31/05/2017, 12:39

Làm sao nhận biết bệnh qua đánh rắm?

Nói đến đánh rắm quả thật không được nhã nhặn cho lắm. Nhưng đánh rắm là hiện tượng sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Theo ông Quang Cương Tri Túc — giáo sư đại học Tôkyô Nhật Bản, người sáng lập môn phân loại vi khuẩn trong đường ruột cho biết, trong đại tràng, đặc biệt là đoạn từ đại tràng ...

Nói đến đánh rắm quả thật không được nhã nhặn cho lắm. Nhưng đánh rắm là hiện tượng sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Theo ông Quang Cương Tri Túc — giáo sư đại học Tôkyô Nhật Bản, người sáng lập môn phân loại vi khuẩn trong đường ruột cho biết, trong đại tràng, đặc biệt là đoạn từ đại tràng đến trực tràng có khoảng một trăm loại, một trăm nghìn tỉ con vi khuẩn cư trú.

Những vi khuẩn này làm cho thức ăn đượcphân giải dễ dàng. Trong quá trình phân giải thức ăn sẽ sản sinh những vật chất có hại và cũng sản sinh ra thể khí, những thể khí này tập trung lại thải ra khỏi cơ thể tạo thành rắm. Đánh rắm chính là thải những thể khí ô nhiễm đó ra ngoài cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe.

Trong y học, rắm thường được coi là “khí cầu đo thử” để đánh giá sự tốt xấu của chức năng đường ruột và dạ dày. Không đánh rắm hoặc rắm khác thường là cho thấy trong cơ thể đang có bệnh tồn tại.

Ví dụ:

1. Không đánh rắm

Không đánh rắm tức là hậu môn ngừng thải khí, lại tự cảm giác thấy có bệnh và có các triệu chứng như đau bụng, trướng bụng, nôn mửa, táo bón, sôi bụng quá mức bình thường hoặc biến mất, nghe thấy tiếng kim loại,... thì có thể là bị tắc đường ruột (khitắc ruột ở vị trí cao, vào thời kỳ đầu người bệnh có thể có hiện tượng hậu môn thải ra khí hoặc thải phân).

Sau khi phẫu thuật vùng bụng, nếu trong mấy ngày liền bệnh không đánh rắm chứng tỏ ruột nhu động của người bệnh còn chưa hồi phục hẳn[1] người bệnh còn chưa ăn được, cần phải tiến hành xử lý thích hợp, nếu đánh rắm được liên tục cho thấy chức năng của ruột và dạ dày đã hồi phục bình thường, người bệnh có thể ăn được.

2. Đánh rắm nhiều

Số lượng thể khí trong đường ruột của mỗi người khác nhau, kể cả cùng một con người cũng không phải lúc nào cũng như nhau. Khi hậu môn thải ra lượng khí vượt quá lúc bình thường thì là nhiều rắm. Nhiều rắm có thể thấy ở người bị bệnh tiêu hóa không tốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bị viêm dạ dày, dạ dày lở loét do tiêu hóa, bệnh gan, mật, tì.

Ngoài ra, nhiều rắm cũng có thể là do hấp thụ quá nhiều thức ăn dạng tinh bột và prôtêin (như các loại đỗ, khoai tây, các loại trứng..,) hoặc khi ăn nuốt chửng không nhai kỹ và động tác nuốt quá nhiều do thói quen, thường xuyên nuốt nước bọt nên hấp thụ nhiều không khí gây ra. Những cái này đều không thuộc bệnh lý, không cần phải chữa trị.

3. Rắm thi

Trong thành phần của rắm nhiều nhất là khi ni- tơ, chiếm khoảng 80%, thứ hai là đi-ô-xít các-bon, chiếm từ 2% - 19%, còn có hyđrô, hyđrô các-bua, ô- xy..., tổng số thể khí không mùi nói trên chiếm 99%. Vì vậy ở tình trạng bình thường rắm không thối lắm. Nếu rắm quá thối thì thường là do tiêu hóa không tốt hoặc ăn quấ nhiều thịt, cần phải ăn uống điều độ và uống thuốc trợ giúp tiếu hóa. Ngoài ra khi mắc bệnh khối u đường ruột mãn tính thời kỳ cuối, do tổ chức khối u thối rữa, vi khuẩn quấy phá, prôtêin thối nát, thể khí thải ra qua hậu môn cũng có thể có mùi thịt thối kỳ lạ. Nếu đường tiêu hóa bị chảy máu, máu ứ động trong khoang ruột, hoặc khi trong đường ruột bị viêm (nhiễm khuẩn lị, bệnh lị a-míp, viêm kết tràng dạng lở loét, viêm tiểu tràng dạng xuất huyết), thể khí mà hậu môn thải ra thường có mùi khá tanh do sự phân giải của vi khuẩn.

Ngoài ra rắm thối còn có thể là do ăn các thức ăn có chứa mùi vị kích thích như tỏi, hành tây, rau hẹ... gây ra, đây đương nhiên không phải bệnh lý, không nên lo lắng.


[1]Người mới phẫu thuật mổ bụng xong, do phẫu thuật kích thích, ruột nhu động của người đó bị khống chế có tính phản xạ làm cho thể khí và thể dịch tích tụ trong dạ dày và ruột, rất dễ gây trướng bụng. Nếu thời gian trướng bụng tương đối dài sẽ không chỉ làm người bệnh thêm đau đớn mà còn làm cho thủy phân, chất điện giải rối loại và dinh dưỡng không tốt, thậm chí khiến vết mổ phẫu thuật toác ra. Cho nên người sau khi mổ thì bác sĩ, người thân đều phải cho họ uống thuốc hoặc thông qua châm cứu và các biện pháp vật lý trị liệu cho đến khi đánh rắm mới thôi.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0