nhiễm bởi một loại vật chất nào đó nên phát sinh mùi vị khác thường, khứu giác sẽ phát ra lời cảnh cáo đối với bạn khiến bạn nhanh chóng rời khỏi hiện trường, tránh xảy ra tai nạn ngộ độc.

Nếu chẳng may khứu giác mất độ nhạy cảm thì sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Quan trọng hơn là, khứu giác khác thường thường là dấu hiệu của một sốbệnh tật tiềm tàng trong cơ thể. Biểu hiện khác thường của khứu giác có;

1. Khứu giác suy giảm hoặc mất hẳn

Triệu chứng này thường thấy ở người bị cảm cúm, viêm mũi cấp tính, viêm mũi do dị ứng. Người bị nhẹ thì khứu giác giảm sút rõ ràng, người nặng thì hoàn toàn mất hẳn khứu giác.

Nhưng nếu khỏi bệnh, khứu giác íập tức phục hồi lại ngay. Mất khứu giác còn thấy ở người bị viêm mũi, biểu hiện của nó là trong xoang mũi kết nhiều vảy xanh có mùi hôi thối, không chỉ khiến khứu giác mất độ nhạy cảm mà phát sinh các triệu chứng: đau đầu, trí nhớ giảm sút... ngoài ra, xoang mũi mọc đầy u thịt, khối u, xương lá mía sưng to khiến cho không khí không đến được khu khứu giác và trong đầu có khối u, chèn ép hoặc phá hủy dây thần kinh truyền dẫn khứu giác cũng có thểkhiến mất khứu giác.

Mặt khác, điều cần chú ý là mất khứu giác có quan hệ chặt chẽ với bệnh ung thư tuyến sữa. Theo thực nghiệm của một nhóm nghiên cứu ở NewYork Mỹ cho biết, mất khứu giác thường là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư tuyến sữa.

Trong dại não của con người có một tổ chức gọi là hình quả thông nó tiết ra một loại hoóc-môn có quan hệ mật thiết đến bệnh ung thư tuyến sữa. Hàm lượng hoóc-môn này của phụ nữ mắc bệnh ung thư vú giảm vào ban đêm, trong thí nghiệm với động vật cũng phát hiện rằng nếu không chế loại hoóc-môn này thì khả năng mắc bệnh ung thư vú càng cao.

Thể hình quả thông có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khứu giác, nói cách khác là nó liên hệ chức năngkhứu giác với sự phát sinh bệnh ung thư tuyến sữa, tất nhiên người mắc bệnh ung thư tuyến sữa không hẳn đều bị mất khứu giác nhưng ngoài nguyên nhân về mũi ra, nên cảnh giác với sự phát sinh của bệnh ung thư vú.

Phán đoán sự giảm sút hoặc mất hẳn của khứu giác có một điểm cần phải chú ý: khi một người công tác sinh sống lâu dài trong một môi trường có mùi vị riêng biệt thì sẽ xuất hiện hiện tượng “vào phòng thơm ngát lâu ngày không thấy mùi thơm, vào nơi hàng mắm, lâu ngày cũng không thấy mùi hôi”, điều này cho thấy khứu giác có tính thích ứng và tính giảm sút mùi vị kích thích càng mạnh, thời gian thích ứng càng ngắn, mùi vị kích thích càng yếu, thời gian kích thích càng dài. Vì vậy không được coi tính thích ứng và tính giảm sút của khứu giác cũng là sự suy giảm hoặc mất hẳn của khứu giác mà đưa ra phán đoán sai lầm.

2. Khứu giác quá nhạy cảm

Thường thấy ở người có thần kinh quá nhạy cảm và một số người bị bệnh nội áp xoang đầu tăng cao. Nó chủ yếu biểu hiện là khí trong không khí có chút ít mùi vị gì đó mằ người bình thường không cảm giác được sẽ cảm thấy vô cùng bất an.

Nếu đối với mùi thơm mùi thôi đều cảm thấy khó chịu, không thoải mái thì có thể là triệu chứng của bệnh tâm thầm hoặc bệnh động kinh. Thần kinh suy nhược, phụ nữ ở thời kỳ tắc kinh và mắc bệnh đa nghi cũng có thể làm cho khứu giác quá nhạy cảm.

3. Khứu giác phân biệt nhm.

Nhận nhầm một mùi vị rõ ràng thành một mùi vị khác như nhận mà mùi thối là mùi thơm hoặc không có mùi thối cho là có mùi thối gọi là khứu giác nhầm.

Người bị ngoại thương vùng đầu, lao tủy sống, bệnh tâm thần, thần kinh suy nhược và dùng một số loại thuốc như Pyramtcim đông... thường sẽ xuất hiện hiện tượng khứu giác nhầm. Ngoài ra, một số người bệnh vốn đã mất khứu giác khi vào thời kỳ hồi phục lại cũng sẽ có hiện tượng này,

4. Ảo khứu

Tính chất của ảo khứu giống như ảo thị, ảo thính, đều là một loại ảo giác tức là chỉ trong tình trạng không có kích thích bên ngoài nhưng lại có cảm giác hư giả.

Biểu hiện của nó là người bệnh sẽ ngửi thấy một mùi vị nào đó không có trên thực tế, hơn nữa đa số đều là mùi vị khó ngửi (như mùi đốt cao su, mùi gây của lông cừu, mùi trứng gà thối, mùi xác thối rữa...) Áo khứu thường thấy ở người bị bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, tâm thần và thần kinh suy nhược. Một số bệnh biến có tính khí chất ở vùng não cũng có thể gây ra ảo khứu.

Ngoài ra người bình thường, ở vào tình, trạng mệt mỏi cực độ, sợ hãi cực độ, lạnh giá cực độ, đói khát cực độ, cô độc lâu dài, mất ngủ và dưới tác dụng của một loại thuốc nào đó cũng sẽ sinh ra ảo khứu.

Một số thực tiễn lâm sàng cho biết, khứu giác cũngcó quan hệ mật thiết với chức năng sinh dục. Nếu mắc bệnh liệt dương sẽ khiến khứu giác khác thường. Khi các bác sĩ giúp cho khứu giác của anh ta trở lại bình thường, chứng liệt dương cũng không cần chữa trị mà tự khỏi.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0