Đoàn Huyên 段諠, Đoàn Trọng Huyên, 段仲諠

Đoàn Huyên 段諠 (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập , lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên 仲諠, tự là Xuân Thiều 春韶, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê 應溪. Về sau “do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ “nhân” và bộ “nhật” thì đều phải đổi cả, vì thế mới đổi thành và bỏ bớt chữ Trọng đi, gọi là Đoàn Huyên, còn tự và hiệu thì vẫn giữ như cũ”. Ông người thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội (nay là xã Hữu Châu, Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Cử nhân ưu hạng đệ nhị danh năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835) ông được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), ông được cử giữ chức Tri huyện huyện Hưng Nhân, Thái Bình. Năm 1841, ông đổi làm quyền Tri phủ phủ Tiên Hưng rồi lại chuyển vào Huế làm Chủ sự Bộ Lễ. Ông làm quan được 12 năm, vốn tính ngay thẳng, thật thà, thanh liêm chính trực trước thói đời đen bạc, quan trường nhiễu nhương, ông thấy không thể tiếp tục con đường quan nghiệp. Ông liền dâng sớ xin về nghỉ tại quê nhà, dồn công sức cho nghề dạy học, làm thơ và viết sách. Ông dạy ở khá nhiều nơi và nổi tiếng là người đào tạo giỏi. Vì vậy đến năm Tự Đức thứ 20 (1867) ông được tiến cử giữ chức Đốc học Bắc Ninh. 10 năm làm Đốc học, ông để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về một ngài Độc học thanh liêm chính trực, tận tuỵ với nghề nghiệp. Cũng theo Ứng Khê niên phả, Bố chánh Hoàng Diệu, sau là Tổng đốc Hoàng Diệu từng nói với sĩ phu tỉnh Bắc: “Hàng đốc học ít có người như vậy”. Tác phẩm của Đoàn Huyên gồm có: Ứng Khê thi văn tập; Khâm định tiễu bình phỉ khấu phương lược (cùng tham gia biên soạn với nhiều người khác); trong đó, tác phẩm đầu rất đáng chú ý. Ứng Khê thi văn tập là một sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm do Đoàn Huyên sáng tác, con trai là Đoàn Triển (1854-1919, đỗ Cử nhân năm 1885, từng giữ các chức vụ: Tư vụ Nha kinh lược; Tri phủ Bình Giang (Hải Dương); Án sát sung Viện Thượng thẩm; Tu thư cục; Tổng đốc Nam Định, có nhiều đóng góp với Học Viện Viễn đông bác cổ và sự nghiệp giáo dục) sưu tầm biên soạn năm Ất Tỵ, niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905). Tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách mang các ký hiệu A.288/1-2 và VHv.2662. A.288/1-2 khổ 30x20cm, bìa màu vàng, chữ viết chân phương. Sách dày khoảng 600 trang. VHv.2662 khổ 29,5x17cm, 104 trang. Theo lời tựa cuốn Ứng Khê thi văn tập , sách gồm 21 quyển, chia ra thành các môn loại như: Học vấn (có Độc Dịch lược sao, Độc thư chất nghi); Cử tử (có Thục đường nghĩ soạn, Thi kinh sách lược); Thù ứng (có Liên thi tự ký cùng với các phần Niên biểu hành trạng, Gia lễ, Ấp văn tặng ngôn, tuỳ bút phiến văn,...). Tất cả được đính thành 10 tập; sau đóng thành 3 tập, lấy tên là Ứng Khê thi văn tập . Sách của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ có 2 tập, thiếu tập 3, phần Văn sách. Được sự giúp đỡ của dòng họ, chúng tôi đã tìm thấy phần đang còn thiếu này ở một cuốn sách dày 140 trang khổ 26x16,5cm, chữ viết chân phương. Sách bị mối xông khá nhiều, nhưng vẫn còn đọc được về cơ bản. Nguồn: Tạp chí Hán Nôm , số 1/1992 Đoàn Huyên 段諠 (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập , lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên 仲諠, tự là Xuân Thiều 春韶, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê 應溪. Về sau “do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ “nhân” và bộ “nhật” thì đều phải đổi cả, vì thế mới đổi thành và bỏ bớt chữ Trọng đi, gọi là Đoàn Huyên, còn tự và hiệu thì vẫn giữ như cũ”. Ông người thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội (nay là xã Hữu Châu, Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Cử nhân ưu hạng đệ nhị danh năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835) ông được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), ông được cử giữ chức Tri huyện huyện Hưng Nhân…

Đoàn Huyên 段諠 (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập, lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên 仲諠, tự là Xuân Thiều 春韶, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê 應溪. Về sau “do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ “nhân” và bộ “nhật” thì đều phải đổi cả, vì thế mới đổi thành và bỏ bớt chữ Trọng đi, gọi là Đoàn Huyên, còn tự và hiệu thì vẫn giữ như cũ”. Ông người thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội (nay là xã Hữu Châu, Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Cử nhân ưu hạng đệ nhị danh năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835) ông được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), ông được cử giữ chức Tri huyện huyện Hưng Nhân, Thái Bình. Năm 1841, ông đổi làm quyền Tri phủ phủ Tiên Hưng rồi lại chuyển vào Huế làm Chủ sự Bộ Lễ. Ông làm quan được 12 năm, vốn tính ngay thẳng, thật thà, thanh liêm chính trực trước thói đời đen bạc, quan trường nhiễu nhương, ông thấy không thể tiếp tục con đường quan nghiệp. Ông liền dâng sớ xin về nghỉ tại quê nhà, dồn công sức cho nghề dạy học, làm thơ và viết sách. Ông dạy ở khá nhiều nơi và nổi tiếng là người đào tạo giỏi. Vì vậy đến năm Tự Đức thứ 20 (1867) ông được tiến cử giữ chức Đốc học Bắc Ninh. 10 năm làm Đốc học, ông để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về một ngài Độc học thanh liêm chính trực, tận tuỵ với nghề nghiệp. Cũng theo Ứng Khê niên phả, Bố chánh Hoàng Diệu, sau là Tổng đốc Hoàng Diệu từng nói với sĩ phu tỉnh Bắc: “Hàng đốc học ít có người như vậy”.

Tác phẩm của Đoàn Huyên gồm có: Ứng Khê thi văn tập; Khâm định tiễu bình phỉ khấu phương lược (cùng tham gia biên soạn với nhiều người khác); trong đó, tác phẩm đầu rất đáng chú ý.

Ứng Khê thi văn tập là một sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm do Đoàn Huyên sáng tác, con trai là Đoàn Triển (1854-1919, đỗ Cử nhân năm 1885, từng giữ các chức vụ: Tư vụ Nha kinh lược; Tri phủ Bình Giang (Hải Dương); Án sát sung Viện Thượng thẩm; Tu thư cục; Tổng đốc Nam Định, có nhiều đóng góp với Học Viện Viễn đông bác cổ và sự nghiệp giáo dục) sưu tầm biên soạn năm Ất Tỵ, niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905). Tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách mang các ký hiệu A.288/1-2 và VHv.2662. A.288/1-2 khổ 30x20cm, bìa màu vàng, chữ viết chân phương. Sách dày khoảng 600 trang. VHv.2662 khổ 29,5x17cm, 104 trang.

Theo lời tựa cuốn Ứng Khê thi văn tập, sách gồm 21 quyển, chia ra thành các môn loại như: Học vấn (có Độc Dịch lược sao, Độc thư chất nghi); Cử tử (có Thục đường nghĩ soạn, Thi kinh sách lược); Thù ứng (có Liên thi tự ký cùng với các phần Niên biểu hành trạng, Gia lễ, Ấp văn tặng ngôn, tuỳ bút phiến văn,...). Tất cả được đính thành 10 tập; sau đóng thành 3 tập, lấy tên là Ứng Khê thi văn tập. Sách của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ có 2 tập, thiếu tập 3, phần Văn sách. Được sự giúp đỡ của dòng họ, chúng tôi đã tìm thấy phần đang còn thiếu này ở một cuốn sách dày 140 trang khổ 26x16,5cm, chữ viết chân phương. Sách bị mối xông khá nhiều, nhưng vẫn còn đọc được về cơ bản.

Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, số 1/1992
Đoàn Huyên 段諠 (1808-1885), theo Ứng Khê thi văn tập, lúc nhỏ tên là Bàng, sau lớn lên đổi là Trọng Huyên 仲諠, tự là Xuân Thiều 春韶, sau đổi là Phúc Hoà, biệt hiệu Ứng Khê 應溪. Về sau “do lệ của triều đình ấn định rằng, phàm tên người là quan viên mà có dùng bộ “nhân” và bộ “nhật” thì đều phải đổi cả, vì thế mới đổi thành và bỏ bớt chữ Trọng đi, gọi là Đoàn Huyên, còn tự và hiệu thì vẫn giữ như cũ”. Ông người thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Nội (nay là xã Hữu Châu, Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Cử nhân ưu hạng đệ nhị danh năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835) ông được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), ông được cử giữ chức Tri huyện huyện Hưng Nhân…
Bài liên quan

Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí, Hàn Mạc Tử

Hàn Mặc Tử (1912–1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm. Thuở nhỏ sống và học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, sau làm ở Sở Đạc Điền, bị thôi việc vì đau ốm. ...

Đỗ Huy Liêu 杜輝寮

Đỗ Huy Liêu 杜輝寮 (1845-1891) tự Ông Tích, hiệu Đông La, là quan nhà Nguyễn và là danh sĩ yêu nước ở Nam Định vào cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Ông nội ông là Cử nhân Đỗ Huy Cảnh làm Tuần phủ Biên Hoà, cha ông là Phó bảng Đỗ Huy Uyển làm Biện lý bộ Hộ (tục gọi Biện Lý La Ngạn), cả hai đều là ...

Hà Nguyên Dũng Nguyễn Dũng

Nhà thơ Hà Nguyên Dũng tên thật là Nguyễn Dũng sinh năm 1946, tại Hà Mật, (Gò Nổi) Điện Bàn, Quảng Nam. Hiện sống tại Tân Bình, Sài Gòn. Ông đã từng có thơ đăng ở trên một ít báo, tạp chí ở Sài Gòn trước 1975, và từ 1975 trên một ít báo, tạp chí ở hải ngoại và những báo, tạp chí trong nước. Tác ...

Đỗ Khắc Chung 杜克鍾

Đỗ Khắc Chung 杜克鍾 (?-1330) người huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, tự đặt tên là Cúc Ẩn. Năm 1285 quân Nguyên ồ ạt tiến đánh nước ta, vua Trần Nhân Tông cần một người mưu trí và dũng cảm sang trại giặc lấy cớ mang thư giảng hoà nhưng thực chất để dò xét tình hình. Khắc Chung không sợ nguy hiểm, tình ...

Hoàng Cầm Bùi Tằng Việt

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đến năm 1938 thì ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú ...

Lê Duy Cự 黎維巨

Lê Duy Cự 黎維巨, còn gọi là Lê Duy Đồng, hay Cả Đồng, là cháu bốn đời của vua Lê Hiển Tông, năm 1854 được Cao Bá Quát suy tôn làm minh chủ cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1856, ông bị bắt và tử hình.

Linh Phương

Nhà thơ Linh Phương sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, cha người Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, mẹ người Cần Thơ. Ông làm thư ký toà soạn tuần san Tinh hoa nữ sinh năm 1967 Tác phẩm: - Thơ tình linh phương (thơ, NXB Ngựa hồng, Sài Gòn, 1967) - Kỷ vật cho em (thơ, NXB Động đất, Sài Gòn, 1971) - Lời tự ...

Lò Ngân Sủn

Nhà thơ Lò Ngân Sủn sinh ngày 26-4-1945 tại Bản Vền, Bản Qua, Bát Xát, Lao Cai, người dân tộc Cháy. Ông là giáo viên, nguyên chủ tịch Hội Văn nghệ Lào Cai, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1991, sau khi được bầu làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn khoá V, về cư ngụ tại Hà Nội. Ông Mất ngày ...

Huỳnh Thúc Kháng 黃叔沆

Huỳnh Thúc Kháng 黃叔沆 (1875-1947) tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên 茗園, quê làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, Quảng Nam - Đà Nẵng, đậu tiến sĩ, không làm quan, là một trong những người cầm đầu phong trào Duy tân tự cường đầu thế kỷ ở Trung Kỳ. Năm 1908, bị thức dân Pháp bắt, kết án "trảm giam hậu" (chém ...

Lê Đại

Lê Đại (1875-1952), bút hiệu Siêu Tùng, Từ Long, là sĩ phu yêu nước trong Phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, quê làng Thịnh Hào, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1907, cùng Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số sĩ phu yêu nước khác ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...