31/05/2017, 12:54

Làm sao nhận biết bệnh gì qua thủy thũng

Thủy thũng còn gọi là phù thũng, là một triệu chứng thường gặp trên lâm sàng. Thường phát sinh thủy thũng có liên quan đến áp lực thẩm thấu. Ở tình trạng bình thường, tại đầu động mạch của mao mạch, áp lực của mao mạch cao hơn áp lực thẩm thấu của dung môi máu, máu từ trong huyết quản thấm ra hình ...

Thủy thũng còn gọi là phù thũng, là một triệu chứng thường gặp trên lâm sàng. Thường phát sinh thủy thũng có liên quan đến áp lực thẩm thấu. Ở tình trạng bình thường, tại đầu động mạch của mao mạch, áp lực của mao mạch cao hơn áp lực thẩm thấu của dung môi máu, máu từ trong huyết quản thấm ra hình thành tổ chứa dịch. Ở dầu tĩnh mạch của mao mạch, áp lực của mao mạch thấp hơn áp lực thẩm thấu của dung môi máu, tổ chức dịch lại chảy về trong huyết quản. Nếu hiện tượng này thất thường thì lượng ...

Thủy thũng thường là một trong những biểu hiện quan trọng của một số bệnh. Theo những điểu đã biết hiện nay, những căn bệnh có thể gây ra thủy thũng đã lên đến hơn 30 loại, trong đó thường gặp nhất là thủy thũng kèm theo khi bị bênh tim, bệnh thận, bệnh gan, Nhưng còn có một loại “bệnh nhân” thủy thũng mặc dù: bác sĩ đã kiểm tra và xét nghiệm tỉ mỉ cho họ nhưng kết quả vẫn trong phạm vi bình thường và không có bệnh biến dạng khí chất, hơn nữa quá trình quan sát lâu ngày, sức khỏe của những người này vẫn không bị ảnh hưởng. Xét thấy trên y học còn chưa hiểu rõ lắm đôi với nguyên nhân và tính chất gây ra loại thủy thũng này, vì vậy người ta goí chung nó là thủy thũng dạng chức năng (còn gọi là thủy thũng lành tính). Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những phương pháp phân biệt giám định hai loại thủy thũng này.

1.   Thủy thũng dạng chức năng

-     Thủy thũng dạng nhiệt độ cao

Làm việc dưới nhiệt độ cao hoặc ngày mùa hè nóng bức, có thể xuất hiện thủy thũng nhẹ ở các chi dưới hoặc phần tay. Đây có lẽ do nóng bức kích thích làm cho mạch máu ở bề mặt cơ thể giãn nở, lưu lượng máu ở động mạch tăng lên hoặc tĩnh mạch nông giãn nở, ngưng tụ khiến áp lực lọc của mạch máu tăng cao, thể dịch ở những khe hở giữa các tổ chức liên kết tơi xốp dưới da thậm tụ gây ra thủy thũng nhẹ, loại thủy thũng này dễ phát sinh ở chân và tay.

-     Phù thũng dạng thể vị

Còn gọi là thủy thũng dạng du lịch, thấy ở người đi lâu hoặc đứng lâu. Có người sau khi đi bộ quá lâu, tĩnh mạch chi dưới chảy về sẽ bị ảnh hưởng, mao mạch thấm ra nhiều hơn, hình thành phù thũng chi dưới; cũng có người do phải làm việc ở trạng thái đứng lâu khiến tĩnh mạch chi dưới chảy về bị cản trở, xuất hiện phù thũng chi dưới.

-     Thủy thũng dạng béo phì

Thường thấy ở phụ nữ có thể hình béo, bộ phận thủy thũng ở chi dưới. Nguyên nhân của nó là mỡ dưới da người béo nhiều, mạch máu dễ giãn nở khiến máu tích tụ, lại thêm áp lực ở tĩnh mạch cơdưới tăng lên, gây ra thủy thũng. Người béo nên tăng cường rèn luyện thể dục, giảm béo một cách thích hợp, thủy thũng tự nhiên sẽ “im lặng biến mất”.

-     Thủy thũng trước khi kinh nguyệt

Có khoảng 25% phụ nữ bị thủy thũng trước khi kinh nguyệt 10-14 ngày, lại thường phù thùng nhẹ ở chi dưới, người nghiêm trọng có thể còn phù mặt và tay đồng thời thường kèm theo hiện tượng phiền não bất an, dễ cáu gắt, mất ngủ, đau đầu, vú sưng đau. Cùng với ngày kinh nguyệt đến gần, nước tiểu tăng lên, các triệu chứng dần dần biến mất. Ở một số ít người, thủy thũng có thể phát sinh trong quá trình kinh nguyệt hoặc sau khi kinh nguyệt.

-     Phụ nữ có thai thường thủy thũng vào thời kỳ cuối khi mang thai

Do tử cung phình to chèn ép tĩnh mạch khoang dưới, máu chảy về bị cản trở nên thường bị phù nhẹ ở chi dưới. Nhưng sau khi nghỉ ngơi sẽ tạm lui, trong nước tiểu không có anbumin, huyết áp cũng không cao, cần phải phân biệt triệu chứng ngộ dộc trong thời kỳ mang thai.

-     Phù thũng ở người già

Đến tuổi già, chức năng của mạch tim, gan, thận sẽ suy giảm, tính thẩm thấu của vách máu tăng lên, vì vậy thường bị phù thững. Loại phù thũng này qua các kiểu kiểm tra đều không phát hiện đươc điều gì khác thường.

-     Thủy thũng do thuốc

Có nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và natri trong cơ thể gây ra phù thũng. Phụ nữ thường xuyên uống các loại thuốc như cortison, thuốc tránh thai, thuốc tiêu viêm... sẽ có thể gây ra thủy thũng nhưng sau khi ngừng thuốc sẽ dần dần biến mất. Ngoài ra theo báo cáo chi tiết, chứng thủy thũng ở một số ít người là do uống thuốc lợi tiểu trong thời gian dài gây ra, sau khi ngừng thuốc sẽ biến mất.

-     Phù mí mắt lúc ngủ dậy buổi sáng

Có người buổi sáng ngủ dậy thấy mí mắt bị phù thũng. Nguyên nhân là trong giấc ngủ, hoạt động của mí mắt giảm đi, máu lưu động chậm chạp khiến áp lực của một số mao mạch tăng lên, thúc đẩy dịch thể rời huyết quản xâm nhập vào mô mí mắt đang tơi xốp gây ra thủy thũng, loại phù thũng này không phải do bệnh tật tạo nên.

-     Thủy thũng đặc biệt

Tức thủy thũng không biết do nguyên nhân nào, thường gặp ở phụ nữ trung niên. Kiểu thủy thũng này thường ở chi dưới, có liên quan đến tình cảm và tư thế. Nặng hơn khi đứng thẳng, giảm nhẹ khi nằm, thể trọng buổi sáng và buổi tối chênh lệch nhau trên 1,4 kg (người bình thường chỉ trong vòng 0,5 -1,4 kg).

2.   Thủy thũng dạng bệnh lý

-     Thủy thũng do tim

Thấy khi các loại bệnh về tim làm cho tâm lực suy kiệt. Đặc điểm là: thủy thũng xuất hiện đầu tiên ở mắt cá chân, dần dần lan ra trên toàn thân, ấn vào có dạng lõm xuống. Khi nghiêm trọng có thể xuất hiện thủy thũng toàn thân và kèm theo hiện tượng tích nước ở khoang ngực và khoang bụng cùng các triệu chứng tim đập loạn nhịp, thở gấp gáp, gan tì sưng to, người bệnh thường không nằm ngửa ngực,

-     Thủy thung do thận

Viêm thận cấp, mãn tính, chứng bệnh thận tổng hợp là bệnh thường gây ra thủy thũng nhất. Đặc điểm là: vào thời kỳ đầu của bệnh chỉ phù ở mí mắt hoặc vùng mặt khi ngủ dậy buổi sáng, về sau phát triển xuống dưới thành thủy thũng toàn thân, ấn vào thấy lõm xuống, sắc mặt thường nhợt nhạt, đồng thời có thể xuất hiện hiện tượng đái ra máu, đái anbumin...

-     Thủy thũng do gan

Thấy ở bệnh xơ gan. Đặc điểm là: trước tiên thường có báng nước, thủy thũng hay phát sinh ở chi dưới, thủy thũng toàn thân ít thấy, ấn vào thấy lõm xuống và thường kèm theo các triệu chứng gan tì sưng to, chức năng của gan khác thường.

-     Thủy thũng do dinh dưỡng không tốt

Thấy ở các bệnh thiếu dinh dưỡng, bệnh có tính tiêu hao mãn tính (như khối u ác tính, lao, thiếu máu nghiêm trọng), kiểu thủy thũng này chủ yếu do chất xenlulô hoặc anbumin trong máu giảm xuống gây ra.

Đặc điểm là: thủy thũng thường ỏ toàn thân, phát sinh khá chậm, rõ nhất ở chi dưới, ấn vào thấy lõm xuống, đồng thời kèm theo triệu chứng dính dưỡng không tốt khác. Ngoài ra có phụ nữ có thói quen “khảnh ăn”, “ăn thiên vị” hoặc không chế ăn uống để giảm béo, lâu ngày sẽ làm cho thành phần prôtêin trong máu bị thiếu, gây ra thủy thũng do dinh dưỡng không tốt.

-     Thủy thũng do niêm dịch

Do chức năng của tuyến giáp trạng suy giảm gây ra. Đặc điểm là: chỗ thủy thũng ấn vào không lõm xuống (có tính niêm dịch), thủy thũng từ mặt đến chi dưới, khi nghiêm trọng toàn thân đều có thể bị liên lụy. Đồng thời kèm theo triệu chứng: yếu ớt, sợ lạnh, da vàng sạm và khô, tóc rụng, phản ứng chậm chạp, táo bón, thiếu máu, ở phụ nữ thì kinh nguyệt rối loạn.

-     Thủy thũng dơ ngộ độc trong khi mang thai

Thường phát sinh sau khi có thai 24 tuần, hay gặpở lần mang thai đầu tiên nhưng gặp nhiều hơn cả ở người chửa hai thai, nước ối quá nhiều hoặc vốn có bệnh cao huyết áp. Đặc điểm là: thủy thũng khá nghiêm trọng, thường có tính toàn thân, thủy thũng, đái anbumin và huyết áp tăng cao là biểu hiện chủ yếu của căn bệnh này.

Trên đây đã giới thiệu sự khác nhau giữa thủy thũng dạng chức năng và thủy thũng dạng bệnh lý, khi tiến hành tự xét đoán, bạn đọc còn phải chú ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, khi xuất hiện thủy thũng toàn thân cục bộ, đầu tiên nên đến bệnh viện kiểm tra tường tận,sau khi loại trừ các loai bệnh gây ra thủy thũng mà bản thân chứng thủy thũng lại không kèm theo, sự khó chịu rõ rệt nào khác, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công tác học tập thì mới phán đoán là thủy thũng do chức năng. Hiện nay còn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với thủy thũng dạng chức năng, nếu thủy thũng khá nặng cần phải hạn chế hấp thụ muối một cách thích hợp (nước không nhất định phải hạn chế), khi cần có thể gián đoạn uống một số loại thuốc lợi tiểu.

Thứ hai, cách nói “nam sợ đi giày, nữ sợ đội mũ” lưu truyền trong dân gian, có nghĩa là nam giới sợ phù chân, phụ nữ sợ phù đầu, mặt, xem ra cách nói này cũng có tính phiến diện nhất định. Nói chung, thủy thũng bắt đầu từ chân có thể nghĩ đến bệnh tim, còn bắt đầu từ mắt có thể nghi là bệnh thận, ơ đây không phân biệt nam nữ. Ngoài ra, bất luận thủy thũng ở chân tay hay ở mặt mà quá độ đều là thủy thũng nguy hiểm, nên cảnh giác cao độ.

Thứ ba, khi thủy thũng cục bộ kèm theo thủy thũng đỏ mặt, nóng nực và đau đớn là cho thấy bị phát sinh chứng viêm cục bộ; khi phát hiện thấy mặt, lưỡi, môi…bị thủy thũng đột phát, không đau, có tính đàn hồi thì nghĩ đến xem có liên quan đến dị ứng một số loại thuốc hoặc bị dị ứng thức ăn không.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0