31/05/2017, 12:54

Làm sao nhận biết bệnh gì qua cơn đau bụng?

Mỗi khi đau bụng đi khám bệnh, bác sĩ đều hỏi cụ thể bạn rằng bạn đau bụng như thế nào? Lúc này nếu bạn cung cấp cho bác sĩ một cách chính xác rõ ràng về vị trí bị đau, thời gian đau và tính chất cơn đau bụng là bạn đã giúp bác sĩ chẩn đoán chuẩn xác hơn. Có khi bị đau bạng, nhất là đau bụng cấp ...

Mỗi khi đau bụng đi khám bệnh, bác sĩ đều hỏi cụ thể bạn rằng bạn đau bụng như thế nào? Lúc này nếu bạn cung cấp cho bác sĩ một cách chính xác rõ ràng về vị trí bị đau, thời gian đau và tính chất cơn đau bụng là bạn đã giúp bác sĩ chẩn đoán chuẩn xác hơn. Có khi bị đau bạng, nhất là đau bụng cấp tính, chẩn đoán không chính xác, chữa trị không kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, là người bệnh, nếu sau khí phát bệnh bạn cố gắng chú ý đến tính chất và sự biến đổi của cơn đau, ...

Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh. Phán đoán đau bụng do loại bệnh nào gây ra có các phương pháp sau:

1.   Quan sávị trí đau bụng

Nói chung vị trí đau bụng và điểm ấn đau thường tương đương với vị trí cơ quan có bệnh.

—  Đau vùng bụng trên thường thấy ở người bị bệnh ở vùng dạ dày như viêm dạ dày cấp tính.

—  Đau vùng bụng trên bên phải thường thấy ở người bị bệnh về đường mật như viêm túi mật, sỏi mật. Ngoài ra, đau bụng trên bên phải còn nghĩ đến khả năng bị viêm gan, thậm chí viêm phổi.

—  Đau vùng bụng dưới bên phải thường thấy ở người bị bệnh về ruột thừa như viêm ruột thừa, lao ruột.

—  Đau vùng bụng trên bên trái thường thấy ở người bị viêm, tuyến tụy.

—  Đau vùng bụng dưới bên trái thường thây ở người bị bệnh về kết tràng như viêm ruột, khuẩn lị...

—  Đau một bên bụng thường thấy ở người bị bệnh về thận như sỏi thận, viêm bể thận cấp tính.

—  Đau xung quanh rốn thường thấy ở người bị bệnh tiểu tràng như đau bụng giun, tắc ruột.

—  Đầu tiên đau cục bộ sau dó phát triển ra toàn bụng, thường thấy ở người bị bệnh xuyên thủng túi mật, ruột, dạ dày, ruột thừa đồng thời bị viêm màng bụng.

2.   Quan sát thời gian đau bụng

-     Đột nhiên phát sinh đau bụng thấy ở người bị loét hành tá tràng (thường sau khi ăn no), tắc ruột, giun chui ống mật,

-     Đau bụng dần dần nguy kịch hơn, thấy ở người bị viêm túi mật cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính[1].

-     Đau sau khi uống rượu hoặc bị lạnh giá kích thích, thấy ở người bị co thắt cơ trơn vị tràng hoặc, viêm dạ dày.

-     Đau bụng trên sau khi ăn ồng ộc, uống thùm thùm thấy ở người bị viêm dạ dày cấp tính, viêm tuyến tụy cấp tính.

-     Đau bụng khi đói thấy ở người bị viêm dạ đày dạng phì vị, loét hành tá tràng.

-     Sau khi ăn đồ mỡ ngấy gây ra đau bụng trên thường thấy ở người bị bệnh tụy, mật.

-     Đau bụng khi đi giải thấy ở người bị viêm bàng quang, kết sỏi bàng quang.

3.   Quan sát tuổi tác, giới tính của người bị đau bụng

-     Trẻ con thường xuyên đau bụng, nên cảnh giác trước chứng giun và chứng lồng ruột.

-     Trẻ em đau xung quanh rốn đa số là do bệnh giun.

-     Thanh niên trai tráng đau bụng đa số là bị bệnh loét lở, viêm ruột thừa.

-     Người trung niên, cao tuổi đau bụng nên đề phòng bệnh ung thư ác tính,

-     Phụ nữ đau vùng bụng dưới thì đa số do bệnh trong cơ quan sinh dục gây ra như u nang bầu trứng xoắn, viêm ống dẫn trứng cấp tính, chửa ngoài tử cung...

—  Nữ thanh niên đau bụng dưới trước khi kinh nguyệt thường là chứng đau hành kinh.

—  Thiếu nữ khi bước vào thời kỳ dậy thì xuất hiện đau bụng không rõ nguyên nhân nên nghĩ đến khả năng bị bí tắc màng trinh,

—  Phụ nữ trung niên có thể hình béo khi đau quặn vùng bụng trên bên phải nên nghĩ đến khả năng bị chứng sỏi mật.

4.   Quan sát tính chất cơn đau

—  Đau bụng từng cơn (thường đột nhiên bị đau, kéo dài vài phút hoặc vài giờ sau thì từ từ hoãn giải, cách một khoảng thời gian nhất định lại xuất hiện như thủy triều lúc lên lúc xuống)

Thường thấy ở người bị tắc nghẽn một cơ quan nào đó trong khoang bụng như sỏi niệu quản, sỏi mật, tắc ruột...

—  Đau bụng kéo dài (tức vừa bắt đầu đau đã đau liên tục không ngừng, mức độ đau nặng hoặc nhẹ)

Thường thấy ở người bị các chứng viêm và xuất huyết trong như viêm tuyến tụy cấp tính biểu hiện là đau bụng trên bên trái liên tục; viêm màng bụng thì biểu hiện là đau liên tục toàn bụng,

—  Đau bụng kéo dài kèm theo việc nguy kịch hơn theo từng đợt.

Thường biểu thị là đồng thời đã bị tắc trên cơ sở của chứng viêm hoặc bị chứng viêm trên cơ sở bị tắc nghẽn. Chẳng hạn bệnh giun chui ống mật, sỏi mật kéo theo cảm nhiễm, tắc ruột dạng cứng nhắc, phát sinh xoắn hẹp, hoại tử... đều có triệu chứng đau kéo dài kèm theo hiện tượng ngày một nguy kịch hơn.

-     Đau do viêm ruột thừa cấp tính

Cũng có dạng kéo dài kèm theo hiện tượng ngày một nguy kịch và có cảm giác ấn đau ở vùng ruột thừa, có khi còn xuất hiện hiện tượng căng thẳng cơ vách bụng và đau nhói ngược.

-     Đau quặn

Thường thấy ở người bị sỏi mật, sỏi thận và giun chui ống mật. Sỏi mật biểu hiện là đau quặn vùng bụng trên bên phải; sỏi thận thì biểu hiện là đau quặn vùng bên eo lưng; giun chui ống mật biểu hiện là đau quặn dữ dội từng chặp và có cảm giác bị dùi vào đỉnh, ít lâu sau có thểhoàn toàn không đau nữa.

-     Đau bụng như bị dao cắt

Thường xuất hiện ở người bị thủng túi mật hoặc dạ dày, cơn đau bụng này là do dịch vị có tính axit hoặc nước mật có tính kiềm kích thích và ăn mòn màng bụng gây ra.

-     Đau bụng dạng nóng như phải bỏng

Thấy ở người bị loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng, kiểu đau này có hiện tượng phản toan, có đặc điểm mãn tính, có tính chu kỳ, tính quy luật và các đặc điểm liên quan đến ăn uống.

-     Vùng bụng đau âm ỉ

Đau âm ỉcó tính cục hạn, ngắt quãng dọc theo vị trí của kết tràng có thể là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của chứng ung thư đại tràng. Vì vậy người từ 30 tuổi trở lên khi thấy khó chịu vùng bụng, đau âm ỉ, trướng khí, thói quen đại tiện thay đổi thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán rõ ràng.

-     Đau bụng có tính chuyển dịch

Nếu viêm ruột thừa cấp tính khi hỏi người bệnh thường đau bụng trên, vài giờ sau chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải là chủ yếu; thủng dạ dày bắt đầu ở khoang dạ dày, cùng với việc vật chứa bên trong chảy đến vùng bên phải bụng dưới sẽ làm cho bụng dưới bên phải bị đau.

-     Đau phản xạ (nói chung vị trí đau thường tương ứng với bộ vị của cơ quan có bệnh, đau phản xạ là chỉ một kiểu đau bám theo thần kình xương sống lưng tương ứng phản ánh cơn đau đến các bộ vị khác)

Có thể thấy ở người bị bệnh ở túi mật, thận, tuyến tụy. Chẳng hạn bệnh ở túi mật và bệnh ở hoành cách mô thường phản xạ đến vai phải; bệnh ở thận phản xạ đến vùng eo lưng; bệnh ở ống dẫn tiểu phản xạ đến xương cùng chậu và hội âm (nằm ở giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục); bệnh ở tuyến tụy thì phản xạ đến lưng,

Phán đoán tính chất của cơn đau bụng ngoài việc căn cứ vào đặc điểm của bản thân cơn đau để phân biệt ra ta còn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây nhằm tiến hành giám định phần biệt:

-     Xoa bóp khiến đau bụng nặng hơn đa số là chứng viêm, nhẹ đi đa số là đau có tính co thắt.

-     Uống thuốc có tính kiềm thì hết đau, thấy ở người bị loét hành tá tràng.

-     Cơn đau thường giảm nhẹ sau khi đại tiện thường thấy ở người bị bệnh viêm ruột

-     Cơn đau biến mất sau khi nôn ọe hoặc đánh rắm thường thấy ở người bị tắc ruột.

Khi quan sát tính chất cơn dau bụng, nếu thấy tính chất cơn đau bụng thay đổi thì nên cảnh giác cao độ, bởi vì đây thường là tín hiệu của việc bệnh tình xấu đi. Quan sát lâm sàng cho biết, cơn đau bụng đột nhiên giầm nhẹ, thậm chí không đau hoặc đau quặn từng cơn trở nên kéo dài liên tục thì bệnh biến có khả năng hoại tử, thủng, như viêm ruột thừa cấp tính, loét thủng dạ dày...

5.   Quan sáttriệu chứng kèm theo cơn đau bụng

—  Đau bụng kèm theo sốt cấp tính cho thấy có chứng viêm cấp tính.

—  Đầu tiên là đau bụng sau đó bị phát lạnh, phát sốt, hoàng đản, thấy ở người bị kết sỏi đường mật.

— Đầu tiên là đau bụng sau đó buồn nôn, nôn ọe, thường thấy ở người bị viêm ruột thừa cấp tính, tắc ruột...

—  Trước khi đau bụng bi nôn ọe thường là viêm vị tràng cấp tính.

—  Đau bụng kèm theo ỉa chảy, thấy ở người bị viêm ruột, lao ruột.

—  Đau bụng kèm theo đại tiện ra máu, thấy ở người bị bệnh lị, khối lị.

— Sau khi đau bụng không đại tiện không đánh rắm thì có thể đó là tắc ruột.

6.   Quan sát sự gấp gáp hay từ từ của cơn đau và độ dài ngắn của quá trình mắc bệnh

Thủng vị tràng, tắc ruột, sỏi mật, tạng khí trong khoang bụng vỡ nứt hoặc chứng viêm cấp tính... là nhóm bệnh có biểu hiện chủ yếu là đau bụng cấp tính, trên lâm sàng gọi là chứng đau bụng cấp, nó phát bệnh gấp gáp, khí thế nguy hiểm đáng sợ, có thể phát triển đến cực kỳ trong vài giờhoặc vài chục giờ, nếu không kịp thời chạy chữa, cấp cứu, thường sẽ nguy đến tính mạng, Còn chứng viêm dạ dày mãn tính, lở loét có tính tiêu hóa, viêm túi mật mãn tính, lao ruột, viêm khoang chậu... thì cơn đau chậm, bệnh kéo dài không nguy hiểm gấp gáp như chứng đau bụng cấp.

Điều đáng chú ý là không chỉ khí tạng trong bụng gây ra đau bụng cấp tính mà khí tạng ngoài bụng và bệnh tật dạng toàn thân cũng có thể gây ra đau bụng, trong đó đau bụng do bệnh tật vừng ngực gây ra là hay gặp nhất.

Ví dụ như viêm phổi, hoại tứ cơ tim cấp tính, ngộ độc axit xêtôn, bệnh tả, ngộ độc chì, mụn nước mẩn thành mảng... đều có thể gây ra đau bụng. Ngoài ra, đau bụng do một số khí tạng ngoài vùng bụng và ở toàn thân. Ít thấy gây ra còn có chứng lên dính dạng bụng, chứng tổng hợp thiên đầu thống dạng bụng, phong thấp nhiệt dạng bụng, bệnh gan poóc phin và một số bệnh máu có nhiều mỡ và anbumin. Từ đó có thể thấy, môt số cơn đau bụng tuy phát sinh ở vùng bụng nhưng nguồn gốc bệnh có khi lại ở bên ngoàibụng. Vì vậy, mọi người nên tìm hiểu kỹ để trợ giúp bác sĩ chẩn đoán rõ ràng, chữa trị kịp thời.

Tóm lại, nguyên nhân gây đau bụng khá phức tạp, trước khi chưa tìm rõ nguyên nhân không được tự ý uống thuôc giảm đau để tránh che giấu cơn đau và diện mạo vốn có của triệu chứng kèm theo khiến bác sĩ khó đưa ra phán đoán chuẩn xác. Ngoài ra, khí đau bụng tuyệt đối không được dùng tay xoa bóp vùng bụng, Bởi vì nó có thể sẽ làm cho vị trí bệnh biển bị xuyên thủng, nặng hơn, mở rộng bộ vị bệnh biến xuất huyết, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu thấy cơn đau bụng khởi bệnh gấp gáp, đau đớn dữ dội thì phải lập tức dưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, nhất thiết không được coi nhẹ.


[1]Một người mắc bệnh viêm ruột thừa cấp tính sớm chẩn đoán chữa trị thường có thể tránh được phẫu thuật mà vẫn khỏi bệnh. Hiện nay có phương pháp tự chẩn đoán sớm bệnh ruột thừa cấp tính (người khởi xướng cách này gọi nó là “thí nghiệm hô hấp đau đớn), đơn giản dễ làm tỉ lệ chính xác khoảng 100%. Đang được phổ biến rộng rãi, phương pháp cụ thể như sau:

-     Khi bạn chỉ cảm thấy vùng bụng đau mà chưa cảm giác một cách rõ rệt là cơn đau đã chuyển dịch đến bên phải bụng dưới thì bạn có thể bình tĩnh nằm ngửa trên giường, hít đầy một hơi thật sâu đồng thời kéo theo đà hít hơi dần dần da bụng sẽ nổi căng lên, hít vào đến khi không thể hít nổi nữa thì nín thở hoàn toàn khoảng 30 - 40 giây, sau đó nhanh chóng thở toàn bộ khí ra. Lúc này nếu bạn cảm thấy bên phải bụng dưới có cảm giác đau dây dưa (tức vừa bắt đẩu đã đau bụng dưới bên phải, còn lúc này cảm thấy đau nặng hơn) thì bạn nên lập tức đến bệnh viện điều trị bởi vì bạn có thể biết là mình đã mắc bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Nếu cảm giác trong một lần không đủ rõ ràng có thể làm lại, cũng có thể để nửa tiếng sau hãy làm lại một, hai lần.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0