24/05/2017, 12:20

Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo

ĐỀ: Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. BÀI THAM KHẢO CUỘC ĐỜI CHÍ PHÈO Cuộc sống lương thiện nghèo khó: Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, là một đứa con hoang. Được dân làng nuôi. ...

ĐỀ: Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

BÀI THAM KHẢO CUỘC ĐỜI CHÍ PHÈO

Cuộc sống lương thiện nghèo khó:

Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, là một đứa con hoang. Được dân làng nuôi. Chí Phèo lớn lên như một loài cây dại, tuổi thơ hết đi ở nhà này lại đi ở cho nhà nọ, tuổi thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù.

Bị tha hoá:

Sau bảy, tám năm biệt tích, Chí Phèo trở về làng, hoàn toàn biên đổi nhân hình lẫn nhân tính, chuyên đập đầu, rạch mặt để ăn vạ và dâm chém người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Anh hoàn toàn bị tha hóa, sông triền miên trong những cơn say, không ý thức được hành động và cuộc sống của chính mình.

Rơi vào bi kịch và vùng lên để thoát khỏi bi kịch:

Cho đến khi Chí Phèo gặp thị Nở trong một cơn ốm và anh được thị Nở chăm sóc. Tình cảm chân thật của thị Nở đã khơi dậy được ý thức và lương tâm của Chí Phèo. Anh nghĩ rằng thị Nở cảm thông với mình thì người khác cũng có thể chấp nhận mình, nên mong được làm hòa với mọi người. Bản chmt tốt đẹp của người lao động trong Chí Phèo vốn tiềm tằng, nay có cơ hội tỉnh thức, anh muốn làm người lương thiện.

Chí Phèo lại rơi vào bế tắc và thảm kịch xảy ra:

Chí Phèo tha thiết muôn trở về với mọi người, nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi và xa lánh anh, thị Nở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Anh lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng và bỗng nhận ra kẻ đã cướp quyền làm người của mình là bá Kiến, thảm kịch xảy ra: anh đâm chết bá Kiến rồi tự sát.

THA HÓA VÀ QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA CHÍ PHÈO

Tha hóa là hiến đổi thành cái khác:

Trong truyện Chí Phèo, tình trạng con người bị tha hóa có thể hiểu hai phương diện. Một là không được sông như bản chất người của mình: Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện mà phải sông như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hai là những sản phẩm do mình tạo ra lại trở thành xa lạ, thậm chí thù địch với chính mình: những người nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nôn làng Vũ Đại cần lao và lương thiện, nhưng cái làng ấy không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét và sợ hãi anh (khi Chí Phèo chết, cả làng cảm thấy mừng rỡ).

Chí Phèo tuy bị tha hóa từ lâu, nhưng trước khi gặp thị Nở đã khơi dậy ý thức được tình trạng tha hóa của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đời sống nội tâm của anh.

Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo.

Nỗi thông khỏ đó không phải là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích... mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát cả bộ mật người, cướp đi linh hồn người, phải sông kiếp sông tôi tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗi thông khổ của cá thể sinh ra là người nhưng lại không dược làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng ]ji thảm này được tác giả chứng minh trong đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng. Chí Phèo vẫn như cảm thấy thấm thìa “nông nỗi” khôn khố của thân phận mình. Anh chửi trời, chứi

đời rồi lại chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng chửi thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chi Phèo. Không ai chữi lại anh vì rất đơn giản là không ai coi anh như một con người.

Hơn nữa, con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo, bị chặn đứng lại:

Bà cô của thị Nở dứt khoát không cho cháu bà đâm đầu lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Bà ta cũng giống như mọi người quen coi Chí Phèo là “con quỷ dữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con người không được nhận làm người. Ngay trong phút giây tuyệt vọng đó, anh xách dao đến nhà bá Kiến, không chỉ vì say mà chủ vếu chỉ vì lòng căm thù vẫn âm ĩ lâu nay trong đầu óc u tôi của anh giờ đây đã bừng lên. Những lời lõ cuối cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đau đớn đó: “Tao muốn làm người lương thiện... Không dược! Ai cho tao lương thiệnĩ Làm thế nào cho mất dược những ưết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện dược nữa. biết không!”. Sau khi đâm chết bá Kiến, Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Thế là trước đây, để bám lấy sự sông, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo lại phải tự hủy diệt cuộc sống của mình.

GIÁ TRỊ TỐ CÁO HIỆN THỰC

Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, dần dần bị tha hóa. Hờn ghen vớ vẩn, lí Kiên đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết chết phần “người” trong con người Chí Phèo, biến Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm này đầy ngụ ý: biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp bố”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thê hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sông hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bi đây vào con đường lưu manh, tội lỗi.

Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Nguồn:
0