Bài văn phân tích nhân vật chí phèo cực hay
ĐỀ: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. ''Chí Phèo là người nông dân vốn hiền như đất, biết tự trọng, biết khinh cái đáng khinh, có những ước mơ thật bình dị...'' BÀI LÀM Viết Chí Phèo, Nam Cao muốn ném ra giữa cuộc đời một thằng cùng hơn cả ...
ĐỀ: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. ''Chí Phèo là người nông dân vốn hiền như đất, biết tự trọng, biết khinh cái đáng khinh, có những ước mơ thật bình dị...''
BÀI LÀM
Viết Chí Phèo, Nam Cao muốn ném ra giữa cuộc đời một thằng cùng hơn cả dân cùng, điển hình cho những nỗi khốn khổ, tủi nhục của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến. Chí Phèo không cha không mẹ,
không họ hàng thân thích, không một tấc đất cắm dùi... Một con số không to tướng trùm lên cuộc đời khôn khổ của Chí. Mới đẻ ra, Chí đã bị vứt bên một cái lò gạcli cũ bỏ không, trở thành món hàng mua bán. Suốt quãng đời từ thuở còn thơ bơ vơ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ đến tuổi thanh niên làm canh điền cho ông lí Kiến, Chí Phèo phải làm thân trâu ngựa của người cố nông lao động cực khổ ở nông thôn. Chỉ vĩ một chuyện ghen tuông vớ vẩn, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào nhà tù, chấm dứt quãng đời sống lương thiện cúa. Sau bảy, tám năm đi biệt tăm biệt tích, khi trở về làng, Chí Phèo đã thay đổi hoàn toàn. Từ tính cách, cử chỉ, hành động đến diện mạo bên ngoài trông đặc như thằng săng đá.
Chí Phèo là người nông dân vốn hiền như đất, biết tự trọng, biết khinh cái đáng khinh, có những ước mơ thật bình dị. Thế nhưng xã hội cũ đã xô đẩy Chí Phèo vào hoàn cảnh không được sông như bản chất, như điều mình mong muôn: là một người lương thiện mà phải sông bất lương, là người lao động chân chính mà phải bỏ đi ăn cướp, muốn sông thân thiện với mọi người mà lại đi phá hoại hạnh phúc của những người dân lành... Bị tên cường hào cáo già bá Kiến lợi dụng, Chí phèo đã thực sự trở thành công cụ lợi hại trong tay giai cấp thông trị. Để tồn tại, Chí Phèo phải làm cái nghề rạch mặt, ăn vạ, cướp giật, la làng, phải bán cá diện mạo và linh hồn của mình. Không phải là mua đứt bán đoạn mà là “bán dần, bán lẻ” mỗi lần lấy dăm ba hào chỉ hết sức rẻ mạt. “Bản chất của phương pháp hiện thực - B.Xuskôv nhận định - linh hồn của nó, cốt tủy của nó là sự phân tích xã hội”. Nam Cao, trong thiên truyện vừa nối tiếng này, sau đoạn ở đầu miêu tả cảnh Chí Phèo say khướt vừa đi vừa chửi, đã tiến hành phân tích, giải thích truy tìm nguyên nhân xã hội đã xô đẩy người nông dân vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Chính nhà tù thực dân, sự áp bức bóc lột nặng nề, thủ đoạn thống trị độc ác và nham hiểm của giai cấp thông trị, những thành kiến, định kiến tồi tệ và thái độ hắt hủi, nhục mạ của những người xung quanh đã đấy Chí Phèo càng ngày càng xa dần đồng loại của mình, trở thành một con vật lạ, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đẻ ra anh cố nông Chí Phèo hiền lành như đất là một người đàn bà tội nghiệp, khôn nạn nào đó đã lén vứt con ở cái lò gạch cũ. Còn đẻ ra thằng lưu manh Chí Phèo chuyên nghề rạch mặt ăn vạ là cả cái xã hội thực dân phong kiến đầy bất công, vô nhân đạo.
Trong làng Vũ Đại, không chỉ một mình Chí Phèo bị xô đẩy vào con đường tội lỗi. Cuộc đời thê thảm của những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo nối tiếp nhau hiện ra trong tác phẩm như những hiện tượng ám ảnh về một sự thật tàn nhẫn tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn. Và hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra ở đầu, lại tái hiện ở cuối tác phẩm như một thủ pháp trùng lặp góp phần khái quát một hiện tượng phổ biến đến mức đã trở thành quy luật khủng khiếp của cuộc đời cù: chừng nào còn chế độ bất công, vô nhân đạo thì chừng ấy còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo. Giá trị hiện thực sâu sắc, sự khái quát cao độ, sức mạnh phê phán độc đáo của Chí Phèo trước hết bộc lộ sự khám phá, phát hiện và phân tích sâu sắc, thỏa đáng quy luật nghiệt ngã đó trong xã hội thực dân phong kiến.
Trong con mắt dân làng Vũ Đại, Chí Phèo là thằng không cha, chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ. Tất cả dân làng đều sợ hắn, và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua. Khi Chí Phèo chửi bới, la làng, người ta mặc thấy cha nó, không ai cần động dạng, không ai thèm lên tiếng. Đáp lại hắn chỉ có lũ chó cắn xao lên trong xóm.
Có biết bao nhiêu thế lực xô đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi Nhưng suốt hơn chục năm trời kể từ khi ra tù về sông Ở làng Vũ Đại, không hề có một cơ may nào, chăng có một bàn tay nào thân thiện chìa ra dắt Chí Phèo trở về cuộc sống lương thiện. Ta hiệu vì sao khi gặp thị Nở, Chí Phèo bấu víu lấy thị, như kẻ sắp chết đuôi dồn mọi sức lực cố bám chặt lấy chiếc phao nhỏ mong manh. Khi bị thị Nở trút vào mặt tất cả những lời thậm tệ của bà cô, Chí Phèo ngẩn người, ngẩn mặt, vậy mà tâm trí chưa hết ám ảnh bởi cái hơi cháo hành của thị. Lúc thị Nở vùng vằng bỏ ra về, Chí Phèo sửng sốt, đứng lên gọi lại, rồi đuổi theo thị nắm lấy tay. Nhưng mọi cố gắng của y đều bất lực. Cái hi vọng được chung sông với thị Nở, và sâu xa hơn, được quay về với cuộc sống lương thiện như ngọn lửa nhỏ vừa mới le lói, đã bị cuộc đời dội nước lạnh làm cho tắt ngấm. Chí Phèo lâm vào bi kịch của một kẻ bị cự tuyệt quyền làm người. Tuyệt vọng, Chí Phèo lại uống rượu, nhưng càng uống càng tinh ra. Càng uông càng buồn hơn. Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Cái bi kịch của Chí Phèo, qua ngòi bút của Nam Cao, đã đạt tới cung bậc tột cùng bi thảm.
Chí Phèo chứng tỏ biệt tài miêu tả phân tích tâm lí của Nam Cao. Quá trình vận động của tính cách Chí Phèo, từ một kẻ lưu manh chuyên sông bằng nghề rạch mặt ăn vạ đến khi khao khát trở lại làm người lương thiện được Nam Cao miêu tả hết sức sinh động như một quá trình tự vận động của tính cách. Bước ngoặt tâm lí tính cách này hết sức bất ngờ, đột ngột nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nội tại của tính cách Chí Phèo. Nam Cao cắt nghĩa: cái thiện chính là cái bản tính của Chí Phèo ngày thường bị che lấp đi. Vả lại trận ốm thay đổi hẳn về sinh lí, củng thay đổi cả tâm lí nữa. Lần đầu tiên cảnh tỉnh sau những cơn say triền miên Chí Phèo cảm thấy sợ sự cô độc còn đáng sợ hơn cái đói rét và ốm đau. Trong tình cảnh như vậy, sự chăm sóc chân tình của thị Nơ đã làm cho Chí Phèo thực sự cảm động. Đó là tác động cuối cùng góp phần tạo nên sự biến đổi tính cách của Chí Phèo, giông như giọt nước cuôl cùng làm tràn đầy cốc nước. Như vậy, qua ngòi bút Nam Cao, sự biến đối tính cách của Chí Phèo, là động tác tông hợp của nhiều nguyên nhân chứ không đơn thuần chỉ do ảnh hưởng của tấm lòng thị Nở.
Quá trình chuyển biến tính cách của Chí Phèo cũng chính là quá trình Chí Phèo tự ý thức bi kịch bị cự tuyệt quyền làm con người của mình, tự
nhận thức được đứa chết mẹ nào đã đẻ ra mình. Quá trình thức tỉnh ấy đã dân tới hành động Chí Phèo: vác dao đến nhà bá Kiến, chỉ tay vào mặt hắn và lớn tiếng đòi quyền lương thiện. Chí Phèo đã vung dao đâm chết kẻ thù và cũng tự kết liễu đời mình. Cái vụ án không ngờ và cái kết cục bất ngờ hết sức thê thảm ấy của cuộc đời Chí Phèo là tất yếu. Bởi vì, khi nhân tính đã trở về, Chí Phèo không thể chấp nhận cuộc sống thú vật nữa. Nhưng, đồng thời Chí Phèo cũng ý thức sâu sắc hoàn toàn tuyệt vọng của mình trên con đường trở lại làm người: “Ai cho tao lương thiện!... Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chính quá trình tự nhận thức, tự ý thức của nhân vật đã tạo nên chiều sâu tâm lí trong tác phẩm của Nam Cao.
Qua ngòi bút Nam Cao, thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của những “con người nhỏ bé”, những kẻ khôn khổ tủi nhục nhất, té ra là cả một vũ trụ bao la! Trong quan niệm của Nam Cao, chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh hồ dễ Có thể kéo Chí Phèo trở về cuộc sống lương thiện. Và ông đã chăm chú theo dõi những biểu hiện tinh tế, nhỏ nhặt nhất, những rung động hòa hợp cùng một nhịp trong Những tâm hồn tưởng chừng đã bị cuộc đời làm cho khô héo, tàn lụi, thậm chí đã bị hủy hoại hoàn toàn. Sau lần gặp nhau vào cái đêm trăng sáng hơn mọi đêm, trăng rắc bụi bên sông, và sông gạn biết bao nhiêu vàng ấy. Chí Phèo cứ vơ vẩn mãi, còn thị Nở trở về nhà lên giường định ngủ, nhưng thị thấy không buồn ngủ, và thị cứ lăn ra lăn vào. Suốt mấy đêm, cả Chí Phèo, cả thị Nở đều ngây ngất sống trong cái men say của tình yêu. Tỉnh dậy, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuối cá. Cái ước mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải tự xa xưa chắp cánh bay về... và thị Nở như có chiếc đũa thần chạm vào bỗng trở thành người đàn bà có duyên, cũng biết lườm, biết e lệ, biết thẹn thùng theo kiểu cách riêng của thị. Nghe hai tiếng vợ chồng, thị thấy ngường ngượng mà thinh thích. Nam Cao đã nhận ra cái điều mong muốn âm thầm của người đàn bà xấu đến mức ma chê quỷ hờn và bị người đời tránh như tránh một con vật nào rất tởm này. Có thể nói, cùng với việc lên án gay gắt những thành kiến, định kiến tồi tệ, những sự nhục mạ danh dự và phẩm giá con người, chính việc phát hiện ra cái phần người còn sót lại trong một kẻ lưu manh, miêu tả những rung động trong sáng của những tâm hồn tưởng chừng như đã bị cuộc đời làm cho cằn cỗi, u mê đã làm cho Nam Cao trở thành một trong số những nhà văn nhân đạo lớn nhâ"t trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Vẫn còn tồn tại ý kiến cho rằng Chí Phèo được viết dưới ảnh hưởng của A.Q chính truyện. Song trong thực tế, khi Nam Cao viết Chí Phèo (T940) thì thiên truyện vừa nổi tiếng của Lỗ Tấn chưa được dịch ra tiếng Việt. Và Nam Cao, theo sự làm chứng của nhà văn Tô Hoài - người bạn gần gũi của ông - còn chưa biết tới tác phẩm đó. Nhưng sự gần gũi, giông nhau cua những xung đột cuộc sống là không thể nghi ngờ. Trong những tác phẩm viết về nông dân, Chí Phèo là một hiện tượng nổi bật, kết tinh những thành công của Nam Cao trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.