Làm sao nhận biết bệnh gì qua tính cách con người?
Đặc trưng tâm lý tương đối ổn định của con người gọi là tính cách. Bắt đầu từ thập kỷ 70, rất nhiều nhà tâm lý học, nhà y học đã triển khai nghiên cứu tính cách và bệnh tật đồng thời thông qua đo lường tính cách đối chiếu với bệnh tật đã thu được nhiều số liệu có ý nghĩa. Ví dụ: người hiếu thắng ...
Đặc trưng tâm lý tương đối ổn định của con người gọi là tính cách. Bắt đầu từ thập kỷ 70, rất nhiều nhà tâm lý học, nhà y học đã triển khai nghiên cứu tính cách và bệnh tật đồng thời thông qua đo lường tính cách đối chiếu với bệnh tật đã thu được nhiều số liệu có ý nghĩa. Ví dụ: người hiếu thắng mạnh mẽ, tính cách nôn nóng dễ mắc bệnh cao huyết áp Người luôn luôn tự ti, tính cách hướng nội dễ mắc bệnh ung thư...
Để tiện phân loại và nghiên cứu tính cách, các nhà khoa học chia tính cách thành năm loại hình:
Loại A
Người có tính cách loại này có hoài bão lý tưởng rất lớn, có chí tiến thủ. Nhưng dễ nôn nóng, tính thích ứng với môi trường xung quanh tương đối kém, quan hệ với mọi người không thể hòa nhập được, hành vi của họ thường làm cho người ta chú ý và bàn luận.
Loại B
Người có tính cách này có năng lực trung bình nhưng tính thích ứng xã giao khá tốt, gặp sự cố thường có thể vứt bỏ, suy nghĩ thông thoáng được, không canh cánh trong lòng,
Loại C
Người có tính cách này có tình cảm hướng nội, dễ sinh buồn bực uất ức, phản ứng chậm, khá cô quạnh, dễ ảo tưởng, tình cảm hay lo nghĩ, một sự kiện sinh hoạt cực nhỏ cũng trở nên lo lắng bất an, tâm tĩnh luôn luôn ở vào trạng thái căng thẳng.
Loại D
Người có tính cách loại này có tình cảm ổn định, hướng nội, tính tình hoạt bát rộng rãi, giỏi giao tiếp, quan hệ với mọi người khá tốt, có tài năng tổ chức lãnh đạo cho nên còn gọi là loại quản lý.
Loại E
Người có tính cách này thường là người có tình cảm tiêu cực, hay trốn tránh hiện thực,
Trong năm loại tính cách này, người tính cách loại A dễ mắc bệnh tim mạch nhất. Điều này đã được các nhà y học công nhận. Hiện nay cho rằng, tính cách nhóm A không chì liên quan đến việc phát sinh bệnh tim mạch mà còn có ảnh hưởng lớn đến việc đoán trước bệnh tình. Ví dụcó một bệnh nhân đã 70 tuổi do bị hoại tử cơ tim cấp tính nên phải vào nằm bệnh viện, nhưng mói nằm được mấy ngày đã nôn nóng đòi ra viện. Bác sỹ chủ trị cho ông ta nói rằng ít nhất ông ta phải nằm sáu tuần, sau khi bệnh tình ổn định mới nghĩ đến chuyện ra viện. Đến một buổi tối cuối tuần thứ sáu, bệnh nhân lại đề nghị cho ra viện, khi bị từ chối sau khi kêu liền mấy tiếng “Tôi muốn ra viện” thì tim ngừng đập, tuy được cấp cứu bằng đủ mọi cách nhưng cuối cùng vẫn không thành công. Xét từ góc độ y học tâm lý học, bệnh nhân này có tính cách nhóm A điển hình. Thật ra lúc đó bệnh nhân này đã được chữa khỏi chứng hoại tử cơ tim, kết quả kiểm tra cũng cho thấy nhánh tuần hoàn bên bộ vị có bệnh đã bước đầu được kiến lập, nói chung không thể gây ra đột tử được, Nhưng người tính cách nhóm A có lòng hiếu thắng và cảm giác bức bách quá mạnh, khi họ không đạt được mục tiêu dự định sẽ dễ phát sinh phản ứng tình cảm gọi là AIAI như nổi cáu, kích động, giận dữ, không kiên nhẫn, lúc này thông qua việc một số chất hóa học trong cơ thể tàng lên làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến làm tim tiêu phí lượng ôxy nhiều hơn cho nên dễ lầm cho cơ tim hoại tử, gây ra cái chết đột ngột của bệnh nhân.
Ngoài ra, tính cách nhóm A cũng có quan hệ mật thiết đến bệnh sỏi mật. Gần đây các học giả Trung Quốc sau khi nghiên cứu cho rằng, có khoảng 80,5% người mắc bệnh sỏi mật thuộc tính cách nhóm A. tính cách nhóm A có cảm giác bức bách có thể làm cho nội tiết tăng lên, từ đó dẫn đến việc các thành phần trong máu, mật biến đổi khác thường, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của sỏi mật. Ngoài ra, đặc trưng hành vi và phản ứng tâm lý kèm theo của đặc điểm tính cách nhóm A có thể thông qua vỏ đại não, trung khu dưới vỏ não, kết cấu mạng lưới, hệ thống giáp ranh, ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, làm cho tỉ lệ giữa các thành phần trong mật khác thường, điều này có lợi cho sự hình thành sỏi mật.
Trong tất cả các loại hình tính cách, người có tính cách thuộc nhóm Cvà nhóm E có khuynh hướng mắc bệnh ung thư. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu cho rằng người không chịu đối đãi rộng lượng sẽ dễ gây thù chuốc oán, luôn luôn tự đề cao mình, việc gì cũng coi mình là trung tâm, không thích phát triển tình hữu nghị sâu dậm với người khác, ý tưởng quá kém, luôn cho rằng mình không tốt, trầm mặt ít nói, không chịu tự trút bỏ sự phẫn nộ, quá kiềm chế tình cảm của mình sẽ dễ mắc bệnh ung thư. Ví dụ: những nhà nghiên cứu khoa học người Mỹ sau khi quan sát và phân tích tình trạng tâm lý và sức khỏe của 1300 sinh viên tôi nghiệp trường Đai học Y khoa đã phát hiện, những người không thân thiết với người khác hoặc dễ gây chuyện thị phi cũng dễ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa và ung thư hệ thống tuyến dịch lympo như ung thư dạ dày, tuyến tụy, trực tràng, đai tràng, tuyến hạch, hơn người bình thường. Kết quả điều tra nói trên còn cho thấy, khả năng mắc bệnh ung thư của những sinh viên có tính cách trầm uất tình cảm không tiết lộ ra ngoài cao hơn 15 lần so với những sinh viên không cưỡng chế tình cảm của mình. Hội chuyên gia tâm lý học liên bang Đức bắt đầu từ năm 1965 đã tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu trong mười năm đối với 1300 cư dân với nội dung tương tự như trên, kết quả cũng tương tự với báo cáo của các nhà nghiên cứu khoa học người Mỹ.
Ngoài ra, một số chuyên gia nghiên cứu quan hệ giữa tính cách và bệnh tật còn phát hiện rằng, sự phát sinh của một số bệnh thường có liên hệ chặt chẽ với cá tính cụ thể của người bệnh, ví dụ:
1. Cá tính của người bị bệnh thở khò khè
Dựa dẫm, phục tùng, nhát gan, hướng nội, tự coi mình là trung tâm, dễ ảo tưởng, thiếu lòng tự tin, khó chịu dựng thất bại y không giỏi biểu đạt tình cảm của mình.
2. Cá tính của người bị bệnh đau nửa đầu
Công việc luôn luôn thập toàn, thập mỹ, cứng nhắc, gây tranh cãi, đố kị.
3. Cá tính của người bị bệnh loét đường tiêu hóa
Đại đa số là bị động, dựa dẫm, phục tùng, thiếu tính sáng tạo, không hay giao tiếp với người khác, tình cảm bất ổn, thường có tình cảm mâu thuẫn nội tâm trào dâng, sợ mất chỗ dựa, ra sức đạt được một thành tựu nào đó nhưng lại sự gặp phải thất bại.
4. Cá tính của người bị bệnh viêm kết tràng dạng lở loát
Rất ngăn nắp, làm việc có trật tự, câu nệ vào hình thức, cứng nhắc, nghiêm khắc giữ đúng giờ giấc, cẩn thận, phục tùng, không dễ nổi giận, xử lý vấn đề khá lý trí, thiếu hoài bão lý tưởng lớn, thiếu lòng tự tin. Đặc điểm cá tính này người bệnh có quan hệ mật thiết với phương thức giáo dục của cha mẹ thời thơ ấu. Đây có thể do việc quá nghiêm ngặt hà khắc đối với con cái hoặc quá yêu quý, quá giữ gìn bảo vệ con cái gây ra.
5. Cá tính của người bị bệnh đau cơ lưng mãn tính
Tỉ lệ hoài nghi lo lắng, u uất tinh thần cao hơn người bình thường.
6. Cá tính của người bị bệnh viêm khớp
Quá cẩn thận với mình, hay tự hy sinh, không dám tiết lộ tình cảm phản kháng, tỉ lệ hoài nghi lo lắng, mắc bệnh tâm thần, phiền muộn cũng cao hơn người bình thường.
7. Cá tính của người bị bệnh viêm da do dị ứng
Thường lo nghỉ quá độ, tự động khống chế sự phẫn nộ, thiếu khả năng đấu tranh với khó khăn, mong muốn được yêu thương, được đồng tình rất mãnh liệt.
8. Cá tính của người bị bệnh mềđay
Khát khao đạt được tình cảm, có cảm giác tội ác, tự trừng phạt mình.
9. Cá tính của người bị bệnh mụn ban đỏ
Đa số thuộc loại người hay bố thí, thông thường cung cấp cho gia đình nhiều hơn lấy đi từ gia đình. Khi cuộc sống không như ý thường tự trách mình.
Cá tính của các loại bệnh nhân liệt kê trên đây không phải tuyệt đối, ngoài ra cũng rất khó phân chia họ vào loại hình tính cách nào một cách rõ ràng được, nhưng nói tóm lại vẫn thuộc phạm trù của tính cách nhóm c và nhóm E (hoặc là một phương diện nào đó của đặc trưng tính cách hai nhóm c, E hoặc là hai phương diện đều có).
Từ sự phân tích mối quan hệ giữa tính cách và bệnh tật nói trên, có thể nhận thấy, người có tính cách thuộc nhóm A, c và E dễ mắc bệnh và tuổi thọ bình quân của họ cũng thường ít hơn số người thuộc nhóm B, D. Ví dụ: gần đây một sốnhà nghiên cứu của Trung Quốc đã làm một loạt điều tra tính cách đối với người già trường thọ ở Thượng Hải (lớn hơn hoặc bằng 90 tuổi), phát hiện rằng tính cách của người trường thọ có khuynh hướng nhóm B chiếm 83%, trong đókhuynh hướng rõ rệt chiếm 56%, khuynh hướng nhóm A là chủ đạo chiếm 14%, còn nhóm c và nhóm E không có duyên với việc trường thọ.
Tại sao tính cách cá tính không tốt lại gây ra bệnh tật, có người thậm chí còn bị bệnh rất nghiêm trọng? Đó là bởi vì người có cá tính không tốt, đa số quen áp chế tình cảm, không thừa nhận sự lo nghĩ và xung đột nội tâm, áp lực tình cảm lâu dài sẽ trực tiếp thông qua hệ thống trung khu thần kinh hoặc gián tiếp đi qua hoóc môn nội tiết ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng khả năng phát sinh bệnh tật nghiêm trọng. Tài liệu thống kê cho biết, nguyên nhân gây bệnh của 93% người bị bệnh ung thư và bệnh nội khoa có liên quan đến tính cách hướng nội. Từ đó có thể thấy, cải tiến cá tính không tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phòng tránh bệnh tật.