Làm sao nhận biết bệnh qua màu sắc của nước tiểu?
Nước tiểu dạng mủ là do đường tiết niệu nhiễm trùng mưng mủ nghiêm trọng gây ra, nước tiểu có màu trắng sữa. Nước tiểu có mủ thường thấy ở người bị bệnh viêm bể thận, viêm bàng quang, thận sưng mủ, viêm niệu đạo hoặc lao thận nghiêm trọng. a) Nước tiểu không màu Có thể là tín ...
Nước tiểu dạng mủ là do đường tiết niệu nhiễm trùng mưng mủ nghiêm trọng gây ra, nước tiểu có màu trắng sữa. Nước tiểu có mủ thường thấy ở người bị bệnh viêm bể thận, viêm bàng quang, thận sưng mủ, viêm niệu đạo hoặc lao thận nghiêm trọng.
a) Nước tiểu không màu
Có thể là tín hiệu của bệnh đái đường, viêm thận mãn tính, bệnh đái tháo nhạt, tất nhiên cũng có thể là do uống quá nhiều nước, phải chú ý phân biệt.
b) Nước tiểu màu trắng
Nước tiểu màu trắng thường thấy ở người có nước tiểu có mủ, nước tiểu dạng dịch nhũ và nước tiểu dạng muối.
Nước tiểu dạng dịch nhũ là một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh chân voi, nước tiểu trắng như sữa bò. Do dịch nhũ (dịch thể sau khi mỡ và xà phòng hóa) mà đường ruột hấp thụ không được dẫn từ ống lim-pho bình thường đến tuần hoàn máu, chỉ có thể đi ngược đến ống lim-pho của hệ thông tiết niệu, khiến cho nội áp ở ống lim-pho trong hệ thốngtiết niệu tăng cao, co giãn và nứt toác ra khiến dịch nhũ tràn vào nước tiểu nên nước tiểu có dạng dịch nhũ. Nước tiểu này nói chung có tính ngắt quãng. Khi trong nước tiểu dạng dịch nhũ có hồng cầu gọi là nước tiểu dạng dịch nhũ máu. Trong máu và nước tiểu của người mắc bệnh nước tiểu dạng dịch nhũ máu có khi tìm thấy ấu trùng.
Nước tiểu dạng muối đa số có ở trẻ con. Thường gặp vào mủa đông, nước tiểu có dạng nước cơm, thường do trong nước tiểu chứa nhiều muối a-xít phốt- pho-rích hoặc muối a-xít u-ríc, sau khi thải ra dễ lắng đọng, nếu đái vào một cái bình rồi tăng nhiệt sẽ lập tức trở nên trong. Nước đái dạng muối là hiện tượng sính lý bình thường, không nên dùng thuốc chữa trị, quan trọng là phải uống nhiều nước trắng đun sôi.
Ngoài nước tiểu màu trắng ra, có người ở miệng niệu đạo chảy ra niêm dịch màu trắng, thế là thế nào? Tất nhiên nước tiểu màu trắng và niêm dịch màu trắng chảy ra từ miệng niệu đạo là hai sự việc không cùng tính chất, nhưng đều là dịch thể màu trắng tiết ra từ niệu đạo, tạm thời quy nó vào mục “nước tiểu màu trắng” để phân tích, giám sát phân biệt. Nam giới thành niên thỉnh thoảng có niêm dịch màu trắng chảy ra từ niệu đạo là bình thường. Đó là do niệu dạo của nam giới là đường chung để tiết nước tiểu và tiết tinh dịch, khi có xung động tình dục có thể kích thích tuyến tiền liệt ở cổ bàng quang nơi đoạn sau của niệu đạo, dịch tuyến tiền liệt có dạng niêm dịch màu trắng sẽ tiết ra từ niệu đạo. Nhưngthường xuyên có niêm dịch màu trắng tiết ra từ niệu đạo hoặc khi tiết ra niêm dịch màu trắng có kèm theo triệu chứng khác thì không bình thường. Nguyên nhân thường gặp là:
Viêm tuyến tiền liệt: thường thấy ở thanh niên chưa kết hôn, có quan hệ nhất định đển việc say rượu, chịu lạnh, thủ dâm quá độ, rung động tình dục. Khi rung động tình dục hoặc sáng sớm thức dậy thường có một ít vật tiết ra từ miệng niệu đạo hoặc kết dính miệng niệu dạo lại.
Bệnh lậu: là một loại bệnh sinh dục do sinh hoạt tình dục không trong sạch hoặc dùng chung bô, chung dụng cụ “dùng nước”, tắm cùng bể tắm với người bị bệnh lậu gây ra,
Nhìn chung sau khi nhiễm bệnh 2 — 3 ngày lập tức có thể phát bệnh, ban đầu miệng niệu đạo sưng đỏ, có dịch thể đặc dính màu trắng chảy ra, sáng sớm khi thức dậy, vật đặc dính có thể đóng vảy bít kín miệng niệu đạo. Phát hiện được rồi nên kịp thời chữa trị ngay, nếu không sẽ có hậu họa vô cùng.
Viêm niệu đạo không phải do vi khuẩn lậu là một trong những bệnh sinh dục phổ biến nhất của thập kỷ 80, theo thông kê nước ngoài, ước tính chiếm khoảng 50% trong các bệnh sinh dục truyền bá. Bệnh này hay phát sinh ở thanh niên dưới 25 tuổi, biểu hiện điển hình là niệu đạo ngứa ngáy, di đáidắt, đái bị đau, đái cấp, miệng niệu đạo có một ít vật tiết ra có dạng niêm dịch.
Nhưng rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữthiếu triệu chứng điển hình cho nên dây dưa làm nhỡ việc chữa trị khiến bệnh gốc xâm nhập vào tử cung và đường dẫn trứng gây ra bệnh viêm hố chậu dẫn đến không thụ thai dược.
c) Nước tiểu màu vàng
Chỉ nước tiểu có màu vàng hoặc vàng thẫm. Nguyên nhân là trong quá trình ăn cà rốt, uống các loại thuốc Trung Tây y như sinh tố B2, đại hoàng..., có thể xuất hiện tình trạng nước tiểu có màu vàng, nếu ngừng uống sẽ lập tức biến mất, không phải lo lắng.
Người bị sốt hoặc có triệu chứng thổ tả thường gặp do lượng nước theo mồ hôi hoặc phân thải ra ngoài, nước tiểu sẽ đậm đặc giảm ít số lượng, còn sắc tố nước tiểu không thay đổi, màu sắc của nước tiểu này sẽ rất vàng.
Một loại nước tiểu vàng khác vàng như trà đặc thì không phải do các nguyên nhân nói trên mà là gan hoặc mật có bệnh. Nguyên nhân là con đường thải nước mật ra ngoài thông thường có hai nhánh: một nhánh đi ra từ niệu đạo, một nhánh đi ra từ đường ruột.
Khi gan hoặc mật có bệnh, nước mật ở đường ruột bị chặn đứng, chỉ có thể thải ra qua đường niệu đạo, trong niệu đạo cũng do hàm lượng nước mật tăng cao mà có màu vàng sậm. Thời kỳ đầu của bệnh viêm gan còn chưa xuất hiện bệnh hoàng đản, chúng ta thường có thể thấy màu của nước tiểu như màu nước trà đặc, đây thường là một dấu hiệu của bệnh viêm gan.
Ngoài ra, nước tiểu dạng mủ có màu vàng đục ngầu thì là biểu hiện của việc cơ quan tiết niệu bị mưng mủ.
d) Nước tiểu màu xanh lam
Có thể thấy ở người bị bệnh dịch tả, thương hàn nổi ban và người bị trúng độc vitamin D và chứng trong máu nhiều canxi-. Nhưng nước tiểu có màu vàng thường liên quan đến việc uống thuốc, không phải do bệnh tật gây ra. Nếu uống thuốc lợi tiểu axit salisilíc đều có thể xuất hiện hiện tượng trên, ngừng thuốc sẽ lập tức biến mất. Loại này là do uống thuốc gây ra, thuộc hiện tượng bình thường, không phải lo lắng.
e) Nước tiểu màu xanh lục
Thấy ở khi trong nước tiểu có khuẩn hình que màu xanh lục sinh sôi hoặc khi nước tiểu có chứa bilirubin thải ra quá nhiều, oxy hóa thành đảm lục tố.
f) Nước tiểu màu lục nhạt
Thấy ở ngưỡi sau khi uống nhiều thuốc in-đô mỹ tân (tiêu viêm đau).
g) Nước tiểu màu lục sẫm
Nguyên nhân như nước tiểu màu lam.,
h) Nước tiểu màu đen
Nước tiểu màu đen rất ít gặp, thường thấy ở người bị bệnh dung huyết trong huyết quản cấp tính, như bệnh nhân sốt rét ác tính, trong y học gọi là hắc niệu nhiệt, là một trong những bệnh bội nhiễm nghiêm trọng nhất của chứng sốt rét ác tính.
Trong máu của người bệnh này có một số lượng lớn ôxy tự do, huyết hồng tố và huyết hồng tố ôxy cố định, theo nước tiểu đi ra nên tạo thành nước tiểu màu đỏ thẫmhoặc màu đen. Có một số ít người bệnh sau khi dùng một số thuốc tiêu viêm đau cũng sẽ làm nước tiểu đen ngừng uống thuốc cũng sẽ lập tức biến mất.
Có tài liệu nước ngoài báo cáo rắng, người bị bệnh nước tiểu an-bu-min đỏ sau khi vận động cũng sẽ thải ra nước tiểu đen, đồng thời kèm theo triệu chứng cơ thịt yếu ớt, có thể dần dần phát triển thành bại liệt. Ngoài ra nước tiểu đen còn thấy ở người bị trúng độc phê-nôn, bị bệnh nhọt sắc tố đen...
i) Nước tiểu màu nâu cọ (giống màu xì dầu)
Có thể thấy ở người bị bệnh viêm thận cấp tính, viêm gan dạng hoàng đản cấp tính, thận bị chèn ép dẫn đến tổn thương, bị bỏng trên diện tích lớn, thiếu máu dạng dung huyết, truyền máu nhầm, thậm chí sau khi vận động mạnh, nước tiểu cũng có màu xì dầu.
Có khi sau lúc ngủ dậy nước tiểu có màu nâu cọ, đó là đặc trưng của bệnh nước tiểu có huyết hồng tốdạng phát từng dợt. Nếu nước tiểu kiểu này xuất hiện sau khi ăn đậu tằm xanh thì phải cảnh giác với bệnh đậu tằm.
Trong hồng cầu của bệnh nhân này thiếu một loại chất gọi là đường glucô thoát dung môi hyđrô, có tính di truyền nhất định. Cho nên sau khi ăn đậu tằm sẽ lập tức có nước tiểu màu nâu cọ và có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,da, mắt ngả vàng nên kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu đề phòng bất trắc.
j) Nước tiểu màu đỏ
Nước tiểu có màu đỏ đa số là do trong nước tiểu có hồng cầu, trong y học gọi là huyết niệu, Huyết niệu xuất hiện huyết khá ít, chỉ có thể phát hiện được bằng mắt gọi là huyết niệu mắt thường (nói chung trong mỗi lít nước tiểu chứa từ một ml máu trở lên là có thể nhìn thây nước tiểu có màu đỏ).
Nói tóm lại, trong nước tiểu của người khỏe mạnh không chứa hoặc có khi chứa một chút ít hồng cầu (thỉnh thoảng có 1 - 2 cái), trong nước tiểu thường xuyên xuất hiện hồng cầu cho dù là số lượng cực kỳ ít thì cũng phải chú ý. Bởi vì huyết niệu thường là một dấu hiệu của bệnh về hệ thống tiết niệu và các cơ quan lân cận của nó hoặc là bệnh toàn thân.
Nguyên nhân của huyết niệu vôcùng phức tạp, có hàng trăm loại bênh có thể gây ra huyết niệu, muốn chẩn đoán chính xác không phải chuyện dễ. Có điều, chỉ cần quan sát tỉ mỉ, người thường cũng có thể căn cứ vào triệu chứng kèm theo khi huyết niệu và hình dạng, màu sắc thời gian xuất huyết để sơ bộ phán đoán tính chất của bệnh biến.
Thứ nhất, kết hợp triệu chứng phán đoán tính chất của huyết niệu.
Huyết niệu kèm theo triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu lợi, xuất huyết da, đây có thể là bệnh xuất huyết toàn thân đang quấy nhiễu, như là bệnh tiểu cầu suy giảm, bệnh tử điến do dị ứng, bệnh máu chậm đông, thậm chí bệnh màu trắng, niệu huyết chẳng qua chỉ là một biểu hiện của việc xuất huyếttoàn thân.
Huyết niệu kèm theo sốt, khớp xương sưng đau, da bị tổn hại, nhiều khí tạng bị tổn thương thì có thể là bệnh về tổ chức kết đế (như bệnh mụn nhọt ban đỏ toàn thân, viêm động mạch dạng đấu khớp xương).
Huyết niệu kèm theo cao huyết áp, phù thũng, nước tiểu nhiều an-bu-min thì thường là viêm tiểu cầu thận.
Huyết niệu kèm theo phần eo bụng đau bên trong rất khó chịu, đái cấp, đái dắt, đái bị đau thì thường là bệnh lao hoặc viêm nhiễm hệ thống tiết niệu.
Huyết niệu kèm theo đau một bên bụng đau quặn thì khả năng mắc bệnh kết sỏi thận, sỏi ống dẫn nước tiểu là cao nhất, đặc biệt là đau đến mức vật vã không nằm im được, thường là sỏi ống dẫn nước tiểu.
Huyết niệu kèm theo triệu chứng đái không thông, tốn sức, nước tiểu ra nhỏ giọt, ở những người đàn ông cao tuổi thường là do tuyến tiền liệt phì to, ở đàn ông trung tuổi thì phải suy tính đến việc niệu đạo nhỏ hẹp, niệu đạo kết sỏi hoặc khối u bàng quang.
Huyết niệu do ngoại thương gây ra, bất luận là có tổn thương trực tiếp đến cơquan sinh dục bên ngoài không, nói chung thường là do tổn thương hệ thống tiết niệu gây ra.
Huyết niệu xuất hiện sau khi vận động mạnh hoặc lao động thể lực mạnh thì phải nghĩ đến khả năng sa thận, hệ thống tiết niệu kết sỏi hoặc huyết niệu dovận động[1] (ởnam giới đa số là kết sỏi hoặc huyết niệu do vận động, ở phụ nữ thường là sa thận hoặc kết sỏi).
Người trung niên, cao tuổi xuất hiện huyết niệu mà không đau đớn gì, hoặc nói huyết niệu không kèm theo bất cứ triệu chứng gì thì là dấu hiệu quan trọng của khối u hệ thống tiết niệu phải cảnh giác cao độ. Bởi vì, bệnh ung thư đường tiết niệu, hay xảy ra ở độ tuổi 40 - 60, triệu chứng xuất hiện đầu tiên chính là huyết niệu không đau đớn.
Ung thư đường tiết niệu có thể phát sinh ở thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo... Do bàng quang là cơ quan trữ nước tiểu, thời gian tiếp xúc với nước tiểu dài cho nên so với các cơ quan tiết niệukhác, nó dễ bị ung thư nhất. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư bàng quang rất thấp, tỉ lệ tái phát cao, nguyên nhân là vì huyết niệu xuất hiện khi ung thư bàng quang hoặc ung thư thận có thể có lúc làm cho một số người bệnh tưởng nhầm là bệnh đã “khỏi hẳn”.
Thật ra đó là một hiện tượng giả, không ít người bệnh vì vậy mà lơi lỏng cảnh giác để đến nỗi dây dưa làm lỡ thời cơ chẩn đoán và điều trị, dẫn đến việc bệnh ung thư tiến vào thời kỳ cuối. Cho nên người trung niên, cao tuổi nếu xuất hiện huyết niệu không đau đớn thì phải đến ngay bệnh viện kiểm tra kỹ hơn, chẩn đoán rõ ràng để chữa trị sớm.
Ngoài ra, bệnh tử điến do dị ứng, nhiệt xuất huyết do dịch và bệnh biến ở các cơ quan lân cận hệ thống tiết niệu như ruột thừa, trực tràng, kết tràng, tử cung, buồng trứng... cũng có thể gây ra huyết niệu.
Thứ hai, căn cứ vào thời gian xuất huyết phán đoán tính chất của huyết niệu. Khi bắt đầu đái thì nước tiểu đỏ sau đó trở nên rõ ràng, khi kết thúc thì đỏ, cho thấy bệnh biến ở sau niệu đạo và phần cổ bàng quang; một lần đái từ đầu đến cuối đều thấy huyết niệu cho thấy bệnh ở bàng quang, ống dẫn nước tiểu hoặc thận[2].
Thứ ba, căn cứ vào màu sắc của huyết niệu phán đoán tính chất của huyết niệu. Huyết niệu màu nâu hoặc xuất hiện màu dạng sương khói thì bộ phận xuất huyết có khả năng ở ngang ống dẫn nước tiểu trở lên, ngược lại, huyết niệu màu đỏ nhạt hoặc đỏ tươi thì bộ phận xuất huyết khá thấp, có khả năng ở bàng quang.
Thứ tư, căn cứ vào hình trạng xuất huyết phán đoán tính chất của huyết niệu. Trong huyết niệu nếu có lẫn cục máu dạng sợi dây hoặc sợi mảnh, bộ phận xuất huyết có thể đến từ thận hoặc ống dẫn nước tiểu; cục máu có hình tròn, dự đoán xuất huyết ở bên trong bàng quang.
Thứ năm, căn cứ vào tuổi tác phán đoán tính chất của huyết niệu.
Trẻ em bị huyết niệu thường thấy nhất là ở bệnh viêm tiểu cần thận, có thể kèm theo phù thũng, cao huyết áp, nước tiểu có an-bu-min, tiểu dạng ống; thanh thiếu niên và người trung niên huyết niệu thường là cảm nhiễm (thường thấy ở phụ nữ), kết sỏi, tổn thương, lao, viêm thận, dị vật, huyết niệu do viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây ra thường là huyết niệu dưới kính hiển vi; người già bị huyết niệu thường là khối u hoặc tuyến tiền liệt tăng sinh.
Cuối cùng, có một điểm cần phải chú ý là nước tiểu có màu đỏ không phải đều là huyết niệu, nó còn có thể do dùng thuốc hoặc các nguyên nhân khác gây ra, ví dụ uống thuốc tẩy C20H14O4 (quỳ), đại hoàng, thuốc chống lao, thuốc ngừng kiết lị và thuốc khử trùng xăng-tô-nin đều sẽ làm cho nước tiểu có màu đỏ.
Ngoài ra, phụ nữ khi đang hành kinh, do nước tiểu bị máu kinh làm ô nhiễm nên cũng có màu đỏ.
[1]Huyết niệu do vận động là chứng huyết niệu đơn thuẩn khi các cơ quan của hệ thống tiết niệu không kiểm tra ra được bệnh biến gì, thuộc vào phạm vi “huyết chứng” của Trung y. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nội kinh. Linh khu. Bách bệnh thủy sinh thiên" của y học cổ truyền có câu: “Âm lạc thương thì máu chảy trong”. Bệnh này thường thấy ở nhi đồng và thiếu niên, nói chung do vận động mạnh hoặc ngoại thương gây ra. Có người trở thành chứng huyết niệu mãn tính nhưng bệnh nhân không hề có cảm giác không thoải mái, cũng không có biểu hiện dương tính, chỉ khi kiểm tra nước tiểu thường thấy có vi lượng, số ít thậm chínhiều hồng cầu, có khi mắt thường cũng có thể nhìn thấy nước tiểu màu đỏ nhạt hoặc màu gỉ sắt, Sau khi người bệnh nằm nghỉ, nước tiểu thường sẽ dần dần trởlại bình thường nhưng sau khi vận động lại tái phát, tạo thành cốtật.
[2]Nếu không miêu tả được quan hệ giữa tình hình tiểu tiện và huyết niệu hoặc tuy chú ýquan sát nhưng phân biệt vẫn có khó khăn, có thể dùng phương pháp xét nghiệm nước tiểu để phân biệt Phương pháp là: chia quá trình tiểu tiện ra làm ba giai đoạn, trước, giữa, sau, lẩn lượt cho nước tiểu ỏ ba giaiđoạn này vào ba cái lọ sau đó tiến hành xét nghiệm, như thế có thể xác định là huyết niệu lúc đầu, huyết niệu toàn quá trình hay huyết niệu lúc cuối. Một phương pháp khác là: đối với người có huyết niệu hoặc huyết niệu mủ rõ ràng, muốn xác định vị trí của nó có thể để nước tiểu lắng yên một thời gian rồi lấy nước tiểu trong làm thí nghiệm, Lấy một lọ thủy tinh nhỏ không màu trong suốt hoặc một ống nghiệm nhỏ rửa sạch rồi rót nước tiểu trong vào 1/3 - 1/2 cao độ của lọ, sau đó đốt dưới lọ, nếu nước tiểu trong sau khi tăng nhiệt và cho giấm ăn vào thấy đục ngầu thì thường là bệnh biến ở thận; nếu không đục hoặc hơi đục thì thường là ống dẫn nước tiểu niệu đạo, tuyến tiền liệt, bao tinh hoàn, bàng quang có bệnh. Tất nhiên xuất hiện tình trạng này thìnên đến bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán, không nên tự mình khám lấy ở nhà nữa.