Làm sao nhận biết bệnh qua mùi vị?
Phân biệt bệnh qua mùi vị đã có từ lâu, “ngửi” trong tứ chẩn của y học cổ truyền đã bao gồm cả ngửi mùi vị. Ngày nay, có một số nhà nghiên cứu y học nước ngoài đã tiến hành các thí nghiệm đối với việc chẩn đoán mùi vị, họ thu thập mùi vị có ở các loại bệnh tật lại, sau đó ngửi đối chiếu với ...
Phân biệt bệnh qua mùi vị đã có từ lâu, “ngửi” trong tứ chẩn của y học cổ truyền đã bao gồm cả ngửi mùi vị.
Ngày nay, có một số nhà nghiên cứu y học nước ngoài đã tiến hành các thí nghiệm đối với việc chẩn đoán mùi vị, họ thu thập mùi vị có ở các loại bệnh tật lại, sau đó ngửi đối chiếu với chẩn đoán lâm sàng. Gặp phải bệnh khẩn cấp mà thời gian đến phòng hóa nghiệm đối với kiểm nghiệm quá nhiều sẽ làm lỡ thời gian cấp cứu người bệnh. Một bác sỹ đã được huấn luyện trong một vài giây có thể dùng mũi đối với chẩn đoán chính xác.
Y học hiện đại đã chứng minh, khi người ta phát sinh một số bệnh tật nào đó, trên cơ thể sẽ phát ramùi vị đặc biệt, nước mùi vị này đa số xuất phát từ chất bài tiết và các bộ phận đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, khoang miệng hoặc khoang mũi. Các bệnh tật khác nhau sẽ tỏa ra mùi vị khác nhau. Ví dụ:
Mùi nướng bánh mì: Có thể thấy ở người bị bệnh thương hàn.
Mùi lông gà: (Như mùi lông gà vừa nhổ ra): có thể thấy ở người bị bệnh sỏi.
Mùi bia rượu lâu năm: Có thể thấy ở người bị lao hạch.
Mùi hàng thịt: Có thể thấy ở người bị bệnh sốt cấp tính.
Mùi hạnh nhân đắng: Trong miệng có mùi vị này cho thấy có thể bị ngộ độc xi-a-nô-gien,
Mùi tỏi: Có thể thấy ở người ăn tỏi, có khi trong miệng người ngộ độc thuốc trừ sâu lân hữu cơ hoặc uống nhầm thuốc diệt chuột dạng phốt pho hóa kẽm cũng xuất hiện mùi vị dạng tỏi đặc thù.
Mùi kim loại: Tiếp xúc với một số kim loại nặng có hại trong thòi gian dài, khi bị ngộ độc kim loại nặng, trong khoang miệng sẽ có mùi kim loại,
Mùi táo thối: Có thể thấy ở người bị đái đường, Người mắc bệnh đái đường khi bệnh tình chuyển biến xấu, do sinh ra một số lượng lớn về xê-tôn nên trong miệng sẽ phát ra mùi như mùi táo thôi.
Mùi hầm rượu lên mốc: Có thể thấy ở người bị thương mà miệng vết thương bị nhiễm trùng.
Mùi chua (chỉ mồ hôi có mùi chua): Có thể thấy ở người bị phong thấp.
Hôi mủ thì hơi thở cũng có mùi hôi.
Mùi phân thối (chỉ trong vật mà người bệnh nôn ra có mùi phân thối): Có thể thấy ở người bị viêm màng bụng cấp tính và bị tắc đường ruột, nên đưa đến bệnh viện ngay để cấp cứu.
Mùi hôi (chỉ khi nhiễm trùng mưng mủ dịch mủ có mùi hôi, ở tình trạng bình thường không có mùi hôi): có thể thấy ở người bị hoại thư.
Mùi hôi nách: Có thể thấy ở người mắc chứng mồ hôi hôi (tức hôi nách).
Nếu đi qua bên cạnh một người nào đó, ngửi mùi hôi nách là cho thấy tuyến mồ hôi dưới nách người đó tiết ra rất nhiều, họ đã mắc chứng hôi nách. Bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe, không truyền nhiễm nhưng có liên quan đến lịch sử di truyền gia tộc.
Mùi máu tanh: Có thể thấy ở người bị chảy máu lợi, chảy máu đường tiêu hóa trên và giãn nhánh khí quản.
Mùirượu thuốc; Có thể thấy ở người hút thuốc uống rượu trong thời gian dài, mùi này tuy không thuộc bệnh thái nhưng hút thuốc uống rượu thường xuyên sẽ kéo theo rất nhiều bệnh tật, phải nên chú ý,
Từ đó có thể thấy, các mùi vị lạ thường (đại bộ phận trong đó phát ra từ mồm) phản ánh các bệnh tật khác nhau. Khi bạn phát hiện thấy trên thân thể ai đó tỏa ra mùi vị khác thường thì phải nhắc nhở họ kịp thời chữa trị.