Jerusalem: Thành Phố Thánh Thăng Trầm
Phạm Ɖình Lân Theo tên tiếng Semite thành phố Jerusalem từ khởi thủy được gọi là Yerushalem, tức Thành Phố của Shalem. Shalem có nghĩa là hòa bình. Jerusalem có nghĩa là Thành Phố Hòa Bình. Hòa bình chỉ là một ước vọng. Thành phố Jerusalem là một trong những thành phố cổ xưa nhất ...
Phạm Ɖình Lân
Theo tên tiếng Semite thành phố Jerusalem từ khởi thủy được gọi là Yerushalem, tức Thành Phố của Shalem. Shalem có nghĩa là hòa bình. Jerusalem có nghĩa là Thành Phố Hòa Bình.
Hòa bình chỉ là một ước vọng. Thành phố Jerusalem là một trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới. Thành phố xuất hiện vào năm 4000 trước Tây Lịch. Cựu Ước Kinh và Tân Ước Kinh luôn luôn nhắc đến thành phố nầy.
Jerusalem nằm giữa Ɖịa Trung Hải và Tử Hải (Dead Sea). Thành phố rộng lối 125km2, nằm cách Ɖịa Trung Hải 32km. Cổ thành rộng lối 1km2, là nơi được xem như đất Thánh của đạo Do Thái Giáo (Judaism), Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo với những ngôi đền cổ, mộ của vua David, chúa Jesus.
Jerusalem là thành phố hòa bình. Trên thực tế đây là thành phố chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử từ thời Cựu Ước Kinh với các vương triều:
- Ai Cập.
- Assyria.
- Ba Tư.
- Alexander Ɖại Ɖế.
- Ɖế quốc La Mã.
- Thánh Chiến thời Trung Cổ giữa các nước Thiên Chúa Giáo Âu Châu và tín đồ Hồi Giáo trên đất Thánh.
- Ɖế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).
- Thời cai trị của Anh trên đất Palestine sau đệ nhất thế chiến.
Năm 1003 trước Tây Lịch vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của Do Thái.
Năm 950 trước Tây Lịch vua Salomon, con của vua David, ra lịnh xây ngôi đền đầu tiên ở Jerusalem.
Năm 691 sau Tây Lịch người Hồi Giáo xây Ɖền Ɖá (Dome of the Rock) ở Jerusalem trên nền ngôi Ɖền Núi (Temple Mount) của Do Thái bị phá hủy.
Năm 705 sau Tây Lịch đền Al Aqsa được xây lên. Ɖó là ngôi đền thiêng thứ ba được xây dựng, theo Thánh Kinh Quran Hồi Giáo, ngay nơi đức giáo chủ Mohammed thăng thiên.
Năm 1948, sau khi chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Ɖộc Lập, Do Thái chỉ giữ được Tây Jerusalem. Ɖông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của vương quốc Jordan. Ɖông Jerusalem rộng lối 50km2, Là nơi tập trung các đền Do Thái Giáo (đã bị người Hồi Giáo đập phá), Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall – Western Wall), Ɖền Ɖá (Dome of the Rock), Thánh Lăng Giáo Ɖường (Church of the Holy Sepulcher – Thiên Chúa Giáo), Ɖền Ɖá (Hồi Giáo – xây trên Ɖền Núi của Do Thái trong thời kỳ vong quốc Do Thái), Ɖền Al Aqsa (Hồi Giáo). Trong thời gian 1948 – 1967 Ɖông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của Jordan, người Do Thái không được đến Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall) và di tích của Ɖền Núi (Temple Mount). Khu người Do Thái bị phá hủy. Tương truyền rằng tổ phụ người Do Thái là Abraham vâng lời Thượng Ɖế hy sinh con mình trên vùng đất xây đền nầy. Nhưng Thiên Thần can thiệp nên sự hy sinh con không xảy ra. Ɖông Jerusalem có mộ của David, con đường Chúa Jesus vác thánh giá đi ngang qua để đến đồi Gogotha chịu sự đóng đinh. Thánh Lăng Giáo Ɖường (Church of the Holy Sepulcher) xây dựng nơi chúa Jesus được chôn cất và phục sinh. Giáo đường nầy được xây vào thế kỷ IV sau Tây Lịch và bị đốt phá nhiều lần. Giáo đường hiện thấy được tái thiết vào thế kỷ XII. Ɖó là nơi hành hương của tín đồ Chính Thống Giáo Hy Lạp, Thiên Chúa Giáo La Mã, người Armenians, tín đồ đạo Coptis Ai Cập và những tín đồ đạo Christ.
Năm 705 sau Tây Lịch đền Al Aqsa được xây lên. Ɖó là ngôi đền thiêng thứ ba được xây dựng, theo Thánh Kinh Quran Hồi Giáo, ngay nơi đức giáo chủ Mohammed thăng thiên.
Năm 1948, sau khi chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Ɖộc Lập, Do Thái chỉ giữ được Tây Jerusalem. Ɖông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của vương quốc Jordan. Ɖông Jerusalem rộng lối 50km2, Là nơi tập trung các đền Do Thái Giáo (đã bị người Hồi Giáo đập phá), Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall – Western Wall), Ɖền Ɖá (Dome of the Rock), Thánh Lăng Giáo Ɖường (Church of the Holy Sepulcher – Thiên Chúa Giáo), Ɖền Ɖá (Hồi Giáo – xây trên Ɖền Núi của Do Thái trong thời kỳ vong quốc Do Thái), Ɖền Al Aqsa (Hồi Giáo). Trong thời gian 1948 – 1967 Ɖông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của Jordan, người Do Thái không được đến Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall) và di tích của Ɖền Núi (Temple Mount). Khu người Do Thái bị phá hủy. Tương truyền rằng tổ phụ người Do Thái là Abraham vâng lời Thượng Ɖế hy sinh con mình trên vùng đất xây đền nầy. Nhưng Thiên Thần can thiệp nên sự hy sinh con không xảy ra. Ɖông Jerusalem có mộ của David, con đường Chúa Jesus vác thánh giá đi ngang qua để đến đồi Gogotha chịu sự đóng đinh. Thánh Lăng Giáo Ɖường (Church of the Holy Sepulcher) xây dựng nơi chúa Jesus được chôn cất và phục sinh. Giáo đường nầy được xây vào thế kỷ IV sau Tây Lịch và bị đốt phá nhiều lần. Giáo đường hiện thấy được tái thiết vào thế kỷ XII. Ɖó là nơi hành hương của tín đồ Chính Thống Giáo Hy Lạp, Thiên Chúa Giáo La Mã, người Armenians, tín đồ đạo Coptis Ai Cập và những tín đồ đạo Christ.
Năm 1967 Ai Cập, Jordan và Syria liên minh tấn công Do Thái ở ba mặt: bắc (Syria), đông (Jordan) và Nam (Ai Cập). Do Thái chiến thắng liên minh ba nước Á Rập nầy trong cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967.
Ai Cập mất bán đảo Sinai.
Syria mất đồi Golan.
Jordan mất Ɖông Jerusalem.
Do Thái có chánh sách chiếm đất đai của các nước Hồi Giáo Á Rập để đổi lấy hòa bình vì các nước Hồi Giáo Á Rập không nhìn nhận sự hiện hữu của quốc gia Do Thái ở Trung Ɖông. Ai Cập là quốc gia Á Rập đông dân từng lãnh đạo Syria chống Do Thái dưới thời đại tá Nasser. Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 là một vết thương rỉ máu đối với người hùng Nasser. Sau khi ông chết, tướng Sadat tiếp nối chánh sách chống Do Thái của ông với hy vọng thu hồi lại bán đảo Sinai bằng chiến thắng quân sự. Năm 1973 Ai Cập và Syria lại bất ngờ tấn công Do Thái và gây thiệt hại to tát cho đất nước nầy trong những ngày đầu cuộc chiến. Do Thái củng cố lực lượng và bẻ gãy các đợt tấn công của Ai Cập và Syria. Từ đó tổng thống Sadat của Ai Cập bắt đầu chấm dứt chánh sách thù nghịch với Do Thái. Sự công nhận Do Thái của Ai Cập được bù đắp bằng sự hoàn trả bán đảo Sinai cho Ai Cập. Vấn đề Golan cũng có thể được giải quyết tương tự nếu Syria thay đổi đường lối như Ai Cập. Nhưng cho đến bây giờ Do Thái vẫn còn chiếm đóng đồi Golan. Riêng đối với Ɖông Jerusalem thì khác. Do Thái muốn thống nhất Ɖông và Tây Jerusalem để thành phố cổ nầy trở thành thủ đô của họ.
Jerusalem là linh hồn của người Do Thái. Ɖó là thành phố lịch sử cổ xưa nhất của người Do Thái thời Cựu Ước.
Người Do Thái vừa ca vừa vũ khúc ca Lach Yerushalayim (Vì Jerusalem) trước Bức Tường Than Khóc:
Vì Ngươi, Jerusalem, bao quanh bởi tường thành cao ngất.
Vì Ngươi, Jerusalem, ánh sáng mới bùng lên chói lọi
Trong tim ta hiện hữu một bài ca
Vì Ngươi, Jerusalem, giữa sa mạc và biển cả.
“Ngày mai ở Jerusalem”. Ɖó là lời chúc tụng, lời cầu nguyện, niềm tin và hy vọng của người Do Thái suốt hai ngàn năm sống lạc loài trên xứ lạ quê người khắp năm châu. Bài quốc ca của Do Thái mang tựa đề HATIKVA có nghĩa là HY VỌNG:
Niềm hy vọng chúng ta chưa mất,
Hy vọng hai ngàn năm
Ɖể trở thành một dân tộc tự do trên cố thổ,
Ɖất nước của đồi Zion và Jerusalem…
Dân tộc Do Thái luôn luôn nuôi hy vọng tuy rằng lúc nào sự lo lắng cũng canh cánh bên lòng như tựa của bài ca Yediot Ahronot (Hy Vọng và Lo Lắng) của Shemer:
Vì mật, dấu ong chích, vị đắng và ngọt
Tất cả quyện vào nhau để cuộc sống chúng ta được đủ đầy
Vì tương lai con cháu chúng ta nên khấn nguyện không ngừng
Vì hy vọng ngày mai thế giới hòa bình sẽ đến.
Jerusalem trở thành vấn đề sinh tử đối với người Do Thái. Họ chua xót khi ngôi Ɖền Ɖá Hồi Giáo xây dựng trên ngôi đền lịch sử của Do Thái Giáo. Một số người Do Thái quá khích chủ trương đập phá Ɖền Ɖá Hồi Giáo để thiết lập ngôi đền thứ ba cho dân tộc Do Thái. Một tu sĩ Do Thái vận động một nơi tế tự nơi ngôi Ɖền cổ của Do Thái, tức là Ɖền Ɖá Hồi Giáo hiện nay, bị ám sát chết (2014). Hành động quá khích tôn giáo ở Jerusalem dễ dẫn đến chiến tranh tôn giáo giữa các nước Hồi Giáo với Do Thái Giáo.
Khi chiếm đóng Jerusalem năm 1967, Do Thái kiểm tra dân số để loại bớt những người không có mặt ở Ɖông Jerusalem. Những người vắng mặt trong thời gian kiểm tra dân số không được xem là công dân Jerusalem. Lúc ấy người Do Thái xem Ɖông và Tây Jerusalem là thành phố thống nhất và Jerusalem là thủ đô của nước Do Thái mặc dù trên thực tế thủ đô hành chánh và chánh trị của Do Thái vẫn còn là Tel Aviv. Người Á Rập ở Ɖông Jerusalem được cấp thẻ xanh để được xem là thường trú nhân Jerusalem. Họ phải xin nhập tịch Do Thái mới có quyền bỏ phiếu bầu đại biểu và hội đồng thành phố. Số người Palestine Hồi Giáo được nhập tịch Do Thái rất ít. Việc kiểm tra lý lịch khá chặt chẽ vì có thể có nhiều người Palestine trong nhóm Fatah quá khích chống Do Thái hoạt động trên lãnh thổ Jordan trước năm 1970 (Nhóm Tháng Chín Ɖen). Năm 2011 có 31 % người Palestine được nhập tịch Do Thái. Một sự kiện đáng lưu ý là có 40% người Palestine cho biết họ sẽ rời Ɖông Jerusalem nếu vùng nầy đặt dưới sự cai trị của Palestine. Vì Do Thái tôn trọng dân chủ và dân quyền hơn Palestine? Có thể.
Việc Do Thái sát nhập Ɖông Jerusalem vào Tây Jerusalem và xây cất nhiều nhà cửa ở Ɖông Jerusalem và West Bank làm cho Palestine càng chống đối họ quyết liệt. Từ thập niên 1990 nhóm Fatah của Arafat giảm bớt tính quá khích để thương thuyết với Do Thái qua trung gian của Hoa Kỳ và Na Uy. Nhóm Hamas ra đời năm 1987 trở thành nhóm cực đoan chống Do Thái. Nhóm nầy tập trung ở dải Gaza. Năm 2006 nhóm nầy đánh bại nhóm Fatah trong cuộc bầu cử. Năm 2007 họ đánh đuổi nhóm Fatah ra khỏi dải Gaza. Từ năm 2005 Do Thái đập phá nhà cửa của họ dọc theo duyên hải dải Gaza và rời khỏi vùng nầy. Palestine có hai chánh phủ: một ở dải Gaza và một ở West Bank. Chánh phủ ở West Bank do Abbas đứng đầu tương đối ôn hòa nên được thế giới dành cho nhiều cảm tình. Ngay cả Hoa Kỳ và Liên Âu cũng có thiện cảm với chánh phủ West Bank trong khi xem nhóm Hamas ở dải Gaza là nhóm khủng bố. Chánh phủ Palestine ở West Bank có tiếng nói ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Sự hình thành quốc gia Palestine có nhiều triển vọng thực hiện. Nếu nước Palestine ra đời, họ sẽ chọn Ɖông Jerusalem làm thủ đô.
Vấn đề Jerusalem trở thành một vấn đề gay go khó giải quyết.
Cộng đồng thế giới sợ mất lòng các quốc gia Hồi Giáo Á Rập nên xem việc Do Thái định cư và xây cất nhà cửa ở Ɖông Jerusalem và West Bank trên đường ranh trước Chiến Tranh Sáu Ngày là bất hợp pháp. Cộng đồng thế giới cho rằng Ɖông Jerusalem của người Palestine, viện dẫn tổng thống đầu tiên của Do Thái là Cham Weizmann xác nhận Cổ Thành không thuộc phạm vi kiểm soát của Do Thái. Nhưng đó là tinh trạng sau chiến tranh Ɖộc Lập của Do Thái năm 1948. Do Thái chiếm luôn Ɖông Jerusalem trong tay của Jordan trong một cuộc chiến tranh tự vệ chống lại sự tấn công của Jordan liên kết với Ai Cập và Syria năm 1967. Chuyện gì xảy ra nếu Do Thái bị thua? Không một quốc gia nào trên thế giới đặt câu hỏi nầy ngoại trừ nữ ngoại trưởng Julie Bishop của Úc Ɖại Lợi vào đầu năm 2014 khi bà nói: “Tôi muốn thấy luật quốc tế nào tuyên quyết sự định cư (trên đường ranh trước năm 1967) đó là bất hợp pháp”. Năm 2013 Úc Ɖại Lợi giúp cho Palestine 50 triệu Mỹ kim nhưng Úc không tán đồng sự thống nhất giữa Fatah (West Bank) và Hamas (Gaza) vào đầu năm 2014.
Hoa Kỳ, quốc gia ủng hộ Do Thái tích cực từ ngày mới lập quốc, vẫn tỏ ra dè dặt trước quyết định thống nhất Jerusalem và chọn thành phố nầy làm thủ đô của Do Thái. Các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ thường tỏ lập trường thân Do Thái trong cuộc vận động bầu cử. Ȏng Bill Clinton đội cái mũ đen nhỏ chụp trên đầu như người Do Thái khi ra tranh cử. Nhưng khi đắc cử tổng thống, ông cũng không mạnh dạn đưa tòa đại sứ Hoa Kỳ ra khỏi Tel Aviv để dời về Jerusalem. Phó tổng thống Al Gore lại mạnh dạn công nhận sự thống nhất thành phố Jerusalem để trở thành thủ đô của Do Thái. Nghị sĩ Bob Dole thành công trong việc đưa ra Luật Sứ Quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act) được quốc hội thông qua ngày 24-10-1995 thời tổng thống Clinton. Hoa Kỳ dự trù dời sứ quán về Jerusalem vào năm 1999. Nhưng cho đến nay tòa đại sứ Hoa Kỳ vẫn còn ở Tel Aviv. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 1988 là Dukakis ủng hộ Jerusalem là thủ đô của Do Thái nhưng ông thất cử. Ứng cử viên Cộng Hòa Bob Dole năm 1996 và Mitt Romney năm 2012 đều chủ trương tương tự nhưng đều thất cử nên Jerusalem Embassy Act được Quốc Hội thông qua nhưng chưa được thực thi.
Do Thái dùng mọi bằng chứng lịch sử để chứng minh Jerusalem là thành phố của Do Thái. Họ cho rằng Thánh Kinh đề cập đến Jerusalem trên 600 lần trong khi Thánh Kinh Quaran của Hồi Giáo không có nói gì đến Jerusalem cả. Gần hơn, vào năm 1880 số người Do Thái ở Jerusalem chiếm 52% dân số thành phố thánh và lịch sử nầy. Năm 1948 có 100.000 người Do Thái sống ở Jerusalem trong khi người Á Rập chỉ có 60.000 người. Năm 1961, 67% dân số Jerusalem là người Do Thái.
Người Á Rập tố cáo người Do Thái đoạt quyền cư trú của họ. Trong cuộc bầu cử năm 2008 không có thùng phiếu ở Ɖông Jerusalem. Họ cho rằng người Do Thái lấn dần đất ở Jerusalem bằng cách xây cất thêm nhà cửa và đưa hàng trăm ngàn người đến cư trú trong thành phố nầy từ năm 1967 đến nay.
Ɖầu năm 2014 hai chánh quyền Palestine, ở West Bank của nhóm Fatah và chánh quyền ở dải Gaza của nhóm Hamas, thống nhất. Hamas muốn dùng tàng dù của Abbas để có tiếng nói quốc tế và sự ủng hộ quốc tế, nhất là sự ủng hộ của các dân tộc Hồi Giáo trên thế giới hầu phá vỡ sự cô lập của họ sau khi chánh quyền Huynh Ɖệ Hồi Giáo Ai Cập do tổng thống Morsi đại diện bị tướng Sissi lật đổ vào tháng 7 năm 2013. Họ cũng dùng sự thống nhất của hai nhóm Fatah và Hamas để bí mật đưa người hoạt động chống Do Thái ở West Bank.
Do Thái nắm cơ hội nầy để không thương thuyết với chánh quyền Palestine ở West Bank do tổng thống Abbas đại diện, viện lẽ Hamas là một tổ chức khủng bố không công nhận sự hiện hữu của quốc gia Do Thái ở Trung Ɖông. Việc Hamas bắt cóc và giết ba thanh niên Do Thái năm 2014 đưa đến cuộc tấn công kinh hồn của Do Thái nhắm vào dải Gaza vào tháng 7 và tháng 8 năm 2014. Ɖến tháng 10 và 11 năm 2014 xảy ra vụ tai nạn xe cộ cố ý do người Palestine gây ra ở Jerusalem và vụ ám sát một tu sĩ Do Thái vận động có nơi tế tự ở Cổ Thành, nơi có Ɖền Ɖá Hồi Giáo! An ninh Do Thái được điều động đến Cổ Thành để ngăn chận không cho người Palestine vào cầu nguyện tại đền Al Aqsa. Mặt khác Do Thái dội bom vào nhà các lãnh tụ Fatah ở dải Gaza!
Người Palestine tìm mọi cách để khai sinh quốc gia Palestine với Ɖông Jerusalem là thủ đô.
Người Do Thái cũng tìm mọi cách thống nhất Jerusalem và xem đó là thủ đô của họ mặc dù họ chưa đưa các cơ quan chánh phủ về đó.
Vấn đề Jerusalem gây nhức đầu không ít cho Hoa Kỳ. Tổng thống Obama có nhiều điểm tương đồng với cựu tổng thống Jimmy Carter cùng đảng Dân Chủ về vấn đề Do Thái-Palestine. Nhưng tổng thống Carter không đụng chạm mạnh với chính phủ Tel Aviv như tổng thống Obama với thủ tướng Netanyahu của Do Thái.
Cho đến bây giờ Do Thái vẫn nắm nhiều ưu thế trong việc tranh chấp chủ quyền Jerusalem dù dựa vào LÝ hay LỰC. Về ngoại giao quốc tế và hướng dẫn dư luận quốc tế, họ cũng được nhiều thuận lợi hơn Palestine. Do Thái là một nước nhỏ, ít dân. Sau hai ngàn năm vong quốc và sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới, người Do Thái không đông như sao trời cát biển như Thánh Kinh đã nói nhưng họ thành công trên nhiều lãnh vực hoạt động của loài người nên họ có những đóng góp quan trọng trong văn minh nhân loại. Họ được sự cảm phục lẫn ganh ghét, suy bì từ những dân tộc khác, nghĩ là họ không được nhiều cảm tình của nhiều dân tộc trên thế giới. Hiện nay trên thế giới chỉ có 15 triệu người Do Thái. Trong số nầy có 7 triệu người sống ở Hoa Kỳ. Riêng nước Do Thái có 7 triệu dân. Dân số gia tăng phần lớn do sự nhập cư người Do Thái từ các nước khác về. Họ bị bao quanh bởi những dân tộc thù ghét họ từ thuở khai thiên lập địa. Ɖối với họ, thắng trăm trận chỉ được sinh tồn. Thua một trận là mất tất cả. Họ phải làm thế nào để thắng. Ɖó là một mệnh lệnh sinh tồn đối với họ vậy. Không thể có sự hiện hữu của nước Do Thái trên bản đồ thế giới mà thiếu thành phố Jerusalem và đồi Zion. Tâm trạng nầy không thể thiếu trong tâm não của mọi người Do Thái. Ɖối với Palestine, có nước Palestine mà không có Jerusalem với đền Al Aqsa ở Cổ Thành Ɖông Jerusalem thì sự ra đời của quốc gia Palestine trở nên vô nghĩa. Sự tranh giành chủ quyền Jerusalem giữa Do Thái và Palestine khó giải quyết bằng thượng nghị hòa bình song phương. Luật mạnh được yếu thua vẫn còn giá trị trong những cuộc tranh chấp không thể giải quyết bằng luật pháp quốc quốc tế hay thương thuyết hòa bình.
Nguồn bài đăng