Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1966 ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ cho đến 1975. Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bà có hai con gái là Hoàng Dạ Thư, làm việc tại NXB Trẻ, và Hoàng Dạ Thi (từng làm thơ, viết văn) hiện đã định cư tại Mỹ. Bút ký: - Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971) - Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981) - Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Thuận Hoá, Huế (1984) - Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984) - Hoa trái quanh tôi (1995) - Huế – di tích và con người (1995) - Ngọn núi ảo ảnh (2000) - Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001) - Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001) - Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hoá, 2005) - Miền cỏ thơm (2007) - Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, NXB Hội nhà văn, 2010 Thơ: - Những dấu chân qua thành phố (1976) - Người hái phù dung (1992) Nhàn đàm: - Nhàn đàm, NXB Trẻ, 1997 - Người ham chơi, NXB Thuận Hoá, 1998 - Miền gái đẹp, NXB Thuận Hoá, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001) Tuyển tập: - Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, NXB Trẻ, 2002) Giải thưởng: - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980 - Tặng thưởng Văn học Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008 - Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003) - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007 Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1966 ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ cho đến 1975. Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ N… Hoàng Phủ Ngọc Tường và nỗi ám ảnh hoa phù dung Đăng bởi Vanachi vào 21/09/2006 09:25 Có 1 người thích : SeiTominaga Tác giả: (Không rõ) "Tôi phản đối xu hướng thực dụng bợm bãi của nhiều người đàn ông bây giờ. Những điều này đang làm nhiều phụ nữ đau khổ... Hãy trân trọng hoa và phụ nữ. Đó là nguồn mỹ cảm nuôi cảm hứng sáng tạo của cả loài người", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự. Cơn bạo bệnh kịch phát cách đây mấy năm đã để lại cho Hoàng Phủ Ngọc Tường những di chứng nặng nề, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong việc viết và liên hệ với thế giới bên ngoài. "Nhà tôi phố Đạm Tiên", Hoàng Phủ Ngọc Tường thường chỉ đường như vậy, với nét cười thoáng qua khóe môi. Chút hài hước chấp nhận thân phận, thêm một lần xác nhận thế cuộc phù du. Huế không có phố Đạm Tiên. Nếu có một phố tên là Đạm Tiên thật thì buồn quá. Ai lấy tên của một kỹ nữ tài hoa chết trẻ mà đặt tên phố để thành xui xẻo, mà mang lấy cái nghiệp bạc như vôi. Phố Đạm Tiên của nhà thơ nay ở Phan Bội Châu. Đôi nhà thơ nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ đang được che chở dưới mái một ngôi nhà xinh xắn, do Mỹ Dạ thiết kế lấy kiểu dáng. Cuộc hôn nhân bắt đầu năm 1973. Họ cùng đi qua những thăng trầm sóng gió cuộc đời, ngọt ngào nhưng cũng nhiều cay đắng, luôn bên nhau trong những lúc hiểm nghèo. Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường phải gắn lưng trên chiếc xe lăn, Mỹ Dạ là người bạn đời nâng giấc dịu dàng. Nói về vợ, nhà thơ luôn cười vui: "Tui lấy một người vợ làm thơ, đến lúc xây nhà mới biết là lấy nhầm phải một nhà thiết kế. Trong khi tôi, cũng như những đàn ông khác, chỉ phải gánh một gánh là trách nhiệm với chính mình, thì Mỹ Dạ phải gánh gấp đôi, thêm cả bổn phận người phụ nữ. Làm đàn ông thời này thoải mái sung sướng hơn đàn bà rất nhiều". Hoàng Phủ Ngọc Tường liệt nửa người, bị bạo bệnh giam cầm trong bốn bức tường. Nhiều bạn bè theo anh và Mỹ Dạ đến tận chân giường, đôi khi đồng hành trong những cuộc đi chữa bệnh khó nhọc và tốn kém. Sau chuyến đi mới đây, hai vợ chồng như được tiếp thêm sức lực và hy vọng vì sức khỏe khá lên. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có thể ngồi khá lâu trên xe lăn, những dòng chữ viết bởi bàn tay duy nhất còn cử động đã bớt vụng dại. Giọng nói đã rõ ràng hơn. Ông có thể ngồi trên xe trò chuyện hàng giờ mà không quá mệt. Trên xe lăn mà vẫn như ngồi trên một con thuyền thúng, nôn nao nỗi đời. Huế yên tĩnh quá. Yên tĩnh đến mức một tiếng ong bay cũng có thể làm xao động. "Huế rất tốt cho việc làm thơ và ngâm ngợi, cho "một cõi đi về" nhưng thiếu rộn ràng cho công việc, giao lưu và cõi ở", nhà thơ tâm sự. Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh không tước đoạt nổi của ông. Ông viết rất nhiều về hoa. Thiên nhiên trong thơ ông hiện lên mong manh, rưng rưng, như vẻ đẹp của thiếu nữ, như giọt sương mai. Đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có cả tập thơ mang tên Người hái phù dung. Dung nhan của loài hoa sớm nở tối tàn này thường trở đi trở lại trong văn thơ ông. Trong Hoa bên trời, trên xe lăn trong những ngày giao thời 2005, ông viết: "Hoa phù dung biểu lộ lòng ham thích cuộc sống, mặt khác nó phải sống hụt một đời hoa... Mỗi lần nghe nhắc đến hoa phù dung, tôi lại thấy cảm giác rờn rợn như với một số phận đầy bi thảm. Như thể nó không phải một loài thực vật, mà là một thiếu nữ". Mô tả nhiều sắc hoa với rất nhiều ưu ái và lưu luyến, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói như một người mang nợ: "Đã lâu rồi tôi không nhắc đến hoa. Tôi thấy có lỗi với những người bạn tâm tình ấy suốt quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh đi qua, có nhiều cái đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ thành những vết sẹo". Thôi em, cảm tạ chờ mong Ngày anh đi hái phù dung chưa về... (Đêm qua - Người hái phù dung) Nguồn: http://www.nxbkimdong.com...view&id=169&cid=8 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc Tường Đăng bởi saoviet vào 20/09/2008 17:27 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 20/09/2008 20:11 Có 1 người thích : SeiTominaga Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo Đến World Cup 2002 này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị bạo bệnh tai biến mạch máu não vừa tròn 4 năm. Dù viết và nói rất khó khăn, nhưng trí cảm của anh vẫn minh nhậy lắm. Từ Hà Nội, tôi gửi tới anh 24 câu hỏi từ A đến Z, và anh đã vui vẻ trả lời bằng cách đọc cho vợ và mẹ vợ ghi lại. Dưới đây là cuộc trò chuyện (gián tiếp) giữa tôi và anh. A. Anh là người viết tùy bút nổi tiếng, người đảm nhận cái "gánh nặng tùy bút" mà Nguyễn Tuân và Vũ Bằng đã trao lại. Anh nghĩ gì về nhận xét ấy? - Thú thật tôi rất sợ sự nổi tiếng, vì nó dễ làm cho người ta tự mình nhầm lẫn với "hư danh". Tôi không phải là "người nổi tiếng từ A đến Z" như anh đã ban cho. Tôi chỉ là người cắm cúi viết từ trẻ đến giờ. Vì thế tôi đã chẳng nhận một "gánh nặng" của ai trao lại cả. Tôi thích thì viết, thế thôi. B. Bên cạnh nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Con người nào được anh coi trọng hơn? - Tôi thích danh nghĩa "nhà thơ" hơn, vì nhà thơ cần có cảm hứng, mà cảm hứng thì là một ngón tay lượm được cả trời. Chẳng thế mà Kant chỉ xếp hạng nhà thơ vào phạm trù "thiên tài", còn nhà văn thì không. Ở văn xuôi chỉ có sự lao động cần cù. C. Cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường hơi bị hay nhưng cũng hơi bị... dài. Tại sao lại không phải là Hoàng Ngọc Tường? Chữ "Phủ" ở đây mang ý nghĩa gì? - Xin anh hỏi bố tôi, vì chính ông là người đặt tên cho tôi. Khi tôi cầm bút thì cái tên đã có. Tôi không có bút danh theo yêu cầu của tổ chức nghĩa quân thời ấy. Trước khi viết tôi hoạt động xã hội. Còn chữ "Phủ" có nghĩa là "chỗ chứa sách vở hay tiền bạc" gì đấy. D. Dường như anh ham văn chương từ nhỏ, nhưng lý do gì khiến anh đã chọn văn chương ngoài sự ham thích nó? - Như đã nói, trước khi theo nghề văn, tôi đã là một người nghĩa quân. Chả ai chọn nghề ấy cả vì nó không đem lại sự bảo đảm tính mệnh cho một người khởi nghĩa. Đ. Đang là giáo viên được coi như một thần tượng của học sinh, sinh viên Huế, anh lại bỏ nghề dạy học để lên rừng kháng chiến. Điều gì đã dẫn anh tới quyết định thay đổi ấy? Và anh đã "ra đi" như thế nào? - Tôi đã ra đi theo "thân pháp" của nghề trên, nghĩa là len lỏi qua vòng vây của địch để tìm đến với tổ chức của mình. E. "Em" nào làm nên tiếng sét ái tình đầu tiên trong đời anh? "Típ" người phụ nữ mà anh yêu thích? - "Em" nào thì tôi xin được phong kín vì tôi chưa hỏi ý kiến xem "người ta" có đồng ý để cho tôi nhắc đến tên không. Chỉ có thể chắc chắn rằng, hiện giờ "em" đang định cư ở hải ngoại. G. "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Nguyễn Du thác lời Hoạn Thư thế đấy. Còn anh? - Tôi cũng giống thế! H. Hai vợ chồng anh đều là nhà văn nhà thơ nổi tiếng, lại thêm cô con gái út cũng từng đoạt giải văn chương. Một gia đình như thế thật là hạnh phúc? - Nếu một nhà như thế thì chưa chắc đã được hạnh phúc - kinh nghiệm cho tôi thấy như vậy. Nghề viết cần đến sự hy sinh của người thân, thử hỏi có công bằng không? Nếu một cộng đồng dám chấp nhận sự bất công thì lấy đâu ra hạnh phúc. I. In được tác phẩm đấy là niềm vui của người viết. Anh đã cho xuất bản 12 cuốn sách, và hiện giờ người ta đã xuất bản tuyển tập của đời anh. Lần in nào làm anh vui sướng nhất? Vì sao? - Thường thì lần in thứ nhất làm người ta vui sướng nhất. Trường hợp tôi thì không. Vì nhà xuất bản Giải phóng ở quá xa, nên khi quyển "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" đến tay tôi thì những bài bút ký khác đã in ở báo và tạp chí, và tôi đã nhận được thông tin. Lần in vui sướng nhất đến với tôi chính là lần này. Lý do: Tôi đã vào tuyển tập (coi như giang hồ gác kiếm), tôi vẫn giữ được nhân cách người cầm bút. K. Kỷ niệm sâu sắc của anh khi nhận giải thưởng văn chương (với 2 tác phẩm: "Rất nhiều ánh lửa" và "Ngọn núi ảo ảnh"). Quan niệm của anh về giải thưởng? - Tôi cho rằng đối với tác phẩm văn học, thì giải thưởng không nên chỉ để vui lòng người khác, mà phải khẳng định cho được một giá trị văn học. Với tôi, giải thưởng cho tác phẩm "Rất nhiều ánh lửa" (của Ban sáng tác Hội Nhà văn Việt ) để lại kỷ niệm sâu sắc nhất, vì là mới mẻ, và về nguyên tắc thì ban giám khảo chỉ chọn một. Càng về sau càng trở nên bình thường. Tác giả được giải thưởng cũng không lấy gì làm sung sướng ngoài sự nhận được một chút tiền. Sự mới mẻ ban đầu đã không còn nữa, và sự khen thưởng cũng có tính chất tùy tiện, khiến nhiều độc giả cảm thấy bực mình. L. Là một nhà văn từng viết lời bình cho các phim "Nguyễn Trãi ở Côn Sơn", "Chìm nổi sông Hương"... lại còn xuất hiện trong phim "Việt Nam thiên lịch sử truyền hình" của hãng BBC như là một nhân vật được chọn mời, anh nghĩ gì về điện ảnh và điện ảnh Việt Nam? - Anh đã hỏi đúng vấn đề tôi đang suy nghĩ. Quả thực tôi dính líu rất nhiều với điện ảnh. Nhưng cũng chỉ ở mức độ "dính líu" thôi. Với tôi, kịch bản điện ảnh là một tác phẩm văn học được nhiều người xem nhất, vì thế sự khen chê của khán giả cũng đồng thời là cách phê bình trung thực nhất. Với tôi, điện ảnh cốt nhất là ở khâu kịch bản. Xin hãy thông cảm với "tâm lý nghề nghiệp" của tôi, nhưng dù sao cũng có một chút sự thật ở trong ấy. Còn điện ảnh Việt Nam theo tôi, đáng ngợi ca nhất là vào những năm kháng chiến chống Mỹ. Hồi ấy, hình như điện ảnh có giá trị thức tỉnh nhiều hơn. Hồi ấy hình như chỉ toàn phim đen trắng, nhưng tôi có cảm tưởng các nhà làm phim tôn trọng sự thật hơn, và hình như đều tâm huyết để nói lên sự thật. Còn hiện nay, xin tha lỗi cho vì thói bi quan và điếc không sợ súng, tôi thấy hình như đối diện với một cuộc sống rất thật, chúng ta lại có một nền điện ảnh rất giả. Xin lỗi các diễn viên một lần nữa, cho phép tôi nói thẳng. M. Muốn thành một nhà văn lớn có cần phải làm một nhà báo nữa không? Hình như anh đã mấy lần làm tổng biên tập báo, nó có chi phối công việc sáng tác của anh không? - Tôi nghĩ rằng, nói chung trên đời này chẳng có gì là cần thiết cả, kể cả sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Nhưng có nghề làm báo song song với nghề văn, thì vẫn hơn, trong viễn tượng là nó không nêu những vấn đề ở góc độ trái với văn học, sau nữa là nó đem lại nhuận bút nhanh hơn văn. N. "Nhàn đàm" là một chuyên mục của báo Thanh Niên do anh phụ trách rất được bạn đọc ưa thích. Anh có thể "nhàn đàm" một chút sau khi 3 tập sách nhàn đàm của anh đã được xuất bản? - Cảm ơn anh đã nhắc đến "nhàn đàm" sau khi 3 quyển sách của tôi đã xuất bản, tôi có thể kết luận rằng, "nhàn đàm" cũng là một thể loại văn học, nó là một loại bút ký cực ngắn, và chỉ triển khai một vấn đề. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nó. Hễ đã lạm dụng thì vitamin B12 cũng trở thành có hại! Ô. "Ông Tường đi nói rồi" - đấy là câu trả lời vui của "mệ ngoại" với khách khi anh vắng nhà. Giữa nói và viết có gì khác nhau? - Có khác nhau: Viết là viết mà nói là nói. Nhưng viết mà đọc lên nghe trôi chảy như nói thì đấy là thi pháp đáng mong muốn, không phải dễ mà có. P. Phải nói rằng, tôi rất ấn tượng 3 chữ về anh: Nói - Viết - Uống (rượu). Từ ngày anh bị bạo bệnh, những cuộc chơi của bạn bè thiếu đi một tay chơi hùng biện. Vậy hiện nay anh chơi với bạn bằng cách nào? - Hiện nay tôi vẫn giao lưu với bạn bằng lời nói và bằng nước suối. "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" đó mà. Q. Qua nhiều chặng cuộc đời, nghe nói anh từng được tiếp xúc với 12 nguyên thủ quốc gia? Cuộc tiếp xúc với nguyên thủ nào anh ghi nhớ nhất? - Nó chẳng có gì đặc biệt cả, nên tôi cũng đã quên. Cái tạng của tôi là nhớ những chuyện "thương hải" của cuộc đời, và không phải là các vị nguyên thủ. R. Rất nhiều phụ nữ hâm mộ anh. Anh nhận xét gì về phụ nữ miền Bắc, miền Trung, miền Nam ? - Tôi không sâu sắc gì điều ấy. Chỉ nhớ rằng, những người phụ nữ đã sinh đẻ ra dân tộc này. Hồi Cách mạng tháng Tám (1945), dân ta chỉ mới có 25 triệu. Tôi biết ơn phụ nữ Việt ở chỗ ấy, Bắc, Trung, Nam gì cũng thế. S. Sâu kín trong tình cảm của anh về 2 cô con gái rượu là gì vậy? Nếu một trong 2 cô ấy là con trai thì tình cảm của anh sẽ có gì khác không? - Tôi rất thương yêu những đứa con gái của tôi, trước hết bởi nó là "con gái". "Phận gái chữ tòng" mà. Nói một cách bài bản là: Không có gì khác cả. Còn nói thực thì tôi chưa rõ, vì chưa có con trai. T. Trịnh Công Sơn là người được anh ưu ái bằng những trang viết thật diệu vợi. Có phải đấy là sự đồng điệu của hai tâm hồn đầy ắp tâm thức Huế? - Tôi không rõ. Nhưng tôi công nhận rằng, Trịnh Công Sơn có nhiều điều đáng viết. Theo tôi, đó là một nghệ sĩ có tầm vóc thế kỷ. U. Uống rượu với bạn là một thú vui của anh. Bây giờ không uống rượu được nữa, anh có nhớ rượu không? Quan niệm về rượu của anh? - Bây giờ tôi rất nhớ rượu, cũng như người khác nhớ thuốc lào. Rượu có khía cạnh văn hóa của nó, các cụ nói rằng, rượu làm "tiêu sầu" (như với Cao Bá Quát). Tại sao anh Tạo lại hỏi tôi nhiều về rượu, anh cũng mê nó chăng? V. Vâng, tôi mê rượu như mê tiểu thuyết. Tại sao anh không viết tiểu thuyết? Hình dung của anh về một nền văn học mà không có tiểu thuyết? - Một nền văn học "bất thành văn" nếu không có tiểu thuyết, nhưng nó có thể thiếu tôi. Còn việc tôi không viết tiểu thuyết, ấy là vì tiểu thuyết dài quá, trong khi tôi muốn rằng cần viết ngắn hơn còn để thì giờ cho người đọc làm việc khác cần hơn. X. Xa Huế anh có chịu nổi không? - Tôi không muốn xa Huế, e cũng như con sâu kén không muốn rời xa cái tổ của nó. Tôi cảm thấy rằng ở Huế, tôi vừa sống vừa quên lãng chính mình. Bất cứ ở đâu, nếu người ta "quên" được thì thú vị quá. Y. Yêu và ghét là một cặp song sinh muôn đời tồn tại. Điều gì anh yêu nhất và điều gì anh ghét nhất? - Anh nói đúng! Yêu và ghét đều tồn tại cùng một lúc, không thể tách riêng hai mặt của một đồng xu. Nói đúng ra tôi cũng không biết ở đời này tôi yêu cái gì nhất, nhưng tôi biết rất rõ là tôi ghét nhất hai điều: một là sâu róm; hai là thói phản bạn (đồng loại với thói phản bội, thói "bội tình", thói "vong ân bội nghĩa"...). Z. Ziczăc với nhau cũng đã dài, giờ kiểm lại mình, anh thấy sự nổi tiếng có gì đáng vui và đáng buồn không? - Cả hai. Đáng vui là có nhiều người hy vọng về mình, đáng buồn là mình bị buộc phải sống như một huyền thoại! Huế mùa Festival 2002 N.T.T Blog Nguyễn Trọng Tạo http://nguyentrongtao.vnw...blogs.com/post/1890/93415 ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế.

Năm 1966 ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ cho đến 1975. Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bà có hai con gái là Hoàng Dạ Thư, làm việc tại NXB Trẻ, và Hoàng Dạ Thi (từng làm thơ, viết văn) hiện đã định cư tại Mỹ.

Bút ký:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)
- Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Thuận Hoá, Huế (1984)
- Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
- Hoa trái quanh tôi (1995)
- Huế – di tích và con người (1995)
- Ngọn núi ảo ảnh (2000)
- Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
- Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
- Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hoá, 2005)
- Miền cỏ thơm (2007)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, NXB Hội nhà văn, 2010

Thơ:
- Những dấu chân qua thành phố (1976)
- Người hái phù dung (1992)

Nhàn đàm:
- Nhàn đàm, NXB Trẻ, 1997
- Người ham chơi, NXB Thuận Hoá, 1998
- Miền gái đẹp, NXB Thuận Hoá, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

Tuyển tập:
- Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, NXB Trẻ, 2002)

Giải thưởng:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980
- Tặng thưởng Văn học Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003)
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế.

Năm 1966 ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ cho đến 1975. Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ N…

 

Ảnh đại diện

Hoàng Phủ Ngọc Tường và nỗi ám ảnh hoa phù dung

Tác giả: (Không rõ)


"Tôi phản đối xu hướng thực dụng bợm bãi của nhiều người đàn ông bây giờ. Những điều này đang làm nhiều phụ nữ đau khổ... Hãy trân trọng hoa và phụ nữ. Đó là nguồn mỹ cảm nuôi cảm hứng sáng tạo của cả loài người", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự.

Cơn bạo bệnh kịch phát cách đây mấy năm đã để lại cho Hoàng Phủ Ngọc Tường những di chứng nặng nề, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong việc viết và liên hệ với thế giới bên ngoài.

"Nhà tôi phố Đạm Tiên", Hoàng Phủ Ngọc Tường thường chỉ đường như vậy, với nét cười thoáng qua khóe môi. Chút hài hước chấp nhận thân phận, thêm một lần xác nhận thế cuộc phù du.

Huế không có phố Đạm Tiên. Nếu có một phố tên là Đạm Tiên thật thì buồn quá. Ai lấy tên của một kỹ nữ tài hoa chết trẻ mà đặt tên phố để thành xui xẻo, mà mang lấy cái nghiệp bạc như vôi. Phố Đạm Tiên của nhà thơ nay ở Phan Bội Châu.

Đôi nhà thơ nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ đang được che chở dưới mái một ngôi nhà xinh xắn, do Mỹ Dạ thiết kế lấy kiểu dáng. Cuộc hôn nhân bắt đầu năm 1973. Họ cùng đi qua những thăng trầm sóng gió cuộc đời, ngọt ngào nhưng cũng nhiều cay đắng, luôn bên nhau trong những lúc hiểm nghèo. Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường phải gắn lưng trên chiếc xe lăn, Mỹ Dạ là người bạn đời nâng giấc dịu dàng.

Nói về vợ, nhà thơ luôn cười vui: "Tui lấy một người vợ làm thơ, đến lúc xây nhà mới biết là lấy nhầm phải một nhà thiết kế. Trong khi tôi, cũng như những đàn ông khác, chỉ phải gánh một gánh là trách nhiệm với chính mình, thì Mỹ Dạ phải gánh gấp đôi, thêm cả bổn phận người phụ nữ. Làm đàn ông thời này thoải mái sung sướng hơn đàn bà rất nhiều".

Hoàng Phủ Ngọc Tường liệt nửa người, bị bạo bệnh giam cầm trong bốn bức tường. Nhiều bạn bè theo anh và Mỹ Dạ đến tận chân giường, đôi khi đồng hành trong những cuộc đi chữa bệnh khó nhọc và tốn kém.

Sau chuyến đi mới đây, hai vợ chồng như được tiếp thêm sức lực và hy vọng vì sức khỏe khá lên. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có thể ngồi khá lâu trên xe lăn, những dòng chữ viết bởi bàn tay duy nhất còn cử động đã bớt vụng dại. Giọng nói đã rõ ràng hơn. Ông có thể ngồi trên xe trò chuyện hàng giờ mà không quá mệt. Trên xe lăn mà vẫn như ngồi trên một con thuyền thúng, nôn nao nỗi đời. Huế yên tĩnh quá. Yên tĩnh đến mức một tiếng ong bay cũng có thể làm xao động. "Huế rất tốt cho việc làm thơ và ngâm ngợi, cho "một cõi đi về" nhưng thiếu rộn ràng cho công việc, giao lưu và cõi ở", nhà thơ tâm sự.

Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh không tước đoạt nổi của ông.

Ông viết rất nhiều về hoa. Thiên nhiên trong thơ ông hiện lên mong manh, rưng rưng, như vẻ đẹp của thiếu nữ, như giọt sương mai. Đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung.

Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có cả tập thơ mang tên Người hái phù dung. Dung nhan của loài hoa sớm nở tối tàn này thường trở đi trở lại trong văn thơ ông. Trong Hoa bên trời, trên xe lăn trong những ngày giao thời 2005, ông viết: "Hoa phù dung biểu lộ lòng ham thích cuộc sống, mặt khác nó phải sống hụt một đời hoa... Mỗi lần nghe nhắc đến hoa phù dung, tôi lại thấy cảm giác rờn rợn như với một số phận đầy bi thảm. Như thể nó không phải một loài thực vật, mà là một thiếu nữ".

Mô tả nhiều sắc hoa với rất nhiều ưu ái và lưu luyến, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói như một người mang nợ: "Đã lâu rồi tôi không nhắc đến hoa. Tôi thấy có lỗi với những người bạn tâm tình ấy suốt quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh đi qua, có nhiều cái đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ thành những vết sẹo".

Thôi em, cảm tạ chờ mong
Ngày anh đi hái phù dung chưa về...
(Đêm qua - Người hái phù dung)

Nguồn: http://www.nxbkimdong.com...view&id=169&cid=8
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo


Đến World Cup 2002 này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị bạo bệnh tai biến mạch máu não vừa tròn 4 năm. Dù viết và nói rất khó khăn, nhưng trí cảm của anh vẫn minh nhậy lắm. Từ Hà Nội, tôi gửi tới anh 24 câu hỏi từ A đến Z, và anh đã vui vẻ trả lời bằng cách đọc cho vợ và mẹ vợ ghi lại. Dưới đây là cuộc trò chuyện (gián tiếp) giữa tôi và anh.

A. Anh là người viết tùy bút nổi tiếng, người đảm nhận cái "gánh nặng tùy bút" mà Nguyễn Tuân và Vũ Bằng đã trao lại. Anh nghĩ gì về nhận xét ấy?
- Thú thật tôi rất sợ sự nổi tiếng, vì nó dễ làm cho người ta tự mình nhầm lẫn với "hư danh". Tôi không phải là "người nổi tiếng từ A đến Z" như anh đã ban cho. Tôi chỉ là người cắm cúi viết từ trẻ đến giờ. Vì thế tôi đã chẳng nhận một "gánh nặng" của ai trao lại cả. Tôi thích thì viết, thế thôi.

B. Bên cạnh nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Con người nào được anh coi trọng hơn?
- Tôi thích danh nghĩa "nhà thơ" hơn, vì nhà thơ cần có cảm hứng, mà cảm hứng thì là một ngón tay lượm được cả trời. Chẳng thế mà Kant chỉ xếp hạng nhà thơ vào phạm trù "thiên tài", còn nhà văn thì không. Ở văn xuôi chỉ có sự lao động cần cù.

C. Cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường hơi bị hay nhưng cũng hơi bị... dài. Tại sao lại không phải là Hoàng Ngọc Tường? Chữ "Phủ" ở đây mang ý nghĩa gì?
- Xin anh hỏi bố tôi, vì chính ông là người đặt tên cho tôi. Khi tôi cầm bút thì cái tên đã có. Tôi không có bút danh theo yêu cầu của tổ chức nghĩa quân thời ấy. Trước khi viết tôi hoạt động xã hội. Còn chữ "Phủ" có nghĩa là "chỗ chứa sách vở hay tiền bạc" gì đấy.

D. Dường như anh ham văn chương từ nhỏ, nhưng lý do gì khiến anh đã chọn văn chương ngoài sự ham thích nó?
- Như đã nói, trước khi theo nghề văn, tôi đã là một người nghĩa quân. Chả ai chọn nghề ấy cả vì nó không đem lại sự bảo đảm tính mệnh cho một người khởi nghĩa.

Đ. Đang là giáo viên được coi như một thần tượng của học sinh, sinh viên Huế, anh lại bỏ nghề dạy học để lên rừng kháng chiến. Điều gì đã dẫn anh tới quyết định thay đổi ấy? Và anh đã "ra đi" như thế nào?
- Tôi đã ra đi theo "thân pháp" của nghề trên, nghĩa là len lỏi qua vòng vây của địch để tìm đến với tổ chức của mình.

E. "Em" nào làm nên tiếng sét ái tình đầu tiên trong đời anh? "Típ" người phụ nữ mà anh yêu thích?
- "Em" nào thì tôi xin được phong kín vì tôi chưa hỏi ý kiến xem "người ta" có đồng ý để cho tôi nhắc đến tên không. Chỉ có thể chắc chắn rằng, hiện giờ "em" đang định cư ở hải ngoại.

G. "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Nguyễn Du thác lời Hoạn Thư thế đấy. Còn anh?
- Tôi cũng giống thế!

H. Hai vợ chồng anh đều là nhà văn nhà thơ nổi tiếng, lại thêm cô con gái út cũng từng đoạt giải văn chương. Một gia đình như thế thật là hạnh phúc?
- Nếu một nhà như thế thì chưa chắc đã được hạnh phúc - kinh nghiệm cho tôi thấy như vậy. Nghề viết cần đến sự hy sinh của người thân, thử hỏi có công bằng không? Nếu một cộng đồng dám chấp nhận sự bất công thì lấy đâu ra hạnh phúc.

I. In được tác phẩm đấy là niềm vui của người viết. Anh đã cho xuất bản 12 cuốn sách, và hiện giờ người ta đã xuất bản tuyển tập của đời anh. Lần in nào làm anh vui sướng nhất? Vì sao?
- Thường thì lần in thứ nhất làm người ta vui sướng nhất. Trường hợp tôi thì không. Vì nhà xuất bản Giải phóng ở quá xa, nên khi quyển "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" đến tay tôi thì những bài bút ký khác đã in ở báo và tạp chí, và tôi đã nhận được thông tin. Lần in vui sướng nhất đến với tôi chính là lần này. Lý do: Tôi đã vào tuyển tập (coi như giang hồ gác kiếm), tôi vẫn giữ được nhân cách người cầm bút.

K. Kỷ niệm sâu sắc của anh khi nhận giải thưởng văn chương (với 2 tác phẩm: "Rất nhiều ánh lửa" và "Ngọn núi ảo ảnh"). Quan niệm của anh về giải thưởng?
- Tôi cho rằng đối với tác phẩm văn học, thì giải thưởng không nên chỉ để vui lòng người khác, mà phải khẳng định cho được một giá trị văn học. Với tôi, giải thưởng cho tác phẩm "Rất nhiều ánh lửa" (của Ban sáng tác Hội Nhà văn Việt ) để lại kỷ niệm sâu sắc nhất, vì là mới mẻ, và về nguyên tắc thì ban giám khảo chỉ chọn một. Càng về sau càng trở nên bình thường. Tác giả được giải thưởng cũng không lấy gì làm sung sướng ngoài sự nhận được một chút tiền. Sự mới mẻ ban đầu đã không còn nữa, và sự khen thưởng cũng có tính chất tùy tiện, khiến nhiều độc giả cảm thấy bực mình.

L. Là một nhà văn từng viết lời bình cho các phim "Nguyễn Trãi ở Côn Sơn", "Chìm nổi sông Hương"... lại còn xuất hiện trong phim "Việt Nam thiên lịch sử truyền hình" của hãng BBC như là một nhân vật được chọn mời, anh nghĩ gì về điện ảnh và điện ảnh Việt Nam?
- Anh đã hỏi đúng vấn đề tôi đang suy nghĩ. Quả thực tôi dính líu rất nhiều với điện ảnh. Nhưng cũng chỉ ở mức độ "dính líu" thôi. Với tôi, kịch bản điện ảnh là một tác phẩm văn học được nhiều người xem nhất, vì thế sự khen chê của khán giả cũng đồng thời là cách phê bình trung thực nhất. Với tôi, điện ảnh cốt nhất là ở khâu kịch bản. Xin hãy thông cảm với "tâm lý nghề nghiệp" của tôi, nhưng dù sao cũng có một chút sự thật ở trong ấy. Còn điện ảnh Việt Nam theo tôi, đáng ngợi ca nhất là vào những năm kháng chiến chống Mỹ. Hồi ấy, hình như điện ảnh có giá trị thức tỉnh nhiều hơn. Hồi ấy hình như chỉ toàn phim đen trắng, nhưng tôi có cảm tưởng các nhà làm phim tôn trọng sự thật hơn, và hình như đều tâm huyết để nói lên sự thật. Còn hiện nay, xin tha lỗi cho vì thói bi quan và điếc không sợ súng, tôi thấy hình như đối diện với một cuộc sống rất thật, chúng ta lại có một nền điện ảnh rất giả. Xin lỗi các diễn viên một lần nữa, cho phép tôi nói thẳng.

M. Muốn thành một nhà văn lớn có cần phải làm một nhà báo nữa không? Hình như anh đã mấy lần làm tổng biên tập báo, nó có chi phối công việc sáng tác của anh không?
- Tôi nghĩ rằng, nói chung trên đời này chẳng có gì là cần thiết cả, kể cả sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Nhưng có nghề làm báo song song với nghề văn, thì vẫn hơn, trong viễn tượng là nó không nêu những vấn đề ở góc độ trái với văn học, sau nữa là nó đem lại nhuận bút nhanh hơn văn.

N. "Nhàn đàm" là một chuyên mục của báo Thanh Niên do anh phụ trách rất được bạn đọc ưa thích. Anh có thể "nhàn đàm" một chút sau khi 3 tập sách nhàn đàm của anh đã được xuất bản?
- Cảm ơn anh đã nhắc đến "nhàn đàm" sau khi 3 quyển sách của tôi đã xuất bản, tôi có thể kết luận rằng, "nhàn đàm" cũng là một thể loại văn học, nó là một loại bút ký cực ngắn, và chỉ triển khai một vấn đề. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nó. Hễ đã lạm dụng thì vitamin B12 cũng trở thành có hại!

Ô. "Ông Tường đi nói rồi" - đấy là câu trả lời vui của "mệ ngoại" với khách khi anh vắng nhà. Giữa nói và viết có gì khác nhau?
- Có khác nhau: Viết là viết mà nói là nói. Nhưng viết mà đọc lên nghe trôi chảy như nói thì đấy là thi pháp đáng mong muốn, không phải dễ mà có.

P. Phải nói rằng, tôi rất ấn tượng 3 chữ về anh: Nói - Viết - Uống (rượu). Từ ngày anh bị bạo bệnh, những cuộc chơi của bạn bè thiếu đi một tay chơi hùng biện. Vậy hiện nay anh chơi với bạn bằng cách nào?
- Hiện nay tôi vẫn giao lưu với bạn bằng lời nói và bằng nước suối. "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" đó mà.

Q. Qua nhiều chặng cuộc đời, nghe nói anh từng được tiếp xúc với 12 nguyên thủ quốc gia? Cuộc tiếp xúc với nguyên thủ nào anh ghi nhớ nhất?
- Nó chẳng có gì đặc biệt cả, nên tôi cũng đã quên. Cái tạng của tôi là nhớ những chuyện "thương hải" của cuộc đời, và không phải là các vị nguyên thủ.

R. Rất nhiều phụ nữ hâm mộ anh. Anh nhận xét gì về phụ nữ miền Bắc, miền Trung, miền Nam ?
- Tôi không sâu sắc gì điều ấy. Chỉ nhớ rằng, những người phụ nữ đã sinh đẻ ra dân tộc này. Hồi Cách mạng tháng Tám (1945), dân ta chỉ mới có 25 triệu. Tôi biết ơn phụ nữ Việt ở chỗ ấy, Bắc, Trung, Nam gì cũng thế.

S. Sâu kín trong tình cảm của anh về 2 cô con gái rượu là gì vậy? Nếu một trong 2 cô ấy là con trai thì tình cảm của anh sẽ có gì khác không?
- Tôi rất thương yêu những đứa con gái của tôi, trước hết bởi nó là "con gái". "Phận gái chữ tòng" mà. Nói một cách bài bản là: Không có gì khác cả. Còn nói thực thì tôi chưa rõ, vì chưa có con trai.

T. Trịnh Công Sơn là người được anh ưu ái bằng những trang viết thật diệu vợi. Có phải đấy là sự đồng điệu của hai tâm hồn đầy ắp tâm thức Huế?
- Tôi không rõ. Nhưng tôi công nhận rằng, Trịnh Công Sơn có nhiều điều đáng viết. Theo tôi, đó là một nghệ sĩ có tầm vóc thế kỷ.

U. Uống rượu với bạn là một thú vui của anh. Bây giờ không uống rượu được nữa, anh có nhớ rượu không? Quan niệm về rượu của anh?
- Bây giờ tôi rất nhớ rượu, cũng như người khác nhớ thuốc lào. Rượu có khía cạnh văn hóa của nó, các cụ nói rằng, rượu làm "tiêu sầu" (như với Cao Bá Quát). Tại sao anh Tạo lại hỏi tôi nhiều về rượu, anh cũng mê nó chăng?

V. Vâng, tôi mê rượu như mê tiểu thuyết. Tại sao anh không viết tiểu thuyết? Hình dung của anh về một nền văn học mà không có tiểu thuyết?
- Một nền văn học "bất thành văn" nếu không có tiểu thuyết, nhưng nó có thể thiếu tôi. Còn việc tôi không viết tiểu thuyết, ấy là vì tiểu thuyết dài quá, trong khi tôi muốn rằng cần viết ngắn hơn còn để thì giờ cho người đọc làm việc khác cần hơn.

X. Xa Huế anh có chịu nổi không?
- Tôi không muốn xa Huế, e cũng như con sâu kén không muốn rời xa cái tổ của nó. Tôi cảm thấy rằng ở Huế, tôi vừa sống vừa quên lãng chính mình. Bất cứ ở đâu, nếu người ta "quên" được thì thú vị quá.

Y. Yêu và ghét là một cặp song sinh muôn đời tồn tại. Điều gì anh yêu nhất và điều gì anh ghét nhất?
- Anh nói đúng! Yêu và ghét đều tồn tại cùng một lúc, không thể tách riêng hai mặt của một đồng xu. Nói đúng ra tôi cũng không biết ở đời này tôi yêu cái gì nhất, nhưng tôi biết rất rõ là tôi ghét nhất hai điều: một là sâu róm; hai là thói phản bạn (đồng loại với thói phản bội, thói "bội tình", thói "vong ân bội nghĩa"...).

Z. Ziczăc với nhau cũng đã dài, giờ kiểm lại mình, anh thấy sự nổi tiếng có gì đáng vui và đáng buồn không?
- Cả hai. Đáng vui là có nhiều người hy vọng về mình, đáng buồn là mình bị buộc phải sống như một huyền thoại!

Huế mùa Festival 2002
N.T.T

Blog Nguyễn Trọng Tạo
http://nguyentrongtao.vnw...blogs.com/post/1890/93415
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Bài liên quan

Hồ Dzếnh Hà Triệu Anh

Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh), sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt. Ông học trung học, dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội. ...

Giáp Hải 甲海, Giáp Trưng, 甲征

Giáp Hải 甲海 (1507-1581) sau đổi tên là Giáp Trưng 甲征, tự Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai 節齋, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc), đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) đời Mạc Thái Tông. Ông làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học ...

Đông Hồ 東湖, Lâm Tấn Phác

Đông Hồ 東湖 (10/3/1936 - 25/3/1969) tên thật là Lâm Tấn Phác 林進璞 (Kỳ Phác), hiệu Đông Hồ - do ông sinh trưởng ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh, Thuỷ Cổ Nguyệt - chiết tự chữ Hồ. Ông sinh trưởng ở nơi cùng tịch, nên chữ Pháp, chữ Hán đều được học rất ít. Chỉ chuyên tự ...

Hoàng Trung Thông Đặc Công, Bút Châm

Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993) còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam). Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, ...

Đoàn Huyên 段諠, Đoàn Trọng Huyên, 段仲諠

Đoàn Huyên 段諠 (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập , lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên 仲諠, tự là Xuân Thiều 春韶, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê 應溪. Về sau “do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ “nhân” và bộ ...

Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí, Hàn Mạc Tử

Hàn Mặc Tử (1912–1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm. Thuở nhỏ sống và học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, sau làm ở Sở Đạc Điền, bị thôi việc vì đau ốm. ...

Đỗ Huy Liêu 杜輝寮

Đỗ Huy Liêu 杜輝寮 (1845-1891) tự Ông Tích, hiệu Đông La, là quan nhà Nguyễn và là danh sĩ yêu nước ở Nam Định vào cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Ông nội ông là Cử nhân Đỗ Huy Cảnh làm Tuần phủ Biên Hoà, cha ông là Phó bảng Đỗ Huy Uyển làm Biện lý bộ Hộ (tục gọi Biện Lý La Ngạn), cả hai đều là ...

Hà Nguyên Dũng Nguyễn Dũng

Nhà thơ Hà Nguyên Dũng tên thật là Nguyễn Dũng sinh năm 1946, tại Hà Mật, (Gò Nổi) Điện Bàn, Quảng Nam. Hiện sống tại Tân Bình, Sài Gòn. Ông đã từng có thơ đăng ở trên một ít báo, tạp chí ở Sài Gòn trước 1975, và từ 1975 trên một ít báo, tạp chí ở hải ngoại và những báo, tạp chí trong nước. Tác ...

Đỗ Khắc Chung 杜克鍾

Đỗ Khắc Chung 杜克鍾 (?-1330) người huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, tự đặt tên là Cúc Ẩn. Năm 1285 quân Nguyên ồ ạt tiến đánh nước ta, vua Trần Nhân Tông cần một người mưu trí và dũng cảm sang trại giặc lấy cớ mang thư giảng hoà nhưng thực chất để dò xét tình hình. Khắc Chung không sợ nguy hiểm, tình ...

Hoàng Cầm Bùi Tằng Việt

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đến năm 1938 thì ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...