24/05/2017, 12:19

Phân tích tác phẩm Đời thừa của Nam Cao cực hay

Trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, Trăng sáng được xem như bản tuyên ngôn nghệ thuật của nhà vãn. Hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng có điều là quan điếm nghệ thuật của nhà văn lớn luôn suy nghĩ về ‘sổng ‘ và ‘viết ‘ trong suốt cuộc đời cầm bút đó lại được ông phát biểu tương đối hệ thông, ...

Trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, Trăng sáng được xem như bản tuyên ngôn nghệ thuật của nhà vãn. Hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng có điều là quan điếm nghệ thuật của nhà văn lớn luôn suy nghĩ về ‘sổng ‘ và ‘viết ‘ trong suốt cuộc đời cầm bút đó lại được ông phát biểu tương đối hệ thông, thể hiện một chiều sâu và tầm vóc bất ngờ, là trong Đời thừa chứ không phái Trăng sáng...

BÀI LÀM

 

... Nếu trong Trăng sáng, Nam Cao phê phán rất thấm thìa, rất hay, thứ nghệ thuật lãng mạn thoát ly, coi đó là  ‘ánh trăng giả dối ‘, và chủ trương nghệ thuật chân chính phải trở về đời thực, thì trong Đời thừa, ông còn phê phán cả thứ  ‘tả chân ‘ hời hợt,  ‘chỉ tả dược cái bề ngoài xã Hội ‘. Nhà văn Hộ có ý kiến đích đáng về cuốn sách Đường về của một người bạn sắp dịch ra tiếng Anh:  ‘Cuốn  ‘Đường về‘ chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tá được cái bề ngoài của xã Hội. Tôi cho là xoàng lắm! ‘ Xu hướng  ‘tả chân ‘ chỉ được hiểu là  ‘tả... chân ‘, là viết về những cái thực. Phần nhiều tiểu thuyết phong tục thịnh hành khi đó  ‘chỉ tả được cái bề ngoài của xã Hội, là thuộc loại tả chân đó ‘. Đến Nam Cao, Ý thức nghệ thuật của xu hướng hiện thực sâu sắc, mới mẻ hơn. Nhà văn không chỉ đối lập thứ văn chương  ‘giả dối ‘ với văn chương chân thực, mà còn phân biệt đối lập thứ  ‘chân thực ‘ bề ngoài với sự chân thực có chiều sâu của nghệ thuật chân chính.

Ý kiến của Nam Cao về  ‘một tác phẩm thật giá trị ‘,  ‘thật là một tác phẩm hay ‘ cho thấy tư tưởng nghệ thuật của nhà văn có một tầm vóc bất ngờ:

 ‘Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là  ‘một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đáu, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn ‘.

Những lời lẽ dường như  ‘bốc dồng ‘ của nhân vật Hộ giữa đám bạn văn xung quanh cốc bia ấy lại là một tuyẻn ngôn nghệ thuật hàm súc, rất đỗi sâu sắc và tiến bộ, thuộc vào những tuyên ngôn nghệ thuật  ‘hay ‘ nhất bây giờ, và giờ đây vẫn còn làm người ta sững sờ... Làm sao mà trong cái bôi cảnh xã Hội thuộc địa đang khủng hoảng hỗn loạn khi đó, có chiến tranh phát xít, bắt bớ, chết đói... các nhà văn cũng đói vàng cả mắt, thị trường vàn chương thì là cái chợ trời bày la liệt hàng thật hàng giả đủ thứ bát nháo, lại có anh nhà văn tỉnh lẻ, hầu như vô danh đang ốm yếu thất nghiệp và có cái gia đình lôi thôi lếch thếch... là Nam Cao ấy, có thể có những suy nghĩ về nghệ thuật nghiêm túc, tâm huyết, có tầm cỡ như thế. Nam Cao đã nói đến điều cốt lõi nhất làm nên giá trị đích thực chân chính phải thấm đượm lý tưởng nhân đạo lớn lao: mang giá trị nhân loại phổ biến, phải đề cập tới những gì liên quan đến vận mệnh con người, vừa mang  ‘nỗi đau nhân tình ‘, vừa khơi gợi niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn để vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp... Văn chương  ‘làm cho người gần hơn ‘ - tư tưởng ấy đã gặp Sê-khốp: văn học  ‘hòa giải con người với con người‘. Đẹp đẽ, lớn lao biết bao một tư tưởng như thế.

Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu rất hay, rất gan ruột về yêu cầu tìm tòi, khám phá của cái nghề sáng tạo là vãn chương:  ‘Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu dưa cho. Văn chương chí dung nạp dược những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những gì chưa có... ‘. Và để cho nhân vật Hộ mỗi khi đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên tên mình, được viết ra một cách vội vàng, cẩu thả, lại  ‘đỏ mặt ‘, xấu hổ,  ‘cau mày nghiến răng, vò nát sách ‘ và tự mắng mình như  ‘một thằng khốn nạn (...) một kẻ bất lương (...) đê tiện. ‘ Nam Cao đã ra nghiêm khắc đến thế nào trong yêu cầu đối với lao động văn học, đối với lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút.

Có thể nói, hơn bất cứ ở đâu, truyện ngắn Đời thừa cho thấy đầy đủ nhất chẳng những quan điểm nghệ thuật mà còn toàn bộ chất người của Nam Cao, một nghệ sĩ lớn, một trái tim lớn.

Đời thừa không có một cót truyện đầy kịch tính và những tình tiết éo le, li kỳ, không có những nhân vật mà diện mạo, ngôn ngữ, hành vi độc đáo đọc một lần nhỞ mãi... Tức là truyện không mấy hấp dẫn ở bề ngoài. Song không thể không cho rằng đây là một truyện ngắn rất hay, thuộc loại xuất sắc, chứng tỏ một tài năng đã rất chín của tác giả.

Là người đòi hỏi rất cao về việc luôn đổi mới, sáng tạo trong văn chương. Nam Cao đã đem lại sự cách tân to lớn, sâu sắc trong văn xuôi Việt Nam đang trưởng thành nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa. Có điều là mặc dù đổi mới táo bạo, truyền của Nam Cao lại không hề có dáng vẻ tân kỳ, độc đáo gì đặc biệt ở ngoài; mà thường rất mực dung dị tự nhiên, hết sức gần với đời sống thực bình thường hàng ngày xung quanh. Song đó là sự dung dị tự nhiên chỉ có thể có ở một cây bút già dặn bậc thầy.

Cốt truyện Đời thừa khá đơn giản, có thể nói là xoàng xĩnh. Chuyện diễn ra một một không gian hẹp: hai vợ chồng tiểu tư sản, có va chạm vì cảnh nghèo, nhưng không có gì gay gắt và không gây biến cố đáng kể gì... Song từ những chuyện dường như tầm thường trong sinh hoạt gia đình hằng ngày ấy, nhà văn đã đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa xã Hội, nhân sinh to lớn, sâu sắc, có sắc thái triết học. Vừa là những cảnh đời rất thực, rất quen thuộc, vừa đầy ắp suy nghĩ, tư tưởng. Đạt được như vậy chính vì nhà văn đã sống hết sức sâu sắc cuộc sống, đã quan sát, mổ xẻ suy ngẫm về tất cả những gì trải nghiệm. Truyện của Nam Cao cho thấy tư duy phân tích ở nhà văn đặc biệt sắc sảo. Cái lạ trong tài năng Nam Cao là ở chỗ ông hầu như chỉ viết về những sự thực tầm thường quen thuộc với người đọc nhưng đã soi

chúng dưới ánh sáng rất mạnh của sự phân tích, của tư tưởng, khiên cho những sự thực tưởng như vụn vặt vô nghĩa ấy hiện ra với những khía cạnh mới, mang ý nghĩa sâu sắc bất ngờ. Câu chuyện Đời thừa chỉ xoàng xĩnh thế thôi, nhưng bao vấn đề hệ trọng trong đời sống tinh thần thời đại đã được đặt ra một cách đầy ám ảnh: cá nhân và xã Hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thường, nhân vật và hoàn cảnh...

Xung đột truyện không phải giữa các nhân vật chính diện và phản diện, thông trị và bị trị, mà là xung đột gay gắt dai dẳng ở trong nội tâm nhân vật. Và đó cũng là phản ánh sự xung đột không thế điều hòa giữa con người và các xã Hội thù địch với con người. Vì vậy, truyện vừa có không khí hết sức chân thực, chân thực trong từng chi tiết nhỏ nhất, vừa mở ra những vùng tư tưởng rộng lớn, man mác ý vị triết lí sâu xa. Có điều, chất triết lý ở đây không chút trừu tượng, siêu hình, mà là những suy nghĩ khái quát vắt ra từ cuộc đời lam lũ vất vả đầy mồ hôi nước mắt, từ những cơn giằng xé chảy máu của một tâm hồn trung thực và dũng cảm, luôn bám sát vào đời sống và cố vươn tới chân lý. Chất suy nghĩ, triết lý này đem đến cho Đời thừa một giọng điệu riêng.

Xây dựng nhân vật Hộ, Nam Cao không quan tâm đến việc khắc họa tính cách bằng những nét cá tính độc đáo gây ấn tượng đậm - khác với đám nhân vật trong Giông tố, Sổ đỏ, Tắt đèn và cả Chí Pheo. Ông tập trung đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật và làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức đó. Và ở đây, nổi bật sở trường miêu tả sự diễn biến tâm lý và cho thấy quy luật tâm lý con người. Có thể nói, trong đội ngũ tác giả văn xuôi đông đảo nhiều tài năng đương thời chưa ai có được ngòi bút tinh tế, sâu sắc trong việc khám phá, thể hiện tâm lý như Nam Cao. Sức hấp dẫn nghệ thuật của Đời thừa - và của mảng sáng tác về người tiểu tư sản của Nam Cao - một phần quan trọng cũng là ở đó.

Nguồn:
0