31/05/2017, 12:55

Làm sao nhận biết bệnh gì khi đau qua eo

Tục ngữ nói: “Người bệnh đau eo, bác sĩ đau đầu”. Đau eo là biểu hiện lâm sàng của mấy chục loại bệnh. Trọng lượng của đầu, cổ, hai chi trên và thân mình đều do vùng eo gánh vác, tư thế, sự mang vác, vận động trong cuộc sống, công việc hàng ngày của con người cũng đều lấy vùng eo làm trung tâm. Eo ...

Tục ngữ nói: “Người bệnh đau eo, bác sĩ đau đầu”. Đau eo là biểu hiện lâm sàng của mấy chục loại bệnh. Trọng lượng của đầu, cổ, hai chi trên và thân mình đều do vùng eo gánh vác, tư thế, sự mang vác, vận động trong cuộc sống, công việc hàng ngày của con người cũng đều lấy vùng eo làm trung tâm. Eo còn là khu vực trung khu nối liền khoang ngực, khoang bụng, khoang chậu. Vì vậy, đau eo có thể là biểu hiện của sự biến đổi bệnh lý ở các tổ chức, khí quan trong những kết cấu này. Ngoài ra bệnh ở cột ...

Do nguyên nhân gây ra đau eo khá phức tạp nên muốn chẩn đoán chính xác nguyên nhân thường phải quan sát, phân tích tỉ mỉ. Ví dụ:

1.   Sau khi ráng sức khom lưng, gánh nặng hoặc nhấc vật đột nhiên bị đau eo lưng, đồng thời cơ thịt hai bên xương sống vùng thắt lưng bị co giật và có cảm giác chạm vào là đau, cho thấy có thể là trẹo lưng cấp tính hoặc thương tổn cơ thắt lưng.

2.   Eo lưng đau như bị nã pháo vỡ toác ra đồng thời men theo vùng mông phản xạ đến mặt sau của đùi, khoeo chân, mặt ngoài cẳng chân, thường có cảm giác như bị kim châm hoặc điện giật, sau cơn đau eo lưng chi dưới cảm thấy tê phù, sau khi đi nằm có thể thấy triệu chứng giảm nhưng đứng, đi lại, thậm chí ho, hắt hơi, rặn ỉa, cơn đau thắt lưng càng tăng lên rõ rệt, cho thấy có thể là chứng đột xuất giữa xương sống ở thắt lưng với mồng.

3.   Đau thắt lưng, đặc biệt là đau rõ rệt ở cạnh xương sống thứ tư và thứ năm và phản xạ xuống một bên chi dưới, thậm chí có cảm giác sưng tê rõ rệt, khi nằm bên chân bị bệnh không thể nhấc thẳng lên được, cho thấy đó có thể là bị đau thần kinh tọa. Bệnh này thường gặp ở nam giới trung niên khoảng từ 30 - 50 tuổi.

4.   Một bên eo bụng đột nhiên đau quặn như bị dao cắt, cơn đau có thể men theo hướng ống dẫn tiểu phản xạ đến bụng dưới, hội âm và mặt trong của đùi, mỗi lần kéo dài vài phút đến vài giờ, khi đau eo phát tác người bệnh đau gập người lại, nằm ngồi không được, sắc mặt nhợt nhạt, mồ hôi đầm đìa, bên eo bị đau có cảm giác rõ ràng như bị ai đập mạnh vào, qua cơn đau thường xuất hiện huyết niệu (đái ra máu) mức độ khác nhau, cho thấy có thể là kết sỏi hệ thống tiết niệu. Bệnh này thường gặp ở thanh niên, trung niên, nam nữ đều có thể bị.

5.   Ban đầu thấy đau ở giữa bụng trên hoặc bên phải bụng trên, sau dó có thể lan đến đau ở vùng eo, khi phát bệnh người bệnh thường nằm ngồi bất an, đau đến mức gập lưng lăn lộn, mồ hôi đầm đìa, sắc mặt tái mét, buồn nôn, nôn ọe, nhưng cục sỏi lui về túi mật hoặc tiến vào đoạn đầu ruột non nối với dạ dày thì cơn đau có thể hoàn toàn biến mất, có thể thấy ở người bị bệnh sỏi mật.

6.   Đau thắt lưng, đồng thời kèm theo tiểu cấp, tiểu nhiều lần, mót tiểu gấp gáp, cho thấy có thể bị viêm bể thận.

7.   Người bị đau thắt lưng trước kia từng có tiền sử bị lao phổi thì nên nghĩ đến khả năng bị lao xương sống vùng thắt lưng hoặc lao thận.

8.   Đau thắt lưng và có cảm giác đau như bị gõ đập vào vùng thận thì nên nghĩ đến các bệnh về thận như viêm bể thận, lao thận, sưng mủ xung quanh thận.

9.   Đau thắt lưng thường nặng hơn sau khi vận động, nghỉ thì lại giảm nhẹ, nên nghĩ đến chứng viêm khớp sương chậu do phong thấp.

10. Đau thắt lưng thường nặng hơn khí nằm, sau khi dậy lại giảm nhẹ, nên nghĩ đến chứng viêm tổ chức sợi vùng eo.

Tỷ lệ đau thắt lưng phát sinh ở phụ nữ rất cao, ngoài các bệnh kể trên, còn có các bệnh do đặc điểm bệnh lý hoặc sinh lý của bản thân phụ nữ tạo thành. Nguyên nhân thường thấy là:

a)   Kỳ kinh nguyệt

Trước hoặc sau thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, do khoang xương chậu xung huyết, máu tuần hoàn bị cản trở từ đó gây ra mỏi eo, đau eo có tính phản xạ.

b)  Viêm cổ tử cung

Sau khi cổ tử cung bị viêm có thể xuất hiện các triệu chứng: khí hư tăng lên, ngứa ngáy cục bộ, đau đớn..., còn kèm theo biểu hiện như đau eo, mỏi eo.

c)   Viêm khoang chậu

Như viêm màng bụng khung chậu, viêm phần phụ mãn tính, viêm tổ chức kết đế khoang chậu, chứng viêm của các bệnh này kích thích cơ thể gây ra đau eo, chỉ cần chữa trị khỏi bệnh, chứng đau eo sẽ tự nhiên biến mất.

d)  Tử cung hậu khuynh

Do dây chằng giữ tử cung bị lôi kéo quá độ đồng thời làm cho một bộ phận thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra đau eo mỏi eo khá trầm trọng.

e)   Tử cung thoát thùy

Vị trí bình thường của tử cung là ở tiền khuynh tiền khuất, nếu tử cung thoát thùy có thể ảnh hưởng đến dây chằng gây ra đau eo.

f)   Khối u cơ quan sinh dục

Chẳng hạn khối u tử cung, u buồng trứng, nhọt bọc buồng trứng và khối u ác tính ở buồng trứng đều sẽ gây ra đau eo.

g)   Đau eo do mang thai

Cùng với thai nhi ngày một lớn lên, lực chống đỡ ở vùng eo tăng lên khiến dây chằng vùng hông bị lỏng, chèn ép huyết quản, thần kinh khoang chậu cũng sẽ gây ra đau eo.

h)  Nhân tố sinh đẻ

Sinh con đẻ cái quá nhiều hoặc đẻ non nhân tạo nhiều lần sẽ gây ra chứng bệnh mà Trung y gọi là thận khí suy hư, dẫn đến đau eo.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0