Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Nguyễn Trung Thành đã chọn một loại cây xà nu rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên để tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết ...
Nguyễn Trung Thành đã chọn một loại cây xà nu rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên để tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.
Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ với nhau như thế nào?
Gợi ý:
- Trong truyện, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, nhựa xà nu, khói xà nu... gắn kết hữu cơ với nhân vật Tnú và đồng bào Xô Man “cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”. Tác giả đã chứng kiến nỗi đau của xà nu: “có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”, “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn lỏng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”.
Xà nu tự biết bảo vệ mình, bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.
- Dụng ý của nhà văn muốn dùng xà nu làm biếu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, dạn dày, bất khuất, trung kiên... của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man. Tnú với những vẻ đẹp, tính cách nổi bật của con người Tây Nguyên: gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực; có lòng căm thù giặc mãnh liệt và có tính cách quyết liệt, mạnh mẽ.
Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu?
Gợi ý:
Những vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu:
- Truyện ngắn mang khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu...
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời của cụ Mêt (già làng), kế bên bếp lửa gợi nhớ lối kể “khan” sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài “khan” được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.
- Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong thể đổi lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
Viết bài nêu suy nghĩ cảm xúc về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.
Gợi ý:
Bài viết có theo các ý chính sau:
- Hoàn cảnh nào dẫn tới việc Tnú bị đốt mười đầu ngón tay? (tóm tắt câu chuyện)
- Suy nghĩ cảm xúc của em đối với việc Tnú bị đốt mười đầu ngón tay?
+ về tội ác của giặc (thằng Dục và đồng bọn tra tấn con người theo lối trung cổ...)
+ về tinh thần bất khuất của người anh hùng Tnú.
- Vì sao Tnú lại có phẩm chất anh hùng, bất khuất (nêu lí tưởng lớn của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ thể hiện qua cách nói của các nhân vật trong truyện).
Dàn bài tham khảo:
1. Mở bài
- Rừng xà nu truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” của văn học Việt Nam thời kì 1945 - 1975.
- Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mãn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài
a) Cách tả cảnh “rừng xà nu ” và "cây xà nu
- Trong truyện, Nguyễn Trung Thành gần 20 lần nói đến rừng xà nu ở nhiều góc độ khác nhau: cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu, v.v... và khái quát, bao trùm là rừng xà nu.
- Cây xà nu sinh sôi nảy nở nhanh mạnh bạt ngàn: “sinh sôi nảy nở khỏe... ham ánh sáng mặt trời”, trải dài ra “đến hết tầm mắt... nối tiếp tớichân trời”.
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh, ròn, hình nhọn như mũi tên lao thăng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoăt như những mũi lê”, “đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”.
- Chất sử thi của truyện ngắn được tạo bởi hình tượng cây xà nu. Nó được khai thác từ nhiều góc độ, lặp đi lặp lại nhiều lần: đôi xà nu (4 lần), rừng xà nu (5 lần) với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra,che chở cho làng”.
b) Rùng xà nu biểu tượng cho con người - dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung:
- Hình tượng cây xà nu đẹp như hình tượng thơ, tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng như Mai, Dít, Tnú, v.v...
- Hình ảnh cụ Met - tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng, với cách mạng cũng được ví “như một cây xà nu lớn”.
- “Cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng...” là hình ảnh “đồng khởi” mãnh liệt của dân làng Xô Man.
- Rừng cây xà nu và con người làng Xô Man tuy hai mà một, mang ý nghĩa biểu tượng rất cao đẹp và sâu sắc.
3. Kết bài
- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
- Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét, đầy ấn tượng - từ đó mà chủ đề của tác phẩm đã được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
Những nét chung và riêng ở các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành
Dàn bài tham khảo:
1. Mở bài
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mồi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
2. Thân bài
Rừng xà nu là câu chuyện làng Xô Man (Tây Nguyên) chống Mĩ. Truyện có nhiều nhân vật nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: Cụ Mết (già làng), Tnú (thanh niên) và Dít (phụ nữ). Đó là hai thế hệ già trẻ cùngtiếp nối nhau đứng lên đánh Mĩ. Truyện có hé mở cho người đọc thấy thế hệ thứ ba là thế hệ của bé Heng để hoàn thiện bức tranh Tây Nguyên chống Mĩ.
Ba nhân vật nói trên được nhà văn miêu tả sinh động, hâp dân, trở thành những ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc, bởi vì, ở mức độ nhất định, họ đã được điển hình hóa, vừa mang nét chung của con người Tây Nguyên đánh Mĩ, lại mang nét riêng in đậm tính cách và pham chất của từng người cụ thể.
a) Nét chung:
Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở nhữngđiểm sau đây:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng thời chống Mĩ (chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu của ba nhân vật để chứng tỏ các nét chung đó).
b) Nét riêng:
Các nhận vật đều anh hùng, kiên cường, bất khuất, nhung mỗi người lại anh hùng theo cách riêng, và sự kiên cường bất khuất cũng được biểu lộ khác nhau tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội và hoàn cảnh riêng của từng người. Tất cả đã làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.
b1. Cụ Mết: Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ. Một cụ già khỏe mạnh quắc thước ‘‘ngực căng như một cây xà nu lớn”, hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang. Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo Cụ còn là niềm tin, người tổ chức, tập họp dân làng đoàn kết chống giặc. Cái đêm cụ kể về cuộc đời của Tnú cho dân làng nghe bên ngọn lửa xà nu bập bùng vừa đầm ấm, vừa trang nghiêm, lại có gì linh thiêng như kể về một huyền thoại. Cụ chính là cây xà nu vững chãi nhất trong rừng xà nu Xô Man.
b2. Tnú: Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc đểtrả thì cho quê hương và cho bản thân. Nét tính cách chủ yếu là quyết liệt, mạnh mẽ, đặc trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. Căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt (hai con mắt như hai cục than đỏ, tay bóp nát trái vàlúc nào không biết), trả thù thì dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình (bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt). Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật như được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. Đó là hình ảnh ‘‘bàn tay Tnú” độc đáo và đầy ấn tượng của Nguyễn Trung Thành.
b3. Dít: Cô gái trẻ giàu nghị lực, bản lĩnh đã trưởng thành mau chóngtrong phong trào chống Mĩ đế trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xôman: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội. Nét tính cách nổi bật là gan dạ (giặc bắn uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi mà vẫn bình thản như không) và kiên quyết rắn rỏi (kiểm tra giấy phép của Tnú rất kĩ) nhưngvẫn là người phụ nữ giàu tình cảm, cá tính (cảm thấy bùi ngùi khi Tnú lại phải đi ngay).
3. Kết bài
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy lại hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Hình ảnh cụ Mất và Dít tiễn Tnú lên đường đánh giặc ở cuối tác phẩm chính là sự kết tụ rất hài hòa ba vẻ đẹp ấy và lắng sâu vào lòngngười đọc.
Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Met, Dít, bé Heng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Dàn bài tham khảo:
1. Mở bài
- về các tác phẩm Đất nước đủng lên và Rừng xà nu, sách Ngữ văn 12, tập Một, đã nhận định rằng: “Có thể coi đây là những bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, là bức tranh chân thực sinh động về hai cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mĩ.Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) thật sự đã khắc họa được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên.
Ta hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật nổi bật lên trong bối cảnh hùng vĩ của Rùng xà nu: Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.
2. Thân bài
a) Nhân vật Tnú: Được tác giả khắc họa bằng nhũng nét tính cách độc đáo, giàu chất sử thi.
- Trước hết Tnú rất gắn bó với cách mạng. Từ nhỏ Tnú đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Khi bị giặc bát, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc. Sau khi vượt ngục, anh cùng cụ Mết tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mài rựa chiến đấu chống kẻ thù.
- Tnú tha thiết thương yêu bản làng. Sau ba năm chiến đấu trở về làng, anh nhớ rõ từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối, bồi hồi xúc động khi nghe tiếng chày chuyên cần, rộn rã của nhữngngười đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy rồi.
- Anh yêu thương vợ con tha thiết. Chứng kiến cảnh kẻ thù man rợ dùng cây sắt đập chết mẹ con Mai, nỗi đau thương của Tnú dâng lên tột đỉnh. Anh lao vào lũ giặc với một tiếng thét dữ dội và anh dang hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.
- Càng đau thương, Tnú càng căm thù giặc. Vợ con "bị giết, lòng căm hận biến đôi mắt Tnú thành hai cục lửa lớn.
Khi bị giặc bắt, mười đầu ngón tay Tnú bị đốt cháy, anh không kêu lên một tiếng nào (...). Răng anh đã cắt nát môi anh rồi.
Yêu thương, căm thù biến thành hành động. Tnú thét lên một tiếng... Chính nỗi đau xé lòng của Tnú đã khiến cho anh và đồng bào anh dứt khoát đứng lên tiêu diệt cả một tiểu đội giặc hung ác. Riêng Tnú ra đi xây dựng lực lượng để quyết tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác bảo vệ bản làng, giải phóng quê hương. Chính trong thực tế chiến đấu mà nhân vật vươn lên nhận thức đó, hiểu biết sâu sắc về kẻ thù và nâng lòng căm thù cá nhân lên thành căm thù chung của cả dân tộc.
b) Nhân vật cụ Mết
- Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man. Lịch sử chiến đấu của làng, qua lời kể của cụ Mết, thấm sâu vào tim óc các thế hệ. Cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng.
- Tấm lòng cụ Mết đối với cách mạng trước sau như một. Cụ đã từng nói: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Trong những năm đen tối, cụ cùng dân làng Xôman: từ thanh niên, ông già bà già, đến lũ trẻ đi nuôi và gác cho cán bộ: năm năm chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này.
- Cụ Mết là linh hồn của làng Xô Man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi. Hình ảnh ông cụ mắt sáng và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn, cất tiếng nói vang vang như một mệnh lệnh thôi thúc họ vùng lên tiêu diệt kẻ thù... thật rực rỡ như trong một trang sử thi anh hùng. “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên !”...
Từ ngày ấy, làng Xô Man trở thành làng chiến đấu. Đó là phần đóng góp không nhỏ của cụ Mết vào công cuộc giải phóng quê hương bản làng.
c) Nhân vật Dít
- Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng. Trong thời gian dân làng Xô Man chuẩn bị chiến đấu, rồi bị địch bao vây, cụ Mết và Tnú dẫn đám thanh niên vào rừng. Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Khi bị giặc bắt, Dít bị chúng bắn dọa, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đầy quanh hai chân nhỏ... đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản...
- Ngày Mai bị giặc đánh chết và Tnú ra đi, trong khi mọi người, cả cụ già, đều khóc vì cái chết của Mai và Dít vẫn lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh. Tất cả chi tiết trên thể hiện tính cách kiên cường, sức chịu đựng phi phường của Dít, biết dồn nén đau thương để nung nấu lòng căm thù. Như những người con bất khuất của làng Xô Man, Dít căm thù trên cơ sở nhận thức rõ bản chất của kẻ thù, để quyết tâm chiến đấu tiêu diệt chúng.
- Dít rất giàu tình thương yêu:
Khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thư chi bộ vừa là chính trị viên xã đội. Như ngày nào, đôi mắt Dít vẫn mở to, bình thản, trong suốt khi gặp lại Tnú. Dù trong lòng rất vui mừng, Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy về phép của anh. Rồi từ chỗ gọi Tnú là đồng chí, Dít chuyển sang gọi là anh, xưng em thật tự nhiên, như người em gái nhỏ của Mai và Tnú ngàv xưa và tỏ bày tỏ tình thân thiết: “Sao anh về có một đêm thôi? (...). Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”.
d) Nhân vật bé Heng
- Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chí mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. Làng Xô Man giờ đây trở thành làng chiến đấu, và con đường vào làng phải qua hai cái dốc chằng chịt hầm chông, hố chông ngăn chặn địch. Bé Heng đã góp phần không nhỏ vòa việc thiết lập những công sự này, nên tỏ ra rất hãnh diện.
- Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẫm, thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bai trời, sẽ phát triển đến đâu, chưa ai lường được.
3. Kết bài
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo đượm khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu rừng xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân tộc Tây Nguyên kiên cường, thì các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những lóp cây xà nu đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô Man, được khắc họa thật sinh động.
- Qua Rùng xà nu, ta hiểu biết và mến yêu thêm đất nước và con người Tây Nguyên. Họ đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chiến đấu chung để giải phóng dân tộc.