Làm sao nhận biết bệnh gì qua cơn sốt
Có một số phụ nữ sau khí mang thai một tháng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khoảng 0,5°c so với trước khi mang thai, thời gian kéo dài không thống nhất, cá biệt có người bị đến sau khi sinh mới thôi. Điều này được cho là có liên quan đến sự phân tiết và trao đổi hoóc môn của thai trong cơ thể, ...
Có một số phụ nữ sau khí mang thai một tháng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khoảng 0,5°c so với trước khi mang thai, thời gian kéo dài không thống nhất, cá biệt có người bị đến sau khi sinh mới thôi. Điều này được cho là có liên quan đến sự phân tiết và trao đổi hoóc môn của thai trong cơ thể,
Sốt là vấn đề thường gặp trong đời sống sức khỏe của con người, ở tình trạng bình thường, nhiệt độ cơ thể của con người bình thường giữ trong phạm vi 36,2- 37,2°c (nhiệt độ miệng), nhiệt độ trong ngày của cơ thể dao động dưới 1 ~ 2°C. Khi nhiệt độ miệng cao hơn 37,3°c hoặc nhiệt độ hậu môn cao hơn 37,6°c, sự biến đổi trong một ngày vượt trên 1 - 2°c thì gọí là sốt[1]. Nhiệt độ cơ thể dưới 38°c gọi là sốt nhẹ, trên 39°c gọi là sốt cao.
Sốt thường là biểu hiện trong quá trình của nhiều loại bệnh. Thường do các bệnh cảm nhiễm-như dịch cúm, bệnh viêm màng não, viêm phổi, thương hàn, bệnh lị... hoặc các bệnh không có tính cảm nhiễm như khối u ác tính, chức năng tuyến giáp trạng quá mức bình thường, cảm nắng, bỏng, gãy xương... gây ra,
Trên lâm sàng, các bác sĩ thường căn cứ vào lịch sử bệnh tật, kiềm tra thể chất và xét nghiệm của bệnh nhân để phán đoán tính chất của cơn sốt, còn bệnh nhân và người nhà thì có thể căn cứ vào triệu chứng xuất hiện khi sốt, độ dài ngắn của cơn sốt và các tín hiệu nghiêm trọng xuất hiện khi sốt để dự đoán bệnh, phối hợp với bác sĩ chẩn đoán chữa trị[2]. Phương pháp như sau:
1. Quan sát triệu chứng xuất hiện khi sôi
- Sốt kèm theo các triệu chứng ho, khạc đờm, đau ngực, thường thấy ở người bị bệnh về hệ hô hấp,
- Sốt kèm theo các triệu chứng đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn ọe, thường thấy ở người bị bệnh về hệ tiêu hóa.
- Sốt kèm theo các triệu chứng đái nhiều, đái gấp, đái buốt, đau lưng, thường thấy ở người bị bệnh về hệ thống tiết niệu.
- Sốt kèm theo các triệu chứng tuyến hạch sưng to và cảm giác sờ vào bị đau, có thể do cảm nhiễm cục bộ gây ra. Nếu tuyến hạch toàn thân sưng to, cho thấy có thể mắc bệnh lao, bệnh về máu.
- Sốt kèm theo các thay đổi thần chí như nhức đầu, nôn ọe, hôn mê, thường thấy ở người bị cảm nhiễm hệ thống trung khu thần kinh. Chẳng hạn như dịch viêm màng não B, viêm màng não do các loại vi khuẩn, viêm não màng não dạng vi rút.
- Khi sốt xuất hiện mẩn mụn, thường thấy ở bệnh truyền nhiễm dạng nổi mẩn. Chẳng hạn như bệnh sởi, bệnh tính hồng nhiệt.
- Khi sốt da trở nên vàng, thường thấy ở người bị bệnh về gan mật và bệnh nhiễm trùng máu.
- Khi sốt xuất hiện vết tụ máu dưới da, nên nghĩ đến bệnh dịch viêm tủy sống não và bệnh về máu.
- Khi sốt kèm theo cảm nhiễm da, thường thấy ở người bị bệnh nổi đơn và ghẻ lở, mun nhọt.
- Khi sốt kèm theo gan tỳ sưng to, thường thấy ở người bị bệnh sốt rét, thương hàn, bệnh trùng hút máu cấp tính.
2. Quan sát độ dài ngắn của cơn sốt
Sốt trong thời gian ngắn (nhiều là khoảng một luần, ít là chỉ một, hai ngày), triệu chứng ở người bị các loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nổi mẩn như lên sởi, bệnh mề đay, thủy đậu, tinh hồng nhiệt; cũng thấy ở người bị cảm nhiễm đường hô hấp trên, bệnh dịch cảm cúm, bệnh lị, một số chứng ngộ độc thức ăn do vi khuẩn, cảm nắng.
Sốt trong thời gian dài (trên hai tuần), thường thấy ở người bị bệnh thương hàn, lao, nhiễm trùng máu, viêm màng trong tim do lây nhiễm, bệnh máu trắng, khối u ác tính...
3. Quan sát sự biến đổi đường cong nhiệt độ cơ thể khi sốt
- Sốt cao kéo dài
Sốt trên 39°c, kéo dài mấy ngày hoặc mấy tuần, phạm vi biến động hàng ngày trong vòng 1°c. Thấy ở người bị bệnh truyền nhiễm cấp tính như thương hàn, thương hàn nổi ban, viêm phổi dạng lá to,
- Sốt từng cơn
Nhiệt độ cao thấp thất thường, phạm vi biến động trong ngày có thể vượt, quá 2°c, Thường thấy ở người bị bệnh dạng sưng ro ủ và bệnh phong thấp nhiệt,
- Sốt đứt quãng
Nhiệt độ đột nhiên tăng cao, có thể lên đến trên 39°c, một vài giờ sau lại trở lại bình thường, cách mấy giờ hoặc mấy ngày sau lại đột nhiên tăng cao, cứ lặp đi lặp lại như thế. Thường thấy ở người bị bệnh, sốt rét.
- Sốt tiêu hao
Phạm vi biến động nhiệt độ lớn hơn sốt từng cơn, trong khoảng 3 - 5°c. Thường thấy ở người bị bệnh nhiễm trùng máu, bệnh lao phổi nặng.
- Sốt định kỳ (sốt tái phát)
Nhiệt độ cơ thể đột nhiên tăng lên đến trên 39°c, kéo dài liên tục mấy ngày rồi hạ xuống bình thường, cách mấy ngày sau lại tái phát. Thường thấy ở người bị bệnh sốt định kỳ.
- Sốt hoảng
Buổi sáng nhiệt độ khá cao, chập tối lại trở nên khá thấp, không giống với quy luật sốt bình thường. Thường thấy ở người bị bệnh nhiễm trùng máu kéo dài, bệnh lao phổi.
- Sốt bất quy tắc
Nhiệt độ biến đổi không có quy luật nhất định, thời gian kéo dài cũng không nhất định. Thường thấy ở người bị dịch cúm, viêm phổi nhánh khí quản, lao phổi, phong thấp nhiệt.
4. Chú ý tín hiệu nghiêm trọng xuất hiện khi sốt
Bệnh tình của sốt có khi nặng khi nhẹ, chuyển biến tốt của bệnh nhẹ cũng khá nhanh. Nhưng có bệnh nhân trong quá trình sốt, bệnh tình có thể phát triển đến mức độ nghiêm trọng. Thậm chí đến mức nguy hiểm.
Dưới đây là một số tình trạng phải cảnh giác:
- Sốt cao kéo dài không hạ (thường do bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra).
- Sốt cao đột nhiên hạ thấp dưới nhiệt độ bình thường.
- Sốt kèm theo hao gầy khác thường
- Sốt liệt giường không dậy được.
- Sốt kèm theo hô hấp khó khăn.
- Sốt kèm theo mọc mụn lở loét trên người,
- Sốt kèm theo lượng nước tiểu giảm xuống rõ rệt.
- Khi sốt xuất hiện hiện tượng ngất lịm,
- Người bị sốt thậm chí không tỉnh táo.
- Người sốt cósắc mặt màu xanh xám, màu vàng đất...
Mười tình trạng nói trên thường là dấu hiệu của bệnh nặng, nên đi ngay đến bệnh viện cấp cứu
5. Giám định phân biệt sốt nhẹ dạng chức năng
Sốt thường là dấu hiệu của bệnh tật, nhưng cũng có một số cơn sốt không phải do bệnh tật gây ra. Trong đời sống hiện thực, chúng ta thường thấy có người mặc dù không sinh bệnh cũng bị sốt (chỉ sốt nhẹ) trong y học gọi là “sốt nhẹ dạng chức năng”. Nguyên nhân gây ra sốt nhẹ dạng chức năng có:
- Sốt nhẹ do tình cảm
Những biến đổi tình cảm căng thẳng như lo nghĩ, cáu gắt, mất ngủ... có thể làm cho chức năng của trung khu sản nhiệt và tản nhiệt ở phần dưới khâu não tạm thời rối loạn, biểu hiện là sốt nhẹ hoặc nhiệt độ cơ thể hạ xuống.
- Sốt nhẹ do vận động
Sau khi vận động mạnh, lao động thể lực nặng, mệt nhọc quá dộ, cơ thể sản nhiệt tăng lên nhưng tản nhiệt tương đối chậm chạp, vì vậy làm cho nhiệt độ cao hơn bình thường. Ví dụ chạy việt dã 5km, nhiệt độ cơ thể thậm chí có thể lên tới trên 38°c.
- Sốt nhẹ do môi trường
Làm việc lâu trong môi trường nóng hoặc em bé mặc quá nhiều quần áo cũng có thể làm cho nhiệt độ tăng cao hơn bình thường rõ rệt. Tình trạng này chỉ cần thay đổi môi trường là nhiệt độ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
- Sốt nhẹ sau khi phẫu thuật
Sau đại, tiểu phẫu cất bỏ dạ dày, túi mật, mổ đẻ, thắt ống dẫn trứng... 1-2 ngày nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, nếu miệng vết thương không bị nhiễm trùng, nói chung không vượt quá 38°c, đây là phản ứng của cơ thể đối với vết thương, thường kéo dài 3 — 5 ngày.
- Sốt nhẹ vào thời kỳ rụng trứng
Phụ nữ thành niên thường bắt đầu rụng trứng giữa hai lần kinh nguyệt hoặc trước lần kinh nguyệt sau khoảng 14 ngày, Nhiệt độ cơ thể sau khi trứng rụng cao hơn 0,3 - 0,5°c so với trước khi rụng trứng, cho đến khi trước ngày kinh nguyệt lần sau 1-2 ngày mới trở lại bình thường.
- Sốt nhẹ trong thời kỳ mang thai
Đối với người bị sốt nhẹ dạng chức năng không kèm theo cảm nhiễm, nói chung không cần dùng thuốc chông cảm nhiễm để chữa trị. Nếu vừa thấy sốt nhẹ đã dùng thuốc chữa loạn, lạm dụng thuốc thì sẽ còn bất lợi cho sức khỏe của cơ thể.
[1]Nhiệt độ của cơ thể điều tiết thông qua cơ thể, nói chung đều giữ ở mức trên dưới 37°c. Nhưng do nhiệt độ giữa các cá thể trong cơ thể có độ sai lệch nhất định nên một số ít người có thể chỉ có 36°c, cũng có người cao hơn 37°c, nhiệt độ cơ thể thường hơi có chút thay đổi theo những tình trạng trao đổi chất khác nhau. Khi ăn uống, hoạt động, sự trao đổi chất tăng mạnh trong thời gian ngắn có thể làm cho cơ thể sản nhiệt mạnh, tản nhiệt tương đối kém, từ đó khiến nhiệt độ tăng cao; ngược lại ở tình trạng đói, ăn uống đồ nguội, hoạt động ít, nhiệt độ cơ thể hạ xuống khoảng 30. Thông thường vào khoảng 3-5 giờ sáng nhiệt độ có thể thấp nhất, sau khi dậy hoạt động sẽ dần dần tăng cao, đến 4-6 giờ chiều nhiệt độ cao nhất, sau đó lại dần dần hạ xuống. Trong một ngày đêm nói chung nhiệt độ dao động trong vòng 1°c, Vì vậy đo nhiệt độ cơ thể thích hợp nhất vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Ở trẻ em do trao đổi chất hưng thịnh, trung khu điều tiết nhiệt độ vẫn chưa hoàn thiện nên khi hoạt động mạnh, khóc lóc, nhiệt độ cơ thể có thể tạm thời tăng cao, còn nhiệt độ của người già thấp hơn người thường. Ngoài ra nhiệt độ cơ thể còn có sự khác biệt khi đo ở những bộ vị khác nhau trên cơ thể. Chẳng hạn nhiệt độ trong hậu môn cao hơn một chút so với nhiệt độ trong khoang miệng, nhiệt độ dưới nách thấp hơn một chút so với nhiệt độ khoang miệng (tương quan 0,3-0,50C). Khi đo nhiệt độ cần phải chú ý tất cả những cái này. Để xác minh xem có phải sốt không, phải đo đi đo lại nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là sốt nhẹ (dưới 38°C) càng không thể căn cứ vào kết quả của một lẩn đo để chẩn đoán, cần phải quan sát lâu dài, có người cho rằng khi nhiệt độ ở máu vượt quá 37,2°c mà kéo dài trên một tháng trở lên mới được coi là sốt nhẹ,
[2]Trước khi cơn sốt chưa được bác sĩ chẩn đoán chỉnh xác không được mạo muội sử dụng thuốc hạ sổi, thuốc chống khuẩn để chữa trị để tránh thay đổi loại hình sốt ban đầu hoặc các triệu chứng khác khiến cho việc chẩn đoán gặp khó khăn, làm lỡ mất thời gian chữa, trị cần thiết.