Kể lại câu chuyện con hổ có nghĩa theo lời kể của mình
Đề: Em hãy tưởng tượng cảnh hai con hổ (trong bài Con hổ có nghĩa) gặp nhau và chúng kể cho nhau nghe về con người như thế nào? Bài Làm Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra ...
Đề: Em hãy tưởng tượng cảnh hai con hổ (trong bài Con hổ có nghĩa) gặp nhau và chúng kể cho nhau nghe về con người như thế nào?
Bài Làm
Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.
Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.
Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:
- Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?
- ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi...
Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.
- Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.
Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:
“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.
Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.
- Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này...
- Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi...
Nói rồi bác gánh củi quay đi.
Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.
Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:
“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm... Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.
Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.
Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.
Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.
Nghe xong, con hổ kia nói:
- “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”