24/05/2017, 12:19

Phân tích bải Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp lan ra sáu tỉnh Nam Bộ. Đến ngày 14-2-1861, bọn chúng chiếm được cả ba xứ cần Giuộc, Tân An và Gò Công. Hai ngày sau, quân ta đánh úp giặc ở cần Giuộc trên đất Gia Định (Long An ngày nay) đốt nhà đạo, giết chết tên quan hai Pháp và một số binh lính. Sau đó giặc phản ...

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp lan ra sáu tỉnh Nam Bộ. Đến ngày 14-2-1861, bọn chúng chiếm được cả ba xứ cần Giuộc, Tân An và Gò Công. Hai ngày sau, quân ta đánh úp giặc ở cần Giuộc trên đất Gia Định (Long An ngày nay) đốt nhà đạo, giết chết tên quan hai Pháp và một số binh lính. Sau đó giặc phản công, nghĩa quân thất bại, hi sinh đến vài chục người....

 

BÀI LÀM

 

.... Lúc này, tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang nhờ Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tê để truy điệu những nghĩa quân đà liều thân vì nước. Bài văn đã lan ra tận Huế, phô biến rất sâu rộng trong nhân dân, có tác dụng khơi dậy lòng căm thù giặc và tuyên truyền, động viên quần chúng giết giặc, đuổi giặc ra khỏi đất nước.

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc từng được Tùng Thiện Vương Miên Thẩm sánh ngang với sách Quốc Ngữ của Tả Khâu Minh, thiên Quốc Thương (Sở từ) của Khuất Nguyên thời Đông Chu bên Trung Quốc. Gần đây,

nguyên thú tướng Phạm Văn Đồng cùng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã xếp Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngang với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô dại cáo của Nguyễn Trãi,

Đây là một bài văn tế viết theo thế biền ngẫu có nhịp, có đôi, có vần. Văn tế là một thể văn thường dùng để bày tỏ lòng thương cảm với người đã khuất, có nội dung ca ngợi phẩm hạnh, công đức và giải bày sự tiếc thương đau xót đối với số phận của họ.

Kết câu của một bài văn tế thường có 4 phần:

-   Lung khởi (mở đầu)                               

-   Thích thực (giảng giải miêu tả lại)

-   Ai điếu (than tiếc): giải bày nỗi niềm thương tiếc của những người còn sông.

-   Ai vãn: giải bày tình cảm và lời hứa hẹn của người đứng tế.

Trong nhiều bài văn tế hai phần sau có khi được gộp chung lại.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở đây cũng vậy, có thể chia ra làm 3 phần:

Phần 1: Câu 1 - câu 2: Tình thế hết sức căng thắng khi ấy và sự hi sinh cao quý của người nghĩa sĩ.

Phần 2: Câu 3 - câu 15: Thân thế, công đức của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 3: Còn lại: Niềm cảm phục và tiếc thương của người còn sông.

1.  Tình thế căng thẳng và sự hi sinh cao quý chống giặc thù:

Mở đầu bài văn tế sau tiếng than  ‘Hỡi ôi! ‘ quen thuộc là một tiếng khóc cất lớn lên giữa trời đất, thời thế, khóc trước linh hồn những người nghĩa sĩ nông dân sông anh dũng, chết vẻ vang:

Súng giặc đất rền: lòng dân trời tỏ (1)

Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao

Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang tợ mõ ‘. (2)

Câu 1 là một câu tứ tự tuy ngắn gọn nhưng khái quát được hai đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử và thời thế lúc bấy giờ: Giặc xâm lược có vũ khí tối tân, sức công phá dữ dội, súng nổ rền vang mật đất. Còn ta quyết tâm giữ nước chỉ có tấm lòng nói cụ thể hơn là tấm lòng yêu nươc của nhân dân.

Câu 2 tiếp đó, nhà thơ đánh giá về người nghĩa si nông dân bàng cách so sánh hai đoạn đời, hai cách sống của họ cũng là câu tứ tự đỏi với nhau rất chỉnh: Mười năm í một trận, công (giá trị vật chất) nghĩa (giá tri tinh thần), vỡ ruộng i đánh Tây; chưa chắc còn danh nổi tợ phao / tuy là mất, tiếng vang như mõ như một khẳng định mạnh mẽ làm nền để tiếp đó người nông dân xuất hiện.

2.  Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân:

Đoạn văn chủ yếu này thể hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân qua hồi ức của nhà thơ. Trước hết, họ những người nông dân lam lũ:

Cui cút làm ăn; lo toan nghèo khó (3).

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ (4).

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy... tay vốn làm quen, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ... mắt chưa từng ngó (5).

Đúng như Hoài Thanh nhận xét:  ‘Biết bao yêu thương trong một chữ cui cút ‘. Câu (3) bộc lộ tình cảm thương mến của cụ Đồ Chiểu đối với những kiếp người nhỏ nhoi cùng khổ này. Họ làm ăn cần cù vất vả, lo toan khó nhọc nhưng vẫn đói nghèo.

Tiếp thoo là câu (4), với nhiều chi tiết, nhà thơ nhằm nêu bật một điều là họ thật là thuần phát, ngoài việc đồng áng, họ không còn biết thêm một việc gì khác, nghĩa là:  ‘chí biết ruộng trâu ‘. Không gian và thế giới của họ hạn hẹp, quẩn quanh  ‘trong làng bộ ‘. Trong câu (5) liền đó, cụ Đồ đã liệt kê một loạt những công việc: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy... công việc nhiều đến nỗi tưởng như ngập cổ, ngập đầu những người nông dân bó nhỏ đáng thương này.

Trong biết bao điều  ‘chưa biết ‘ của họ, nhà thơ chỉ kể mỗi một điều:

 ‘Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ‘,  ‘Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ... mắt chưa từng ngó... ‘ để nhân mạnh là những người nông dân nghèo khổ này không hề biết việc quân, việc lính hay chiên trận binh đao cả.

Thê mà bỗng chốc họ trơ thành nghĩa sĩ, hơn nừa, lại là nghĩa sĩ anh hùng cứu nước. Quá trình phát triển này được nhà thơ thô hiện rất chân thực trong tình cảm và việc làm của người nghĩa sĩ đánh Tây:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiền vấy vá đã ba. năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cố (6).

Bữa thấy bòng bong che tráng lốp; muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen si; muôn ra cắn cô (7).

Một môi xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, dâu dung lũ treo dê, bán chó (8).

Nào đợi ai đòi, ai bát, phen này xin ra sức doạn kinh; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dôc ra tay bộ hố (9).

Tiếng phong hạc là điển tích xưa thể hiện nỗi hồi Hộp, lo sợ. Thậm chí hoảng loạn trước sự tiến công của kẻ thù. Quán Pháp hung bạo, vũ khí chúng lại tôi tân. Đại đồn Chí Hòa đã bị vỡ. Vua quan và quân lính triều đình e sợ. Người nông dân nghèo khổ cũng thố, đâu thể khác hơn.

Họ chỉ biết  ‘phập phổng ‘,  ‘trông tin quan như trời hạn trông mưa ‘. Là con dân, họ chỉ biết trông chờ vào bậc phụ mẫu của mình (quan là dân chi phụ mẫu!). Thế đấy vừa phập phồng vừa trông đợi không chỉ đối ngày ba bữa mà đen những mươi tháng vời vợi mỏi mòn...

Và tất nhiên, không thể nào khác được, người nông dân căm thù bọn cướp nước, lòng căm thù này mang đậm tính quá trình. Lúc đầu, họ chí ghét chúng là loài dị độc tanh hôi  ‘mùi tinh chiên vấy vá‘. Nhà thơ đã cụ thể hóa cái ghét ấy bằng hình ảnh so sánh:  ‘ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ ‘ đúng với tâm lí của nông dân. Dẫu sao, cái ghét lúc này vẫn còn có mức độ. Nhưng rồi do bữa bữa, ngày ngày, giặc thù hiện ra ngang nhiên như gai đâm vào mắt với  ‘bòng bong che ‘,  ‘ổng khói chạy ‘. Vốn căm ghét bọn chúng nên người nông dân chỉ thấy một màu nhức nhôi, gay gắt  ‘trắng lốp ‘,  ‘đen sì ‘. Và trạng thái của sự căm ghét đến đây cũng đã chuyển sang căm thù mãnh liệt:  ‘muốn tới ăn gan ‘,  ‘muốn ra cắn cổ ‘. Tuy vậy, sự căm thù ở đây cũng mới chỉ là cái căm thù cảm tính. Phải đến câu sau:

Một mối xa thư đồ sộ, há dế ai chém rắn đuổi hươu.

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lủ treo dê, bán chó.

Thì sự căm thù mới chính là sự căm thù lí tính. Hai vế câu 8 thật trang trọng với nhiều từ ngữ Hán Việt, điển tích, điển cố nhằm thể hiện một điều hết sức cao cả thiêng liêng đó là ý thức về sự thống nhất của TỔ quốc, về trách nhiệm trước công lí, lẽ phải. Đặc biệt với thành ngữ nôm na dân dã:  ‘treo dê bán chó ‘, Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định sự sáng suốt, tinh tường của nhân dân nói chung và người nông dân nghèo khổ nói riêng. Cái mặt nạ  ‘khai hóầ ‘,  ‘truyền đạo ‘ của giặc Pháp đã bị phá vỡ, lôi ra trọn ven cái đã tâm xâm lược của bọn chúng.

Hiểu được điều đó, người nông dân dã tự nguyện ra đánh giặc. Họ trở thành nghĩa sĩ:

Nào đợi ai đời, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng ai thèm trôn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Một loạt các động từ làm vị ngữ chỉ hành động: xin - ra sức - doạn, dốc ra tay - bộ thể hiện khí thế hào sảng, hăm hở và tự tin của người dân binh mộ nghĩa.

Rủ bùn đứng dậy sáng lòa (Nguyễn Đình Thi), hình ảnh người chiên sĩ chiên đấu trong trận công đồn được tái hiện tài tình trong các câu còn lại của đoạn 2:

Khá thương thay!

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ theo vòng ở lính diễn binh.

Chẳng qua là dân ấp, dân lăn mến nghĩa làm quân chiêu mộ (10).

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư không chờ bày bổ (11).

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ (12).

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy dạo kia, gươm deo dùng bằng lưỡi dao phay, củng chém rớt đầu quan hai nọ (15).

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bấn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có (14).

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ (15).

Một lần nữa, Nguyễn Đình Chiểu nhắc lại nguồn gốc nông dân của người nghĩa sĩ, hơn nữa, họ là người nông dân nghèo khó, là  ‘dân ấp dân lân ‘. Bởi vậy, đi vào chiến đâu, họ nào được chuẩn bị gì đâu. Không được chuẩn bị từ những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật tác chiến:  ‘Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư không chờ bày bố ‘. Họ xa lạ với việc binh đao, chưa hề luyện tập về đội ngũ:  ‘Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ theo vòng ở lính diễn binh ‘. Không phải là lính chính quy của triều đình nên họ không có cả những trang bị thô sơ nhất  ‘bao tấu ‘,  ‘bầu ngòi ‘,  ‘dao tu ‘,  ‘nón gõ ‘. Tuy thế, họ rất chủ động  ‘không chờ ‘,  ‘không đợi ‘ mà cũng  ‘chẳng nài ‘ ‘bát cơm manh áo ‘ mà đánh giặc, người nghĩa sĩ tự trang bị thô sơ nhất cho mình: Áo mặc chỉ là một manh áo vải. Vũ khí là ngọn tầm vông, lưỡi dao phay và rơm con cúi. Thế mà họ đã dũng cảm xông vào chống lại mã tà, ma ní, thằng Tây với đạn nhỏ, dạn to, có tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

Hai câu 14, 15 là bức tranh chân thực và sinh động đặc tả hình ảnh người dân binh mộ nghĩa trong phút công dồn:

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc củng như không; nào sợ thằng Tây bắn dạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu dồng súng nổ.

Hàng loạt các động từ, giới từ, hàng loạt yếu tố trùng lặp và câu văn như bị ngắt vụn ra đã tạo nên một không khí hết sức căng thẳng, quyết liệt nhể(t của trận đánh. Người đọc như hình dung được hình ảnh của người nghĩa sĩ trong tiếng súng rền vang của kẻ thù đã hăm hở xông lên nhưbão táp  ‘xổ cửa xông vào ‘,  ‘đạp rào lướt tới‘... họ chống đỡ, công thủ

mọi nơi, mọi hướng  ‘hè trước, ó sau ‘,  ‘đâm ngang ‘,  ‘chém ngược ‘. Xem thường súng, đạn tối tân của lũ giặc, họ xông xáo lập nên bao chiên công vang dội  ‘đốt xong nhà dạy đạo kia ‘,  ‘chém rớt đẩu quan hai nọ ‘,

Như vậy, bằng lốì dùng các từ ngữ diễn tả hoạt động nhanh, mạnh, dứt khoát, với một giọng văn hăm hớ, dồn dập và với các tình tièt chân thực, sinh động, Nguyễn Đình Chiểu dựng lên một hình tượng người nghĩa sĩ nông dân lam lũ mà cao đẹp, bình thường mà vĩ đại. Đây là hình tượng người nông dân vào loại đẹp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay.

3.    Tấm lòng của nhà thơ:

Đến đây, giọng văn hùng tráng chuyển sang xót xa, đau đớn, nhà thơ cảm thương người nông dân nghĩa sĩ anh hùng đã hi sinh trong trận đánh ở Cần Giuộc.

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ. (16)

Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thấy; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ. (17)

Sự hi sinh ở đây tuy là một bi kịch nhưng lại là một bi kịch cao cả, thiêng liêng được thế hiện bằng những hình ảnh trang trọng như da bọc thấy, gươm hùng treo mộ, xác phàm vội bỏ... Nỗi buồn thương về sự hi sinh ấy bao trùm cả không gian từ con người già trẻ đến cả cỏ cây trời đất:

 ‘Đoái sông Cần Giuộc, có cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ ‘.

Đúng như Hoài Thanh nhận xét:  ‘Hàng trăm năm sau, chúng ta dọc Nguyễn Đình Chiểu, có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng trang giấy ‘. Lúc ấy chính là lúc này đây. Quá đau thương vì mất mát, có phút nhà thơ đã mềm lòng lấy làm tiếc cho sự ra đi kia, nhưng liền đó ỏng sực tỉnh và hiểu ra trách nhiệm về sự mất mát lớn lao phải trút vào giặc Pháp vào lũ vua quan hèn nhát và cả bọn việt gian bán nước cầu vinh:

Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở ainơi, mắc mớ chi ông cha nó. (20)

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui dồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió? (21)

Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn dộc, thấy lại thêm buồn; sổng làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. (22)

Nguồn:
0