Làm sao nhận biết bệnh qua sự biến đổi lượng nước tiểu?
Lượng nước tiểu của người thành niên bình thường mỗi ngày đêm là khoảng 1000 — 2000ml. số lượng nước tiểu có liên quan đến các nhân tố uống nước, thức ăn và khí hậu. Mùa hè ra mồ hôi nhiều, nước tiểu ít, mùa đông ra mồ hôi ít, nước tiểu nhiều. Khi có bệnh, lượng nước tiểu cũng có thể lúc nhiều lúc ...
Lượng nước tiểu của người thành niên bình thường mỗi ngày đêm là khoảng 1000 — 2000ml. số lượng nước tiểu có liên quan đến các nhân tố uống nước, thức ăn và khí hậu. Mùa hè ra mồ hôi nhiều, nước tiểu ít, mùa đông ra mồ hôi ít, nước tiểu nhiều. Khi có bệnh, lượng nước tiểu cũng có thể lúc nhiều lúc ít. Một ngày đêm vượt quá 2400ml nước tiểu là tiểu nhiều, ít hơn 50Qmi gọi là tiểu ít, dưới 200rnl là không tiểu.
a) Hiện tưởng tiểu nhiều
Tiểu nhiều chia làm hai loại: tiểu nhiều do sinh lý và bệnh lý. Tiểu nhiều do sinh lý thường thấy sau khi uống nhiều nước, bị lạnh giá kích thích, uống rượu, uống trà, truyền dịch, uống thuốc lợi tiểu hoặc ăn thức ăn có tác dụng lợi tiểu. Tiểu nhiều do bệnh lý thường thấy ở người bị bệnh đái đường, bệnh đái tháo nhạt.
Bệnh đái đường là một bệnh về trao đổi chất trong nội tiết khá hay gặp. Người bệnh do in-su-lin mà tuyến tụy chế tạo ra không đủ nên đường máu (thường là đường glucô có nguồn gốc tinh bột trong thức ăn) tăng cao, sự trao đổi chất điện giải, thủy phân bị rối loạn nên xuất hiện tiểu nhiều. Bệnh này thường gặp ở người béo từ bốn mươi tuổi trở lên và thích ăn đồ ngọt, đặc điểm của nó là uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều, một ngày đêm lượng nước tiểu có thể lên tới 3000 — 10000ml, do tiểu nhiều mất nước nên uống nước cũng nhiều.
Bệnh đái tháo nhạt là một bệnh do chức năng của tuyến hậu yên ở khâu não suy thoái, tăng yếu tố (hoóc môn chống lợi tiểu) trong huvết quản tiết ra ít hơn gây nên, bệnh này thường gặp ở thanh thiếu niên. Đặc điểm của nó là đái nhiều, tỉ trọng nước tiểu[1] hạ thấp, khát khô uống nhiều. Lượng nước tiểumột ngày đêm có thể lên đến 4000 - 6000ml, thậm chí 10000ml, hạn chế uống nước, lượng nước tiểu vẫn không giảm mà còn xuất hiện triệu chứng mất nước như khát muốn uống, toàn thân mệt mỏi, đau đầu, nếu cung cấp đầy đủ nước uống, triệu chứng có thể tạm thời mất đi tỉ trọng nước tiểu thường vào khoảng 1006 - 1000, kiểm tra chức năng thận bình thường.
Ngoài ra tiểu nhiều còn có thể thấy ở người bị viêm thận, chức năng cô đặc nước tiểu gặp chướng ngại và các bệnh thủy thũng dạng niêm dịch, đầu các chi sưng to ở người bị khối u não hoặc tủy sống.
Điều cần chú ý là, còn có một loại tiểu nhiều không phải do bệnh đái đường hoặc khối u não.,, gây ra mà là do chấn thương tinh thần, trong y học gọi là một loại bệnh có tính chức năng “phiền khát do tinh thần, triệu chứng tiểu nhiều xuất hiện”, Người mắc bệnh này có chỗ khấc biệt chủ yếu với người bị bệnh đái tháo nhạt là tỉ trọng nước tiểu và áp lực thẩm thấu sau khi hạn chế lượng nước uống sẽ càng tăng cao rõ rệt, đồng thời lượng nước tiểu cũng giảm đi rõ rệt mà tiêm nội tiết tố tuyến hậu yên lại không có hiệu quả sáng sủa. Loại bệnh này chủ yếu chữa trị bằng tâm lý, thường không cần dùng thuốc cũng khỏi,
b) Hiện tưởng đái đêm
Người thành niên trung bình đái ngày nhiều hơn đái đêm, nói chung ban đêm đi đái 1-2 lần hoặc nhiều hơn, lượng nước tiểu khoảng 300 - 400ml hoặc không đi đái. Nếu số lần đi đái vào ban đêm tăng lên, đến 4-5 lần hoặc nhiều hơn, lượng nước tiểu nhiều hơn ban ngày, tỉ trọng nước tiểu lại thấp (thấp hơn 1.01), trong y học gọi là đái đêm. Đái đêm cũng có thể chia thành hai loại sinh lý và bệnh lý.
Đái đêm do sinh lý thường do trước lúc ngủ uống nước, uống trà, uống cà phê, ăn dưa hấu quá nhiều do uống thuốc lợi tiểu gây ra. Đái đêm do bệnh lý thường thấy ở người bị bệnh thận, chức năng của tim không hoàn thiện, cao huyết áp, đái đường, đái tháo nhạt. Ví dụ:
Đái đêm do bệnh về thận gây ra: nếu bệnh nhân bị thủy thũng và chức năng cô lọc của thận không hoàn thiện do viêm thận mãn tính gây ra khi nằm yên vào ban đêm, vì lượng hồi lưu của dịch thể thủy thũng tăng lên nên có thể gây ra hiện tượng đái nhiều vào ban đêm.
Đái đêm do chức năng của tim không hoàn thiện gầy ra, người mà lượng hoạt động ban ngày lớn thì chức năng của tim không hoàn thiện khá rõ rệt lưu lượng máu hạ thấp, lượng nước tiểu khá ít. Ban đêm khí ngủ, chức năng của tim tương đối nâng cao, lượng nước tiểu tăng lên. Vì vậy, đái đêm thường là dấu hiệu ban đầu của việc chức năng tim không hoàn thiện.
Đái đêm do bệnh đái đường và bệnh đái tháo nhạt gây ra: hai loại bệnh này không những làm cho người bệnh đái đêm nhiều mà đái ban ngày cũng nhiều. Nguyên nhân đã nói ở mục Tiểu nhiều,
Đái đêm nhiều còn có thể do nhân tố tâm lý gây ra. Chẳng hạn người bị mất ngủ, thường ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng có thể làm cho tim đập nhanh hơn, lượng máu tuần hoàn tăng lên nên đái đêm nhiều.
Ngoài ra, đái đêm nhiều còn liên quan đến tuổi tác. Rất nhiều người già có hiện tượng đái đêm nhiều, đây là vì cùng với sự lão hóa của tuổi tác, trọng lượng của thận, lượng máu chảy ngày một suy giảm, bắt đầu từ 30 tuổi đến 60 tuổi là hạ thấp dần dần, đến khi 80 tuổi chỉ bằng một nửa khi 40 tuổi, ống nhỏ của thận ở người già do biến tính, suy thoái hoặc giãn nở khiến cho chức náng cô lọc của nước tiểu suy giảm, một số lượng lớn nước bị thải ra ngoài cơ thể nên xuất hiện tình trạng đái nhiều, đái đêm, Nguyên nhân làm cho người già đái nhiều vào ban đêm có rất nhiều, trước đây chỉ biết là do tuyến tiền liệt tăng sinh, bệnh đái đường, viêm bể thận mãn tính, đái nhiều do tinh thần gây ra, nhưng nghiên cứu mới nhất cho biết, nguyên nhân thường gặp nhất là chứng xơ cứng tiểu động mạch ở thận. Bệnh này thường phát sinh ở những người từ 50 tuổi trở lên và những người mắc bệnh cao huyết áp trong thời gian dài.
Vì vậy, phòng tránh và chữa trị bệnh cao huyết áp,phòng chống béo phì, vận động điều độ, ngủ đầy đủ, giữ cho tinh thần thoải mái đều có ích cho việc giảm nhẹ sự suy lão của thận, cải thiện chức năng của thận. Người già đái nhiều hoặc đái đêm nhiều phải uống nhiều nước, nhưng nói chung sau tám giờtối nên uống ít di để tránh đái nhiều.
c) Hiện tưởng đái ít
Đái ít cũng được chia thành hai loại đái ít do sinh lý và đái ít do bệnh lý.
Đái ít do sính lý thường thấy ở người uống nước quá ít, ra mồ hôi quá nhiều hoặc ăn quá nhiều muối. Đái ít do bệnh lý thường thấy ở người bị viêm thận cấp tính vàchức năng của thận suy kiệt do các nguyên nhân gây ra.
Viêm thận cấp tính: Người bệnh trước tiên thường bị cảm, đau họng hoặc viêm amiđan, trong 1-3 tuần xuất hiện hiện tượng nước tiểu giảm ít, màu đậm và đục, có khi như màu hồng trà (huyết niệu). Đồng thời còn có triệu chứng phù thũng, thường xuất hiện trước tiên ởmí mắt, da đầu và vùng mắt, rõ rệt vào buổi sáng, đến trưa dần dần giảm nhưng phù chân lại dần nặng hơn, người bệnh tình khá nặng có thể phù thũng toàn thân, thậm chí còn ứ nước ở ngực và bụng, vì vậy xuất hiện hiện tượng thớ gấp, chướng bụng, một số người bệnh huyết áp tăng cao và nhức đầu.
Chức năng của thận suy kiệt: là một tập hợp triệu chứng lâm sàng phát sinh do các yếu tố trong quá trình trao đổi chất không thể bài tiết được và chấtđiện giải mất cân bằng vì nhiều nguyên nhân gây ra. Chia làm hai loại cấp tính và mãn tính.
Người cấp tính ít thấy nhưng bệnh suy kiệt chức năng thận cấp tính đến rất nhanh chóng và mãnh liệt, biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là đái ít, nhanh chóng dẫn đến việc trao đổi chất điện giải, thủy phân bị rối loạn, trúng độc axít và chứng nhiễm độc nước tiểu, nên còn gọi là suy kiệt chức năng thận cấp tính dạng đái ít. Đây là triệu chứng hết sức nguy hiểm, nó thường do các bệnh xuất huyết lớn, vết thương, vết bỏng, cơn choáng, bệnh biến về thận, cao huyết áp dạng cấp tính... gây ra. Người bị mãn tính thường gặp hơn, đó là do là kết quả của việc thận bị tổn hại nghiêm trọng do các loại bệnh về thận mãn tính như viêm thận mãn tính, viêm bể thận mãn tính, xơ cứng tiểu động mạch thận... gây ra. Biểu hiện ban đầu là đái đêm, đái nhiều, tỉ trọng nước tiểu hạ thấp, vào thời kỳ cuối lượng nước tiểu dần dần giảm xuống, phát sinh hiện tượng cao huyết áp, có biểu hiện thiếu máu, nhiễm độc nước tiểu, trúng độc axít. Khám nghiệm thấy chức năng thận không bình thường.
Đái ít còn có thể thấy ở người bệnh bị nôn mửa nghiêm trọng, ỉa chảy, sốt cao, ra mồ hôi nhiều và các bệnh suy kiệt tâm lực do nhồi máu, xơ gan dạng mạch cửa, viêm màng bụng và ngộ độc một số loại thuốc có hại cho thận hoặc những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu do tuyến tiền liệt tăng sinh, chứng ung thư cổ tử cung chèn ép hai bên ống dẫn nước tiểu gây ra.
[1]Tỉtrọng nước tiểu: Chỉ tỉ lệ giữa nước tiểu và trọng lượng nước tinh khiết.
Tỉ lệ bình thường là 1010 - 1025, khi uống nhiều nước có thể hạ xuống 1003, Khi mất nhiều nước có thể lên đến 1030, sự thay đổi của tỉ trọng nước tiểu có giúp ích cho sự chẩn đoán một sốbệnh về thận và bệnh vế nội tiết. Tỉtrọng nước tiểu có thể tính bằng máy đo tỉ trọng nước tiểu.