Hướng dẫn pha chế cocktail đúng cách
1 Thành phần chính của cocktail Theo ông Vũ Viết Hậu, phụ trách bộ phận pha chế và thức uống của khách sạn Majestic, một ly cocktail thường được cấu tạo bởi bốn yếu tố chính: rượu nền, chất tạo mùi (rượu mùi), chất tạo mầu (nước trái cây, nước ngọt) và trang trí. Tuy nhiên cũng có ...
-
1
Thành phần chính của cocktail
Theo ông Vũ Viết Hậu, phụ trách bộ phận pha chế và thức uống của khách sạn Majestic, một ly cocktail thường được cấu tạo bởi bốn yếu tố chính: rượu nền, chất tạo mùi (rượu mùi), chất tạo mầu (nước trái cây, nước ngọt) và trang trí. Tuy nhiên cũng có những loại cocktail chỉ có 2 thành phần như whisky - Co (whisky và coca), Gin - Tonic...
Rượu nền là yếu tố tạo nên độ mạnh của cocktail do độ cồn của nó. Người ta hay dùng rượu rum vì thích hợp với các loại trái cây và rượu vodka vì là loại rượu trung tính không mầu, không mùi nên không ảnh hưởng về mầu sắc hay mùi vị của các loại thức uống khác.
Rượu mùi gồm những nhóm như rượu mùi từ trái cây, rượu mùi nhóm hạt (rượu cà phê, cacao, hạnh nhân), rượu nhóm thảo mộc (bạc hà, thảo mộc tổng hợp).
Chất tạo màu thường là những loại nước trái cây, nước ngọt. Cocktail pha bằng nước trái cây tươi luôn ngon hơn nước đóng hộp.
Trang trí rất được chú ý trong cách pha chế cocktail, từ kiểu ly đựng cho đến các loại trái cây. Phải chú ý đến sự hài hòa theo chủ đề chính, nếu nước có hương vị cam thì nên có một lát cam hoặc dứa thì trang trọng hơn.
-
3
Có bốn phương pháp pha chế như sau
Lắc bằng bình: dung tích 150ml (một người uống), dùng bình lắc chuyên dùng để lắc hỗn hợp với đá. Khi rót ra ly không có đá.
Khuấy: có thể pha nhiều, cho tất cả các thành phần vào khuấy với đá, sau đó lấy đá ra, uống lạnh không đá.
Uống trực tiếp với đá: sau khi khuấy trộn các thành phần, rót vào ly uống với đá.
Xay: đây là loại cocktail trái cây như dứa, xoài, dung tích hơn 150ml, dùng khi cần bổ sung nhiều nước và chất xơ cho cơ thể tương tự như sinh tố.