31/05/2017, 12:38

Làm sao biết bệnh qua mắt

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” - câu nói này không chỉ là sự ví von trong văn học mà dùng nó để chứng tỏ mối quan hệ giữa mắt với sức khỏe cũng hết sức phù hợp. Từ hơn một nghìn năm trước, y học cổ truyền đã nhận thức được rằng bộ vị đặc biệt của mắt có liên hệ mật thiết với phủ tạng. Cuốn ...

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” - câu nói này không chỉ là sự ví von trong văn học mà dùng nó để chứng tỏ mối quan hệ giữa mắt với sức khỏe cũng hết sức phù hợp. Từ hơn một nghìn năm trước, y học cổ truyền đã nhận thức được rằng bộ vị đặc biệt của mắt có liên hệ mật thiết với phủ tạng.

Cuốn “Linh khu; đại học luận” có chỉ ra: “Tinh khí của lục phủ ngũ tạng đều dồn cả lên mắt, nơi tinh tường là mắt, sự tinh tường của xương cốt là đồng tử, sự tinh tường của cơ thịt là ước thúc, sự tình tường bao bọc gân cốthuyết khí có liên hệ với các mạch, trên thuộc về não, dưới xuất phát từ đỉnh”. Điều này đã trình bày rõ về tình trạng của mắt riêng với nội tạng và trở thành phương pháp biện chứng của nhãn khoa Trung y. Nếu chức năng của lục phủ ngũ tạng mất cân bằng sẽ ảnh hưởng tới chức năng bình thường của mắt. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh rằng rất nhiều loại bệnh tật trên toàn thân đều có thể được phản ánh qua đôi mắt. Các thầy thuốc lão thành có kinh nghiệm chỉ cần quan sát mắt và ánh mắt của người đó, thậm chí còn có thể nhìn ra xem bên trong cơ thể có chứng bệnh gì. Phương pháp như sau:

1.   Nhìn màu sắc của lòng trắng

Lòng trắng của người khỏe mạnh trắng tinh và có màu sắc ánh sáng, không có màu nào khác nữa. Nếu xuất hiện màu khác hoặc vết lấm chấm là cho thấy nội tạng có bệnh, đồng thời có thể phán đoán bộ vị bệnh tật từ màu sắc.

Lòng trắng có màu trắng pha xanh da trời thường thấy ở trẻ em và phụ nữ có thai, Những người này có lòng trắng ngả sang xanh da trời, nhìn bề ngoài tỏ ra trong trẻo xinh đẹp nhưng kì thực là biểu hiện của việc thiếu máu. Phàm là những người mắc bệnh mắc bệnh thiếu máu vừa hoặc nặng thì củng mạc mắt (lòng trắng) đều có màu trắng ngả xanh da trời.

Trên lòng trắng xuất hiện các chấm xanh lục, đa số hay thấy ở người mắc bệnh tắc ruột.

Lòng trắng ngả vàng, cho thấy xuất hiện bệnh hoàng đản. Hoàng đản là do các bệnh về gan hoặc vềmật, ngộ độc khi có thai và một số bệnh về máu gây ra.

Trên lòng trắng thường xuất hiện các tia máu đây là tín hiệu của bệnh xơ cứng động mạch, đặc biệt là xơ cứng động mạch não.

Trên lòng trắng thường có chấm đỏ nhỏ, xuất hiện, đây là kết quả của việc đầu cuối của mao mạch giãn nở, hay thấy nhất ởngười mắc bệnh đái đường,

Trên lòng trắng thường có chấm nhỏ màu vàng, cứng, nhiều, ít không đều thường là kết mạc kết sỏi.

Lòng trắng đầy máu ngả sang màu đỏ thường là do vi khuẩn, vi rút cảm nhiễm gây ra viêm.

Ngoài triệu chứng hai mắt đỏ, còn thấy các triệu chứng: có dử mắt, ngứa, cộm và đau mắt thì lúc này nên đi khám ở khoa mắt của bệnh viện. Ngoài ra, người mắc chứng bệnh mất ngủ trầm trọng, người có chức năng của tim không hoàn chỉnh, người cao huyết áp trước khi xảy ra hiện tượng chảy máu não và chứng động kinh trước khi phát tác đều sẽ xuất hiện triệu chứng kết mạc mắt đầy máu. Nếu chỉ một bên tròng trắng đỏ thì cho thấy có thể bị viêm nhiễm sinh dục.

Trên lòng trắng xuất hiện màu xanh lam, màu xám hoặc lấm chấm đen thì đa số là có chứng bệnh giun đũa trong ruột.

2.   Nhìn màu sắc xung quanh lòng đen

Xung quang lòng đen xuất hiện màu đỏ, lại hơi pha trộn với màu trắng, đồng thời có triệu chứng đau mắt, sợánh sáng, thị lực không tốt, chảy nước mắt, đây là người đã bị bệnh viêm hồng mạc.

Xung quanh lòng đen xuất, hiện vòng tròn màu vàng, đục là hạnh biến tính dạng can đậu, cho thấy lượng đồng bị tích lũy quá nhiều. Chức năng bài tiết đồng của cơ thể thất thường sẽ dẫn đến nguy hiểm về tính mạng nên sớm điều trị

Xung quanh lòng đen xuất hiện vòng tròn trắng, còn gọi là giác mạc bị che lấp. Trước kia cho rằng đây là biểu hiện bình thường của tuổi già nhưng gần đây các nhà khoa học nước ngoài đã nghiên cứu phát hiện rằng, vòng màu trắng là triệu chứng của việc tỉ lệ cholesterol trong máu tăng cao, người mắc bệnh xơcứng động mạch não đa số sẽ xuất hiện vòng tròn màu trắng, nó còn có liên hệ chặt chẽ với sự phát sinh bệnh tim.

3.   Nhìn hình dạng và màu sắc con người

Con ngươi là lỗ nhỏ ởgiữa hồng mạc, là con đường để ánh sáng đi vào mắt. Con ngươi bình thường có hình tròn, hai bên to bằng nhau, đường kính khoảng 2;5mm, màu sắc như một giếng nước, đen lay láy, trong trẻo. Nếu cơ vòng quanh con ngươi thu nhỏ thì con ngươi cũng thu nhỏ do thần kinh phó giao cảm của thần kinh chuyển động mắt chi phối; con ngươi mở rộng cơ thu nhỏ thì con ngươi mởto do thần kinh giao cảm chi phối, Con ngươi có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tùy theo độ mạnh yếu của ánh sáng.

Dưới ánh sáng trong căn phòng thông thường, nếu đường kính con ngươi nhỏ hơn l,5mm hoặc lớn hơn 5mm, giáp ranh bất quy tắc, phản ứng đối với ánh sáng chậm... đều thuộc về bệnh thái.

Con ngươi liai mắt nhỏ to khác nhau: thường thấy ởnhững người mắc bệnh chảy máu não, tắc mạch máu não, u não; con ngươi mở rộng, thường thấy ở người bị ngoại thương sọ não, bị bệnh mạch máu não, bệnh viêm não B nặng, viêm màng não sinh mủ; con ngươi thu nhỏ thường thấy ở người bị bệnh ngộ độc étanol (còn gọi là rượu ê-ti-lic), ngộ độc thuốc ngủ và bệnh u cầu não, cầu não xuất huyết ở người già, cũng có thể thấy ởngười bị bệnh đái tháo đường (do sự co giãn của con ngươi chịu sự điều tiết của thần kinh thực vật mà bệnh đái tháo đường làm cho hệ thần kinh thực vật bị tổn hại, có thể ảnh hưởng tới chức năng co giãn của con ngươi, lâm sàng phát hiện rằng, con ngươi của người bệnh đái tháo đường nhỏ hơn của người bình thường). Ngoài ra, trúng độc phốt pho hữu cơ cũng có thể xuất hiện hiện tượng con ngươi bị thu nhỏ, khi trúng độc mooc-phin có thể xuất hiện hiện tượng con ngươi nhỏ như đầu kim.

Con ngươi hai mắt to nhỏ cực kì khác nhau hoặc con ngươi không phải là hình tròn: thường thấy ở bệnh tủy sống kết hạch, tủy não giang mai. Tại những nơi văn minh, nên đi kiểm tra “bệnh sinh dục” để chữa trị kịp thời mới có thể chữa khỏi được.

Con ngươi ngả màu trắng: Thấy ở các chứng bệnh đục thủy tinh thể, viêm tiệp trạng thế (bộ phận tạo ra dịch thể trong mắt) của hồng mạc, bệnh mù mắt xanh, cận thị nặng, hoặc bị bệnh toàn thân như bệnh đái đường, co giật tay chân... và đang phát chứng, cũng có thể do ngoại thương gây ra. Gặp nhiều nhất là ở bệnh đục thủy tinh thể của người già, theo thốngkê, bệnh đục thủy tinh thể chiếm vị trí số một trong các nguyên nhân gây mù mắt. Khi mắc bệnh đục thủy tinh thể, có thể thông qua giác mạc phát hiện ra rằng trong con ngươi xuất hiện màu trắng, đó là do thủy tinh thể bị vẩn đục. Người đến tuổi già, người mắc bệnh đái đường hoặc mắt bị ngoại thương đều có thể dẫn đến chứng đục thủy tinh thể. Nếu phát hiện con ngươi của mình chuyển sang màu trắng thì phải đến khoa mắt, khoa nội để kiểm tra tường tận.

Con ngươi ngả vàng: Dùng ánh sáng đèn pin hoặc ánh đèn chiếu vào con ngươi, ở nơi đáy mắt phát ra một phản xạ ánh sáng vàng như mắt mèo trong đêm các bác sĩ gọi đó là bệnh “mắt mèo”, đa số là biểu hiện của việc nhọt tế bào cái của võng mạc. Loại bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 7-8 tuổi, có tính di truyền và tính gia tộc nhất định, độ ác tính cao, nếu không chữa trị kịp thời (trích bỏ trên nhãn cầu), khi tế bào ung thư lan rộng đến sọ não ngoài nhãn cầu hoặc các cơ quan nội tạng khác thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Một số ít thấy ở trường hợp trong mắt sinh mủ (bệnh mưng mủ thủy tinh thể).

Con ngươi ngả đỏ: Thường thấy ở người bị ngoại thương về mắt hoặc trong mắt bị chảy máu, tùy theo lượng máu chảy ra nhiều hay ít, có thể có các hình thái khác nhau, thị lực có thể bị tổn hại ở các mức độ khác nhau.

Con ngươi ngả xanh: Trong tròng mắt bình thường có một áp lực nhất định, nó có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự thay thế và tuần hoàn máu bình thường trong nhãn cầu. Khi nhãn áp (áp lực phầntrong của mắt đối với thành nhãn cầu) quá cao phát hiện hiện tượng mù mắt xanh, có thể do giác mạc bị mờ và phù và một loạt thay đổi trong mắt khiến con ngươi phát ra một thứ ánh sáng phản chiếu màu xanh lục, mù mắt xanh (còn gọi là thong manh) được đặt tên là vì vậy. Người bị bệnh mù mắt xanh thì nhãn cầu trở nên như cao su cứng, bản thân mình cũng cảm thấy hai mắt sưng đau muốn vỡra, nếu không mau cứu chữa sẽ có thể bị mù.

4.   Nhìn màu sắc của hng mạc

Hồng mạc là lớp màng mỏng hình vòng cổ chứa sắc tố xung quanh con ngươi, hồng mạc của người da vàng đa số có màu lá cọ hơi vàng, hồng mạc của người da trắng có nhiều màu sắc khác nhau như xám, lam, màu lá cọ nhạt...

Chức năng của nó là điều tiết độ to nhỏ của con ngươi. Nghiên cứu gần đây cho biết, kết cấu của nó cực kỳ phức tạp, tất cả chia thành năm tầng. Mấy nghìn thể cảm thụ tiếp nhận tia sáng bên ngoài, nhiệm vụ quan trọng này là do tế bào sắc tốcó vai trò lọc sáng đảm nhận.

Hồng mạc là một bộ phận của trung khu thần khinh, nó rải đầy các thể cảm thụ của các khí quan, các cơ quan nội tạng trong cơ thể có khỏe mạnh hay không có thể phản ánh ra qua hồng mạc, trên thế giới đã hình thành nên môn “hồng mạc chẩn đoán học” rất quy mô.

Khoa học hiện đại chứng minh rằng, trên hồng mạc xuất hiện một điềm sáng nào đó là cho thấy thần kinh não có bệnh.

Mặt bên của hồng mạc đại diện cho phổi, bên dưới đại diện cho gan, vòng tròn xung quanh con ngươi đại diện cho dạ dày và ruột, nếu khu vực này xuất hiện điểm lõm là cho thấy có bệnh viêm loét; đa số những người bị bệnh phong thấp, trên hồng mạc đều xuất hiện rải rác những chấm nhỏ có màu sắc khác nhau, trên hồng mạc xuất hiện vết chấm màu nâu ởtrẻ con đa số là biểu hiện của bệnh giun đũa ở ruột.

Điều thú vị là những cái phản ánh ở mắt trái lại là tình trạng của nửa người bên phải và ngược lại.

Nếu trên hồng mạc mắt trái xuất hiện những thay đổi khác thường là cho thấy một nơi nào đó ở nửa người bên phải có bệnh.

Còn hồng mạc hai mắt đều xuất hiện biến đổi khác thường thì các bộ vị ở giữa cơthể hoặc cả hai bên đều xuất hiện biến đổi bệnh lý, như dạ dày, ruột có bệnh thì xung quanh con ngươi của hai mắt đều xuất hiện vết hình vòng tròn.

Một số bệnh tật có cảm giác đau đớn như tim đau thắt, tắc nghẽn mạch máu, viêm mật cấp tính, loét dạ dày... thì các vết chấm trên hồng mạc đặc biệt rõ.

Theo thông kê có liên quan, dùng phương pháp nhìn hồng mạc để chuẩn đoán sớm bệnh đau thắt tim; viêm mật, loét đoạn đầu ruột non nối với dạ dày thì tỉ lệ chẩn đoán đúng đạt đến ≈ 80%.

5.   Nhìn nhãn cầu có lồi ra không

Có người hai mắt từ nhỏ đã lồi ra ngoài (trong dân gian gọi là mắt cá vàng), đây là tướng mạo khácnhau của con người chứ không phải bệnh thái nhưng có trường hợp nhãn cầu (tròng mắt) lồi ra ngoài thì lại là một loại bệnh .

Lồi một mắt, tức một bên mắt lồi ra ngoài, khi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc mí mắt nhắm không hết. Khoảng 50% tỉ lệ bệnh của triệu chứng lồi một bên mắt là do bệnh bên trong sọ não gây ra, trong đó thường gặp nhất là u não.

Lồi hai mắt, hay gặp nhất là do chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường gây nên. Người bệnh ngoài dấu hiệu hai mắt lồi ra còn kèm theo các triệu chứng như trong lòng kính hoảng và tuyến giáp trạng phù to, hơn nữa “ánh mắt” sáng một cách đặc biệt, “ánh mắt rừng rực” khiến người ta khiếp sợ. Ngoài ra, bệnh cao huyết áp, chứng tê liệt chấn động, bệnh máu trắng, bệnh máu chậm đông cũng có thể làm cho mắt lồi ra, Thiếu vitamin B, vitamin D cũng sẽ dẫn đến việc lồi mắt ởđộ nhẹ.

Nguyên nhân làm cho nhãn cầu lồi ra có rất nhiều, ngoài những bệnh tật đã nói ởtrên ra còn có nguyên nhân do bản thân mắt gây ra như cận thị nặng, mủ mắt xanh bẩm sinh, mù mắt xanh có tính kế phát và củng mạc sưng hình chuỗi nho hoặc giác mạc sưng hình chuỗi nho do việc viêm màng hình chuỗi nho gây ra, những bệnh này qua bác sĩ khoa mắt kiểm tra là rõ ngay.

6.   Nhìn nhãn cu có lõm vào hay không

Nhãn cầu lõm vào thường gặp ởnhững người mà thân thể gầy yếu trầm trọng. Ngoài ra, khi tâm tình đau buồncực độ hoặc mắc chứng mất nước nghiêm trọng do bệnh dịch tả, bệnh lị a-míp, ỉa chảy, đái đường gây ra, ngoài ra, xương hốc mắt gãy hoặc các chứng bệnh tê liệt thần kinh giao cảm cổ, do thần kinh giao cảm cổ gây ra cũng có thể làm cho nhãn cầu trũng sâu,

Người sắp chết, nhãn cầu trũng sâu và có một “tử tướng” như sau: ánh mắt đờ đẫn, con ngươi mở to, không có ánh sáng, đầu mũi nhọn, cánh mũi phập phồng, mặt có màu xám chì, hầu như không có biểu hiện tình cảm gì. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm thường có thể dựa vào đó để chẩn đoán thời kỳ chết của người bệnh.

Trung y cho rằng, hốc mắt trũng xuống đa số là do tổn thương mất tân dịch. Theo mức độ trũng xuống của hốc mắt, có thể đoán định được độ nặng nhẹ của bệnh tật.

Mắt lõm vào trong hốc mắt là do tinh khí của lục phủ ngũ tạng đã suy, bệnh thuộc vào dạng khó chữa trị; nếu chỉ hơi trũng thì tính khi của phủ tạng chưa, thoát, bệnh có thể chữa được, nếu trũng sâu hoắm, nhìn không thấy người thì chúng là dấu hiệu của tử vong.

7.   Nhìn màu sắc của nhãn cu

Nhãn cầu khô, không có ánh sáng, đa số do thiếu vitamin A gây ra, Người lớn, trẻ em thiếu vitamin A sẽ làm cho nhãn cầu khô, không có độ bóng, thô, thậm chí mù.

Nếu chưa mù thì vào buổi tối cũng sẽ trở thành mù mờ. Tuy hiện nay đã rất ít gặp ở những thành phố lớn nhưng ở vùng nông thôn và khu vực biên giới xa xôi vẫn phải đề phòng.

8.   Nhìn thn sắc của mắt

Mắt của người khỏe mạnh thường sáng, có thần, lòng trắng không có vảy mây, con ngươi đen bóng và không đục, có thê mở to hoặc thu nhỏ tùy theo độ mạnh yếu của ánh sáng, nhản cầu chuyển động linh hoạt.

Người bị bệnh lâu ngày cơ thể yếu đuối hoặc người âm thịnh dương suy thì hai mắt luôn luôn vô hồn, ánh mắt u ám, trên nhãn cầu dường như bị bao phủ bởi một lớp màng đục là có bệnh khó chữa trị.

Mắt của người mắc bệnh tâm thần thì vẩn đục, phản ứng chậm chạp, thường biểu hiện ở việc hưng phấn hoặc phiền não quá dộ.

9.   Nhìn sự biến đổi của mí mắt

Mí mắt nằm ở trước hốc mắt, chia làm hai bộ phận, do da, cơ, kết mạc tạo thành, ở mép viền có lông mi, là tấm rèm ngăn cản vật bên ngoài xâm phạm vào mắt.

Người bình thường khi khép mí mắt lại thì hai mép của mí mắt sẽ liền khít; khi mởmắt, mí trên hướng lên trên, mí dưới khẽ hạ xuống; khi hai mắt tự nhiên mở ra nhìn thảng về phía trước thì mí trên che phủ mép trên giác mạc khoảng 2 mm, toàn bộ phần con ngươi đều lộ ra ngoài, ánh sáng có thể lọt vào mà không bị ngăn cản gì, bảo đảm cho chức năng thị giác dược bình thường. Biểu hiện bất bình thường của mí mắt là:

Quầng mắt đen (mí mắt có màu xám mờ)

Thường do mệt nhọc quá độ, thiếu ngủ hoác sinh hoạt vợ chồng quá độ gây ra. Trung ybọc cho rằng,quầng mắt thâm đen là do bệnh về thận gây ra, đen là bản sắc của thận, mắt dựa vào sự bồi dưỡng tinh khí của ngũ tạng, nếu sinh hoạt vợ chồng quá độ, tinh thận suy giảm thì hai mắt sẽ thiếu sự bồi dưỡng tinh khí và màu đen của thận sẽ hiện lên, cho nên hai mắt vô thần, quầng mắt thâm đen.

Nếu sống có tiết chế, chú ý điều dưỡng thì việc quầng mắt thâm đen sẽ dần hết. Nói chung, quầng mắt thâm đen ngẫu nhiên, chỉ cần chú ý thay đổi tiết tấu cuộc sống, tránh làm việc mệt nhọc đồng thời dùng tay khẽ xoa bóp làn da xung quanh hốc mắt thì quầng mắt thâm đen sẽ dần biến mất.

Nhưng nếu mắt thâm đen lâu ngày thì là một loại bệnh thái, luôn luôn là một tín hiệu của bệnh suy thận kiêm chứng ứ máu. Trung y hiện đại và Trung Tây y kết hợp nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân suy thận nghiêm trọng và bên trong có máu ứ thường có liên quan đến các nhân tố bệnh lý như nội tiết và sự trao đổi chất gặp chướng ngại, chức năng của màng tuyến thượng thận bị rối loạn, biến dổi bệnh lý ở mạch máu tim và bệnh có tính tiêu hao mãn tính.

Mí mắt phù thũng

Thuộc về yếu tốsinh lý của bệnh mất ngủ, khi ngủ gối đầu quá thấp.

Mí mắt phù đỏ

Chỗ phù đỏ có cảm giác đau, lúc đầu có thể sờ thấy vật cứng, về sau mưng mủ vỡra, nhẹ thì có thể tự tiêu. Đa số là bệnh viêm tuyến mí mắt, trong dân gian gọi là đau mắt hột viêm tấy.

Mí mắt tím bầm nhồi máu

Dưới mí mắt còn có thể sờ thấy vật hình tròn, không dính với da, không có hiện tượng đau sưng đỏ. Đa sốlà do bệnh tản lạp thũng.

Mí mắt trĩu xuống

Chia làm hai loại bẩm sinh và loại có sau khi lớn lên. Bẩm sinh thì vừa sinh ra đã có, chỉ cần sau khi lớn lên làm một chút thủ thuật “nhãn khoa” là được. Bị sau khi lớn lên thường do bệnh tật gây ra như chứng phiền muộn tinh thần, một số biến đổi bệnh lý về huyết quản nảo vàchứng thiếu vitamin B.

Lông mi ngược và mí lộn vào trong

Lông mi đảo ngược ra sau hướng vào giác mạc gọi là lông mi ngược. Lông mi ngược kèm theo mí lộn vào trong thì gọi là mí lộn. Lông mi ngược cọ xát vào giác mạc có thể dẫn đến triệu chứng chân đau, chảy nước mắt, nhồi máu kết mạc, để lâu thì có thể tạo thành viêm giác mạc vẩn đục và loét. Các nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến việc mí lộn vào trong là bệnh mắt hột, viêm bờmí, co giật mí mắt...

Mí lộn ra ngoài

Mí lộn ra ngoài là chỉ việc mímắt tách rời khỏi mặt trước nhãn cầu, thận chí lộn chuyển ra ngoài khiến cho kết mạc lộ ra ngoài. Nói chung có thể thấy ởngười mắc bệnh tê liệt thần kinh mặt, sẹo trên mặt hoặc bệnh giãn da ở số ít người già.

Mí mắt không khép khít được

Nếu muốn nhắm chặt mí mắt mà không được thì đó là bệnh “mắt thỏ”, đây là một trong những đặctrưng của bệnh tê liệt thần kinh măt. Nếu là trẻ em sau khi ngủ, mí trên mí dưới không thể hoàn toàn khép vào được hoặc khép không chặt thì đây là biểu hiện, của việc tì vị suy yếu, trẻ em như thế nên chú ý đến thói quen án uống, không nên ăn nhiều những đồ ăn sống lạnh.

Kết mạc mí mắt trắng bợt

Đa số do thiếu máu. Tự mình có thể soi gương dùng ngón tay lật mí dưới ra là có thể nhìn thấy rất rõ.

Trên mí mắt xuất hiện vết, chấm màu vàng

Có lẽ bạn cũng để ý thấy, ởmí mắt của Môna Lisa trong tranh của Leonard de Vinrci có hai chấm vàng hơi nhô lên đối xứng với nhau, trên mí trên xuất hiện vết chấm vàng này thì gọi là nhọt vàng. Điều này phản ánh rằng huyết chi trong cơ thể quá cao, dễ làm cho mắc bệnh về mạch máu tim. Người bị bệnh nhọt vàng này nên đến bệnh viện kiểm tra để chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra còn phải chứ ý kiểm tra đáy mắt. Đáy mắt giống như một tấm gương, có rất nhiều bệnh tật trong cơ thểđều có thể phản ánh qua nó. Mạch máu của đáy mắt là mạch máu duy nhất trong cơ thểcó thể dùng mắt thường quan sát được, nó cũng là cửa sổ duy nhất để các bác sĩ lâm sàng quan sát động mạch của toàn thân, ởmột số người mắt nhìn bề ngoài không có gì khác, thường chỉ có kiểm tra đáy mắt mới phát hiện ra những biến đổi bệnh lý nơi đáy mắt. Sau 40 tuổi nên mỗi năm kiểm tra đáy mắt một lần, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc dự phòng và phát hiện bệnh về mạch máu tim.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0