31/05/2017, 12:55

Làm sao nhận biết bệnh gì qua giọng nói?

Người bình thường khi nói giọng nói trong trẻo tròn trịa, dồi dào phong phú. Nếu âm thanh khi nói có biểu hiện tắc, khàn, khản, thì thường là dấu hiệu bệnh của vùng yết hầu và bệnh toàn thân khác. Ví dụ: 1. Giọng nói thô ráp, trầm thấp, phát âm tốn sức, vào lúc sáng sớm ...

Người bình thường khi nói giọng nói trong trẻo tròn trịa, dồi dào phong phú. Nếu âm thanh khi nói có biểu hiện tắc, khàn, khản, thì thường là dấu hiệu bệnh của vùng yết hầu và bệnh toàn thân khác.

Ví dụ:

1.   Giọng nói thô ráp, trầm thấp, phát âm tốn sức, vào lúc sáng sớm triệu chứng nặng hơn, thường thấy ở người bị chứng viêm họng cấp tính. Giọng nói trầm thấp, thô ráp, cứng nhắc hoặc tắc nghẹn, buổi sáng khi nói thường phải hắng giọng một lát, thường thấy ở người bị viêm, họng mãn tính.

2.   Giọng nói khản đặc, có dạng ngày một nặng hơn và xuất hiện hiện tượng hô hấp khó khăn, cuối cùng có thể mất tiếng hoàn toàn, cho thấy có thể bị khối u ác tính ở họng. Các chuyên gia cho biết, đàn ông từ 40 tuổi trở lên (nhất là người hút thuốc lá) mà đột nhiên khàn đặc tiếng, kéo dài liên tục từ một tuần trở lên không hề thấy chuyển biến tốt thì nên cảnh giác với bệnh ung thư yết hầu, nên đến ngay khoa tai mũi họng kiểm tra tỉ mỉ để chẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời.

3.   Giọng khàn đặc. Lúc bắt đầu phát âm thấp không có gì thay đổi nhưng phát âm cao là bị tắc nghẹn, nói một lát là mệt mỏi, không nói lâu được. Về sau dần dần nặng hơn, xuất hiện hiện tượng khàn đặc, giọng khàn có dạng ngắt quãng phát triển dần dần, cuối cùng khàn đặc kéo dài liên tục, thường thấy ở người bị tiểu kết dây thanh (còn gọi là ca sỹ tiểu kết, giáo viên tiểu kết, hạt dây thanh).

Ngoài ra, giọng nói khàn đặc còn thấy ở người nói nhiều quá độ, viêm họng cấp tính, họng phù thũng dạng thần kinh mạch máu, lao họng, ung thư tuyến giáp trạng, bệnh tâm thần, suy nhược toàn thân và phẫu thuật hoặc ngoại thương làm cho thần kinh yết hầu bị tê liệt hoặc tổn thương.

Điều đáng chú ý là, đến tuổi cao niên, do sự biến đổi của sinh lý, độ cao, độ mạnh và độ dài của âm đều dần dần hạ thấp, lại thường xuyên run rẩy, hình thành nên “giọng người già” đặc thù. Đây không phải là bệnh thái, nó là một dạng giọng nói gặp chướng ngại do chức năng giảm sút. Nhưng nên lưu ý, không ít bệnh già đồng thời cũng có thể làm cho giọng nói của người già trở nên biển đổi dặc thù. Ví dụ, bị viêm nhánh khí quản mãn tính không chỉ ảnh hưởng đếnchức năng trao đổi khí của người bệnh mà còn làm tổn thương dây thanh làm cho giọng nói khàn đặc; khi bị bệnh dân phế quản, hô hấp sẽ nông, nhanh “vai trò bễ thổi gió” của phổi hạ thấp, tốc độ đi ra của khí trở nên chậm, khí áp giảm thấp, giọng nói có thể trở nên cực kỳ yếu ớt; còn khi chức, năng của tim không hoàn thiện, cơ thể ở vào trạng thái thiếu ôxy, hệ hô hấp phải gánh vác trọng trách, giọng nói nghe rất trầm thấp cấp bách; bệnh mạch máu não phát tác có thể làm cho chức năng của trung khu ngôn ngữ gặp chướng ngại hoặc cơlưỡi bị tê liệt dẫn đến việc giọng nói đục trầm không trong cho đến khi mất tiếng. Nhiều bác sỹ giàu kinh nghiệm thường có thể căn cứ vào sự biến đổi giọng nói của người già để “nghe” ra bệnh,

Nguồn: Ông Văn Tùng
0