25/05/2018, 00:06

Hoàng đế

(chữ Hán: 皇帝) là tước vị cao của vua Trung Quốc trong hệ thống phong kiến sau đời nhà Chu mà sau này nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên cũng dùng theo. Trung Quốc Thời thượng cổ, các vua ...

(chữ Hán: 皇帝) là tước vị cao của vua Trung Quốc trong hệ thống phong kiến sau đời nhà Chu mà sau này nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên cũng dùng theo.

Trung Quốc

Thời thượng cổ, các vua có danh hiệu Hoàng hoặc Đế (Tam Hoàng Ngũ Đế). Thời nhà Hạ và giai đoạn đầu nhà Thương, vua khi còn sống thì gọi là Hậu, sau khi mất thì gọi là Đế. Đến cuối đời nhà Thương và từ đời nhà Chu, tước vị để chỉ vua là Vương, kể cả khi còn sống và khi đã qua đời.

Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Vương Doanh Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn đang xưng Vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đoạt, tiêu diệt, Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời Tam Hoàng và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời Ngũ Đế thời thượng cổ thành tước vị , và trở thành vị đầu tiên trong lịch sử nước Tần, tức là Tần Thủy Hoàng. Từ đó các vị vua phong kiến tập quyền chính thống ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và tước Vương trở thành bậc thứ hai.

Ngôi vị của vua phong kiến xưa ở Trung Quốc tức theo chế độ tông pháp tức "cha truyền con nối". Khi Trung Quốc bị chia cắt, các vua đều tự xưng là . chính thức cuối cùng ở Trung Quốc là Phổ Nghi, thoái vị năm 1911 dù Viên Thế Khải sau đó cũng xưng làm nhưng không chính thức.

Tước vị hoàng đế còn dùng để tôn phong cho những bậc tổ tiên của hoàng đế, dù các vị đó chưa bao giờ làm vua. Như khi Lý Uyên lập ra nhà Đường, đã phong cho Lão tử (tên là Lý Đam - nhà Đường lấy làm thủy tổ) làm hoàng đế, và các thế hệ bên trên làm hoàng đế hết. Khi vua nối ngôi không phải con vua trước, thường cũng tôn phong cha đẻ của mình làm hoàng đế. Có trường hợp như thái tử Lý Hoằng con của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, bị mẹ phế vị rồi bức tử, Đường Cao Tông cũng thương con mà phong hiệu là hoàng đế; hoặc Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn của nhà Thanh cũng được phong hoàng đế khi chết, dù chỉ là chú của vua.

Việt Nam

Vua ở Việt Nam mỗi khi giành được độc lập từ Trung Quốc cũng tự xưng để không kém vua Trung Quốc về mặt danh xưng, như Lý Nam Đế, Hậu Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, để tránh xung đột không cần thiết với các triều đại Trung Quốc vì thuyết thiên mệnh về quyền lực nói rằng một trời không thể có hai hoàng đế hay thiên tử; các hoàng đế Việt Nam vẫn hay dùng danh xưng quốc vương khi ngoại giao với Trung Quốc. cuối cùng ở Việt Nam là Bảo Đại, thoái vị năm 1945.

Cũng tương tự các hoàng đế Trung Quốc, khi các triều đại mới được thành lập, vua cũng truy tôn các tổ tiên của mình làm hoàng đế, như nhà Trần truy tôn từ Trần Hấp, nhà Mạc truy tôn từ Mạc Đĩnh Chi, nhà Nguyễn truy tôn từ Nguyễn Hoàng làm hoàng đế.

Các hoàng đế luôn có thụy hiệu, và thường đều có miếu hiệu. Khi gọi các hoàng đế thường dùng Họ và miếu hiệu, khi không có miếu hiệu thì dùng thụy hiệu. Riêng nhà Nguyễn, thường gọi hoàng đế bằng niên hiệu.

Trong ngôn ngữ cung đình, đương kim hoàng đế được gọi là là hoàng thượng bệ hạ, vua đã qua đời được gọi là là tiên đế, tiên hoàng. Bản thân hoàng đế gọi cha mình là hoàng khảo.

Nhật Bản

ở Nhật Bản được gọi là Thiên hoàng (Nhật: 天皇 (Thiên hoàng), tennō?), hay Ngự Môn hoặc Đế (Mikado, 御門 hay 帝 hoặc みかど). Đương kim hoàng đế Nhật Bản được gọi là Thiên hoàng Bệ hạ hoặc Kim thượng Bệ hạ.

Châu Âu

Ở châu Âu, hoàng đế khác với quốc vương ở chỗ là hoàng đế không ở dưới quyền của Giáo hoàng. Chẳng hạn các La Mã trước khi đạo Ki-tô trở thành quốc giáo, Napoléon Bonaparte của Pháp, La Mã Thần thánh,...

Danh hiệu của người thân thích

  • Bà nội là thái hoàng thái hậu, cụ nội là thái thái hoàng thái hậu
  • Cha của hoàng đế nếu còn sống là thượng hoàng
  • Mẹ là thái hậu
  • Chú là hoàng thúc
  • Cô là thái trưởng công chúa
  • Vợ chính của hoàng đế là hoàng hậu
  • Thiếp của hoàng đế là phi, gồm nhiều cấp bậc
  • Chị/em gái là trưởng công chúa
  • Con trai là hoàng tử, con dâu là hoàng tử phi
  • Con gái là công chúa, con rể là phò mã
0