Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo
ĐỀ: Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao hãy nói rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm này. BÀI LÀM Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Chính truyện ngắn này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu các nhà văn hiện thực phê phán giai ...
ĐỀ: Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao hãy nói rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm này.
BÀI LÀM
Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Chính truyện ngắn này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 — 1945. Trước khi Chí Phèo ra đời đã có hàng loạt tác phẩm hiện thực viết về người nông dân bị áp bức, bóc lột đương thời mà tiêu biểu là Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Nhưng khi viết Chí Phèo, quả thật là Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Mà một trong những sáng tạo độc đáo của Nam Cao là xây dựng nhân vật hình tượng Chí Phèo.
Chí Phèo sinh ra đã là một đứa trẻ vô thừa nhận. Một buổi sáng, một anh đi thả ống lươn bắt gặp đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bén cái lò gạch bỏ không. Anh ta đem về cho một người đàn bà góa mù. Người này bán hắn cho một bác phó cối không con. Mặc dù bị mua đi bán lại, nhưng ít ra tuổi thơ của Chí Phèo cũng còn được sông trong bàn tay cưu mang của người lao động. Khi đến tuổi trưởng thành, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà bá Kiến. Có thế nói khởi điểm cuộc đời Chí Phèo là một con người lương thiện. Nhưng vì sao từ một con người hiền lành, nhút nhát và có lòng tự trọng. Chí Phèo lại trở thành một ke đâm thuê chém mướn, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Nguyên nhân của sự tha hóa là sự ghen tuông của bá Kiên. Hắn đã bò tù Chí Pheo với một lí do hết sức tầm thường là ghen với anh canh điền hiền lành, khỏe mạnh nhưng lại được lòng bà Ba. Nếu như sự ghen tuông của bá Kiến là sự khởi đầu thì nhà tù thực dân phong kiến là bước tiếp theo nhào nặn Chí Phèo trở thành một con người biên chất, tha hóa. Lúc bước chán vào nhà tù, Chí Phèo chỉ là một anh chàng nông dân hiền lành, ngờ nghệch. Nhưng lúc ra khỏi nhà tù, hắn đã trỞ thành một con người khác hẳn - khác từ cái vỏ bề ngoài cho tới tính cách bên trong. “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá, cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mật thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trong gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trố rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay củng thế! Trông gớm chết”. Sự thay đối về ngoại hình này chỉ là bước đầu tiên đổ Nam Cao miêu tả sự biên đổi, tha hóa bên trong Chí Phèo, “hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa dến xế chiều”.
Cuộc đời của Chí Phèo cứ say tràn từ cơn này sang cơn khác. Chí gây sự với cha con bá Kiến, đội Tảo, nhưng Chí Phòo cũng dọa đốt quán bà hàng rượu và đem tai họa đến cho nhiều người dân vô tội khác. Lý giải quá trình biến chất này của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã chí ra được nguyên nhân chính: Đó là do những kẻ như bá Kiến, và sâu xa hơn, là xã hội thực dân phong kiến gây nôn. Chí vừa là nạn nhân khốn khô của bọn cường hào, địa chủ vừa là “con quỷ dữ" đối với nhân dân làng Vũ Đại. Chí Phèo sông cô độc giữa làng, trong sự ghê rợn xa lánh của toàn thể loài người, trong những thành kiên nặng nề của xã hội. Chí Phèo tức tối, đau khổ không ai biết, Chí Phèo chửi bới, kêu làng chẳng ai nghe. Chúng ta tưởng rồi Chí Phèo sẽ sông và chết đi trong cái hoang mạc cô đơn của chính mình. Thế nhưng thị Nở đã xuất hiện và mang đến tình vêu. Sự xuất hiện của thị Nở như một tia chớp làm sáng lên cuộc đời tăm tôi dằng dặc của Chí Phèo. Và chính thị Nở đã vựt Chí Phèo đứng dậy từ vực sâu của sự tha hóa. Thật bất hạnh cho một người con gái nêu như sinh ra trong đời đã không là một cô gái đẹp. Và nhân vật thị Nở lại càng bất hạnh hơn khi thị Nở chẳng có gì ngoài ba thư nghèo, xấu, ngán ngơ. Ba điều ấy như ba mặt của một lô cốt hình tam giác mà Nam Cao đã nhốt chặt nhân vật thị Nở vào trong đó. Nhưng bên trong cái xấu xí ấy là cả một tấm lòng biết cảm thông và chia sỏ. Lòng tốt và sự cảm thông của thị Nở tuy rằng không thể làm thay đổi một số phận nhưng cũng đã cứu được tâm hồn một con người.
Và môi tình Chí Phèo - thị Nở là một môi tình rất mực trần trụi nhưng cũng rất thực lãng mạn. Trần trụi bới vì họ là hai con người sống tận đáy xã hội, đều bị xã hội miệt thị và khinh ré như nhau. Ban đầu họ đến với nhau chỉ đơn thuần là do nhu cầu xác thịt, do nhu cầu của bản năng tầm thường và sự gặp gỡ ấy chỉ là sự gặp gỡ giữa hai thế xằc, hai c.on thú. Nhưng nếu như chỉ có hiện thực trần trụi ấy thôi thì Nam Cao đã không còn là Nam Cao và môi tình này cũng không có gì đáng nói. Dưới ngòi bút tưởng chừng như cười cợt, tàn nhẫn của tác giả là cả một tấm lòng nhân đạo. Đó là tình yêu thương chân chính rất được ông cảm thông và bênh vực. Thực ra, trong giai đoạn văn học 1930 - 1945 có nhiều mối tình rất đẹp nhưng nghiêm chỉnh mà nói thì có mối tình Chí Phèo - thị Nở là môi tình đẹp nhất, ở những mối tình khác, trai gái trao cho nhau sự sống tinh thần đã có sẵn. Còn ở môi tình này, họ đã trao cho nhau sự sông được chắt chiu từ cõi chết, từ đám rong rêu gỗ mục của một đời thống khố mênh mông này.
Sau đém gặp gỡ với thị Nở, Chí Phèo cầm thấy bâng khuâng mơ hồ buồn và lắng nghe những âm thanh của cuộc sống. Nếu như lâu nay say vô tận, “có lẽ chưa bao giờ tỉnh táo để nhỞ rằng có hắn ở trên đời” thì sáng nay lần đầu tiên hắn đã tỉnh táo. Và hắn tỉnh táo để nhìn lại cuộc đời mình. Từ những ngày xưa rất đổi xa xôi, đến hiện tại đáng buồn và nhất là tương lai chắc chắn sẽ là “đói rét, ốm đau và cô độc”. Lần đầu
tiên Chí Phèo đốì diện với chính mình và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của bản thân. Và bát cháo hành bình dị mà thị Nở đem đến đã có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Chí. Nó đã góp phần đánh thức tâm hồn Chí Phèo, giúp Chí Phèo trở lại đúng bản chất của mình, trở lại là một anh canh điền trong sáng, lương thiện năm xưa. “Đó là cái bản tính thường ngày bị lấp đi”. Hắn ao ước được làm người, được vào địa hạt những tương giao nhân loại, được trở về với cuộc sống như mọi người.
Nhưng cánh cửa cuộc đời đã đóng chặt, không cho Chí Phèo trở lại làm người. Xã hội - qua thái độ của bà cô thị Nở và của cả thị Nở nữa đã quá phũ phàng cự tuyệt khát vọng làm người của Chí Phèo. Con đường sông lương thiện mà Chí Phèo tưởng như đã trải ra trước mắt mình thực ra không hề có. Nó cũng như cái mặt hồ ảo ảnh trong sa mạc mênh mông một buổi trưa nắng cháy đối với người lữ hành đang khát nước. Và Chí Phèo đã kết thúc bi kịch cuộc đời mình khi vác dao đến đâm chết bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước đây để sông thì Chí phải từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ dữ. Đến khi ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn trở về thì lại phải thủ tiêu cuộc sống của mình. Có thể nó đã chết ngay trên ngưỡng cửa trở về sự sông.
Trong trạng thái chập chờn say tỉnh, chưa nhận thức được ngay kẻ thù của mình. Những người đầu tiên mà Chí nghĩ đến đã là bà cô thị Nở và thị Nở - kẻ trực tiếp gây nên sự đổ vỡ của môi tình. Nhưng trên con đường dẫn đến nhà thị Nở, điều gì đã khiến Chí Phèo rẽ vào nhà bá Kiên? Có người lí giải hành động này chỉ là sự quon chân của Chí Phèo. Nhưng thực ra không hẳn vậy. Trong trạng thái chập chờn say tỉnh đã từng bước lần ra đầu mối của vấn đề. Đối mặt với bá Kiến, Chí dõng dạc: “Tao muôn làm người lương thiện”. Hai chữ “lương thiện” thót ra từ cửa miệng của Chí Phèo với biết bao nỗi niềm và tâm trạng đau đớn. Nó vừa là niềm khát khao đòi hỏi, đồng thời cũng là tiếng kêu đầy tuyệt vọng. Và động lực thúc đẩy giết bá Kiến không trực tiếp từ bi kịch tha hóa mà từ bi kịch bị cự tuyệt quyền được làm người lương thiện, từ nỗi đau khổ vì đã biết ý thức về nhân phẩm của mình. Cái chết của Chí Phèo ít nhiều mang một ý nghĩa giai cấp và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó là bản cáo trạng bọn địa chủ cường hào gian ác và luận tội cả chế độ xà hội tàn bạo đen tối, xã hội thực dân phong kiến.
Tác phẩm Chí Pheo của Nam Cao được dư luận đánh giá cao chính là ở giá tri hiện thực của nó. Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh một cách sâu sắc hiện thực xà hội Việt Nam những năm 1940 -1945 và thực trạng đời sống người nông dân Ở những năm đen tối, ngột ngạt nhất.
Giá trị nhân đạo của Chí Phèo được nhà văn thê hiện với một bút pháp hết sức độc đáo, khác hẳn với các nhà văn đương thời. Đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, người đọc dỗ dàng cảm nhận được những rung cảm, xót thương của nhà văn trước sô phận của các nhân vật. Nhưng với Chí Phèo của Nam Cao thì khác hẳn.
Ngòi bút của Nam Cao ở đây thật sắc sảo, lạnh lùng, đối lúc cười cợt, thậm chí có khi phũ phàng đối với nhân vật của mình. Nhưng thật ra đây chỉ là cảm giác bên ngoài. Đọc kĩ lại tác phẩm, ngẫm nghĩ sâu hơn vào cuộc đời, số phận nhân vật của Nam Cao, chúng ta mới thấu hiểu được tấm lòng nhân đạo rất mực sâu sắc và lớn lao của nhà văn. Nội dung nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo mang tính triết lí cao. Nó đã đật ra một vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc: đó là tình trạng nhân tính con người đang bị chà đạp, bị biến chất. Số phận đau khổ của Chí Phèo không phải là cá biệt và sự biến chất, tha hóa của Chí Phèo là do xã hội thực dân phong kiến gây ra. Với tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thỉnh lên một tiếng chuông báo động, lưu ý mọi người về cuộc sống của một tầng lớp người cùng khổ nhất trong xã hội.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sông trên đời này cần có một tấm lòng”. Một tấm lòng để gió sẽ cuốn đi, ra sông, ra bể, lên núi, xuống vàng và rồi ở đâu cũng cảm nhận được “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”. Thật vậy, Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo với tất cả tấm lòng nhân đạo và niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ. Và người đọc hôm nay đã hiểu thêm về thân phận con người trong xã hội cũ, từ đó càng thêm trân trọng và bảo vệ những gì hạnh phúc của mình đang có được. Chí Phèo mãi mãi là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945.