31/05/2017, 12:39

Làm sao nhận biết bệnh qua đờm?

Đờm là niêm dịch do niêm mạc đường hô hấp (nhánh khí quản, phế quản, họng, mũi) tiết ra, ở tình trạng bình thường, niêm mạc đường hô hấp tiết ra một ít niêm dịch làm cho đường hô hấp giữ được sự trơn ướt. Ngoài ra niêm dịch còn có thể dính giữ lại những vi khuẩn gây bệnh, cát bụi, vật lạ xâm nhập ...

Đờm là niêm dịch do niêm mạc đường hô hấp (nhánh khí quản, phế quản, họng, mũi) tiết ra, ở tình trạng bình thường, niêm mạc đường hô hấp tiết ra một ít niêm dịch làm cho đường hô hấp giữ được sự trơn ướt. Ngoài ra niêm dịch còn có thể dính giữ lại những vi khuẩn gây bệnh, cát bụi, vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp, trong niêm mạc có “chất hòa tan vi khuẩn”, có thể giết chết vi khuẩn gây bệnh.

Ở điều kiện bình thường, người bình thường không khạc đờm, có thì cũng đa số xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy khạc một chút đờm, nếu lượng đờm ít, ra đường miệng màu xanh hoặc trong suốt là cho thấy sự trao đổi chất của tổ chức niêm mạc khí quản và tổ chức vùng phổi bình thường, không có bệnh. Nhưng khi đường hô hấp có bệnh hoặc ở vào các thời kỳ khác nhau với một loại bệnh nào đó, số lượng, màu sắc, độ đặc, mùi vị của đờm sẽ có biến đổi, vì vậy dùng mắt thường quan sát tỉ mỉ những biến đổi này sẽ có thể phân biệt được bệnh. Phương pháp là:

1. Nhìn màu sắc của đờm

Màu trắng có thể thấy ở người bi viêm nhánh khíquản hoặc viêm phổi, đây thường là do khuẩn hình chuỗi màu trắng[1] gây ra.

Màu vàng hoặc màu xanh, cho thấy bị cảm nhiễm kế phát.

Màu xanh lục, thường thấy ở người bị bệnh hoàng đản, viêm phổi dạng khô đặc, vùng phổi nhiễm khuẩn hình que màu xanh lục có mủ.

Màu đỏ hoặc màu đỏ sẫm, cho thấy trong đờm có máu hoặc huyết sắc tố.

Màu hồng phấn, thường thấy ở người bị phù thũng phổi cấp tính. Nguyên nhân khiến phổi phù thũng rất nhiều.Ví dụ khi truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh với tốc độ quá nhanh sẽ có thể khiến số lượng lớn dịch chảy vào phổi khiến phổi phù thũng cấp tính. Lúc này bệnh nhân thường nhổ ra rất nhiều đờm có dạng bọt màu hồng phấn, người bị nặng thậmchí còn trào ra qua lỗ mũi, đây là một biểu hiện vô cùng nguy hiểm, nếu không khẩn trương cấp cứu thì tính mạng nguy trong nay mai.

Màu sắt gỉ, thường thấy ở người bị viêm phối dạng lá to[2].

Màu lá cọ, cho thấy có thể phần phổi của người mắc bệnh bị nhồi máu mãn tính hoặc phổi sau khi xuất huyết có chứa máu biến tính.

Màu sôcôla, cho thấy có thể mác bệnh lỵ a-míp. Nguyên nhân của nó là vi trùng a-míp chui vào gan làm mủ và vỡ vào phổi gây nên. Do chất dịch đặc của gan sưng mủ do vi trùng a-míp gây ra có màu như màu socola cho nên người bệnh khạc ra đờm cũng có màu sôcôla.

Màu đen hoặc màu xám, cho thấy bụi bặm trong khí quản khá nhiều, trong dịch đờm có chứa bụi đất, bụi than hoặc bụi khói, thường thấy ở những công nhân mỏ than, công nhân lò hơi nước hoặc những người sinh sống tại khu vực có nhiều khói than và người hút thuốc

quá nhiều. Những người này nên tự tăng cường bảo vệ mình hơn trong lao động và cuộc sống.

2. Nhìn tình trạng của đờm

Đờm dạng niêm dịch (tức dạng niêm dịch không màu hoặc màu trắng trong suốt), thường thấy ở người bị cảm nhiễm đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi thời kỳ đầu và viêm nhánh khí quản mãn tính, đờm của họ đa số khá đặc dính, có bọt.

Đờm dạng niêm dịch có mủ (tức đờm màu vàng nhạt), thường thấy ở người bị cảm cúm, viêm nhánh khí quản và viêm phổi thời kỳ khôi phục.

Đờm dạng nước sền sệt (tức đờm loãng, trong suốt có bọt) thường thấy ở người dãn nhánh khí quản không nghiêm trọng kéo theo cảm nhiễm, lượng đờm nhiều, dễ khạc ra.

Đờm dạng nước sền sệt có mủ (đờm phân làm ba tầng, bên trên là mủ có bọt, ở giữa là nước loãng sền sệt, dưới là vật chất hoại tử và mủ cặn vẩn đục), thường thấy ở người bị dãn nhánh khí quản kéo theo cảm nhiễm, lượng đờm nhiều vào lúc sáng sớm.

Đờm dạng mủ (tức có dạng đặc dính màu vàng hoặc vàng xanh, hoặc dạng dịch mủ không trong suốt), thấy ởngười bị lở loét ung mủ ở phổi, dãn nhánh khí quản hoặc khi lao ruỗng phổi, ung thư phổi thời kỳ cuối kéo theo cảm nhiễm.

Đờm dạng máu (trong đờm có tia máu nhỏ hoặc cục máu) có thể có mấy tình trạng sau:

1.   Trong đờm có tia máu hồng tơi, thường thấy ở người bị lao phổi hoặc giãn nhánh khí quản, có khivùng họng có chứng viêm cũng sẽ thấy xuất hiện hiện tượng này.

2.   Đờm có máu đen, thường thấy ở bệnh tắc nghẽn phổi.

3.   Khạc ra đờm dạng bọt có máu, có thể thấy ở bệnh phổi phù thũng,

4.   Trong đờm có máu trong thời gian dài hoặc kèm theo triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, tiều tụy thì phải cảnh giác trước bệnh ung thư nhánh khí quản phổi.

5.   Nếu trong bãi đờm đầu tiên vào lúc sáng sớm có tia máu hoặc cục máu nhỏ thì phải cảnh giác với bệnh ung thư mũi họng.

3. Nhìn số lượng của đờm

Dịch đờm ít, nhưng nhiều hơn bình thường có thể thấy ở người cảm nhiễm đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi thời kỳ đầu.

Đờm nhiều, lượng lớn có thể ở người bị sưng mủ ở phổi, lao phổi đã ruỗng, phù thũng, dãn nhánh khí quản.

Đờm từ ít tăng lên nhiều cho thấy bệnh không được khống chế hoặc có cảm nhiễm mới.

Đờm từ nhiều dần dần trở nên ít cho thấy bệnh tình có xu hướng chuyển biến tốt.

Đờm đang nhiều ít hẳn, đồng thời kèm theo triệu chứng nhiệt độ cơ thể tăng cao thì rất có thể là nhánh khí quản có hiện tượng tắc nghẽn không lưu thông. Lúc này phải nên chú trọng, trước hết phải xác minh rõ nguyên nhân, sau đó tăng cường dẫn lu ở đường hô hấp khiến đờm biến mất chứ không nên mù quáng tăng thêm hoặc thay đổi thuốc kháng sinh.


[1]Khuẩn hình chuỗi màu trắng bình thưởng ký sinh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa của người bình thường, cùng sinh sống với một số vi khuẩn khác, ở tình trạng bình thường nó không gây bệnh. Khi cơ thể suy nhược hoặc sử dụng một số thuốc kháng sinh, do các vi khuẩn khác bị khống chế, ngược lại khuẩn hình chuỗi màu trắng lại có được những dinh dưỡng nhiều hơn bình thường nên nó phát triển nhanh chóng, lúc này nó sẽ từ vi khuẩn không gây bệnh chuyển thành vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn hình chuỗi màu trắng trong phổi có thể gây viêm nhánh khí quản hoặc viêm phổi, lúc này đờm khạc ra có màu trắng sữa, cho nên khi sử dụng thuốc kháng sinh, nếu người bệnh khạc ra đờm màu trắng thì phải xét xem có phải vi khuẩn hình chuỗi màu trắng đang tác quái không.

[2]Viêm phổi dạng lá to là một loại nghiêm trọng nhất của bệnh viêm phổi, có người có thể do choáng vì ngộ độc mà chết. Bệnh này khi bắt đầu có hiện tượng ho khan từng trận, sau đó không lâu có một ít đờm dạng niêm dịch, ngày thứ 2-3 sau khi phát bệnh do huyết tương và tế bào đỏ trong phế nang thấm ra nên sẽ khạc ra đờm màu sắt gỉ điển hình (tức đờm biến thành màu sắt gỉ), sau đó đờm có màu vàng, dạng mủ chính. Nếu bệnh nhân sốt, đau ngực, ho, đồng thời lại phát hiện thấy đờm màu gỉ sắt thì chắc chắn là bệnh viêm phổi dạng lá to.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0