Đặc điểm một số thị trường giầy dép thế giới và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đó.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong nghành đã phát huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để tìm kiếm các bạn hàng mới, mở rộng các thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, nghành đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, đó là thị trường xuất khẩu được ...
Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong nghành đã phát huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để tìm kiếm các bạn hàng mới, mở rộng các thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, nghành đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng đến nhiều nước thuộc nhiều thị trường khác nhau. Hoạt động xuất khẩu của nghành da giầy Việt Nam không những vươn tới nhiều thị trường trên thế giới mà hơn nữa còn tạo được cho mình những sự tin tưởng từ phía các đối tác. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam là khu vực thị trường các nước EU, các nước ở khu vực Châu á, đặc biệt là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Mỹ. Với sự năng động của các doanh nghiệp trong nghành, càng ngày càng có thêm nhiều đối tác tin tưởng vào khả năng của nghành da giầy Việt Nam. Qua bảng sau có thể thấy rằng nghanh giầy da Việt Nam có một số lượng đối tác lớn và hàng năm đều có sự tăng trưởng trong nhập khẩu giầy dép của Việt Nam.
Bảng 2: Kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam theo nước nhập khẩu.
STT | Tên nước | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 |
1 | Đài Loan | 87.537,705 | 45.139,641 | 20.967,852 | 21.023.322 |
2 | Anh | 128.134,69 | 194.313,50 | 221.128,19 | 302.212,39 |
3 | Đức | 112.424,66 | 193.611,45 | 208.923,54 | 190.238,43 |
4 | Pháp | 73.292,544 | 132.456,63 | 139.749,76 | 160.455,32 |
5 | Hàn Quốc | 23.047,062 | 47.308,687 | 35.643,704 | 37.433,609 |
6 | talia | 60.328,005 | 66.295,643 | 87.551,653 | 90.435,456 |
7 | Hà Lan | 65.288,558 | 125.158,08 | 133.268,39 | 100.543,678 |
8 | HồngKông | 23.622,961 | 8.648,005 | 7.541,060 | 16.329,509 |
9 | Bỉ | 119.596,35 | 146.247,45 | 156.875,54 | 120.58,900 |
10 | TBN | 24.511,341 | 36.653,331 | 39.890,557 | 47.980,043 |
11 | Canada | 24.176,186 | 304.18,486 | 19.480,107 | 25.678,021 |
12 | Mỹ | 99.313,487 | 102.662,40 | 87.804,260 | 112.534,097 |
13 | úc | 14.422,324 | 15.547,561 | 19.226,043 | 22.459,691 |
14 | Nhật Bản | 27.377,041 | 32.276,540 | 78.179,922 | 90.432,459 |
15 | Singapore | 4.105,423 | 9.281,874 | 7.536,096 | 9.319,298 |
16 | Thuỵ Điển | 10.862,187 | 16.559,817 | 22.809,658 | 25.980,378 |
17 | Nga | 10.669,761 | 7.545,013 | 10.157,917 | 18.458,874 |
18 | New zealand | 5.151,466 | 5.720,909 | 5.772,723 | 8.543,297 |
19 | Phần Lan | 6.024,386 | 7.384,463 | 6.929.912 | 11.342.608 |
20 | Hy Lạp | 4.320,568 | 7.455,938 | 8.394,612 | 10.450,235 |
21 | Các nước Khác | 76.615,282 | 103.566,05 | 150.288,53 | 208.348,198 |
Liên minh châu âu (EU) là một trong những khu vực thị trường lớn về giầy dép thế giới và cũng là nơi mà nghành công nghiệp giầy dép có truyền thống và lịch sử phát triển từ rất lâu đời với quy mô lớn và hiện đại. Từ đầu thập kỷ 90 do việc cạnh tranh lấn lướt tại các nước có giá nhân công rẻ nên mức tăng trưởng sản xuất nghành da giầy EU giảm thay thế vào đó EU trở thành khu vực thị trường nhập khẩu lớn. Các nước sản xuất da giầy lớn ở châu Âu là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp với những nhãn hiệu nổi tiếng, còn lại gần 50% giầy dép tiêu thụ trong khu vực này có nguồn gốc từ thị trường ngoài khối.
Tình hình tiêu thụ của thị trường EU.
EU là một thị trường rộng lớn với số dân gần 400 triệu có mức sống cao vào loại nhất trên thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giầy dép lớn, bình quân 6-7 đôi/người/năm. Đây là một thị trường tiêu thụ giầy dép đầy tiềm năng. Trong khi đó theo báo cáo của bộ Thương Mại thì 50% giầy dép tiêu thụ ở khu vực này là được nhập khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng. Ngoài ra, thị trường này còn là một thị trường rất ổn định.
Trên thị trường, giá cả có thể rất quan trọng, những tại EU chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trong đó có giầy dép. Đặc biệt đối với mặt hàng giầy dép thì yếu tố thời trang được người tiêu dùng EU hết sức coi trọng. Nét độc đáo và đặc biệt của sản phẩm so với sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức thu hút lớn đối với họ. Nhìn chung thị trường EU hiện tại cũng như tương lai là thị trường đầy tiềm năng về quy mô dung lượng thị trường nhưng cũng là thị trường đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU trong những năm qua.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam đã nỗ lực đầu tư sản, xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm bạn hàng để thâm nhập và mở rộng thị phần ở thị trường này. Thực tế, các doanh nghiệp đã thu được những kết quả đáng kể.
Giầy dép và sản phẩm da Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát (phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký Hiệp định hợp tác (17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim nghạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1996 đạt 664,6 triệu USD, năm 1997 đạt 1.032,3 triệu USD, năm 1999 lên tới 1.310,5 triệu USD, năm 2000 con số này tăng lên 1.456,8 triệu USD và kết thúc năm 2001 kim nghạch xuất khẩu của nghành sang thị trường Châu Âu là 1.843,3 triệu USD
Cho tới nay, có nhiều số liệu khách nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Nếu căn cứ vào số liệu của EU thì gần như 100% sản phẩm giầy dép của ta được xuất vào EU. Theo số liệu của hải quan Việt Nam thì chỉ xấp xỉ 50% (do Hải quan thống kê thị trường theo khách hàng, không thống kê theo điểm đến cuối cùng). Còn theo tổng công ty da giầy Việt Nam thì tỷ trọng trên là vào khoảng trên 80%.
Dù tính theo cách nào thì tỷ trọng xuất khẩu vào EU cũng vẫn vượt trên 50%. Việt Nam là một trong 5 nước có số lượng tiêu thụ giầy dép nhiều nhất ở EU do giá, chất lượng mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao. Năm 1996, EU đã chính thức thông báo Việt Nam đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Inđônêxia) trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào EU, với số lượng 92,8 triệu đôi. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU 120 triệu đôi, năm 1998 chiếm 156 triệu đôi. Về giầy vải, nước ta đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Nếu căn cứ theo số liệu của Tổng Công Ty Da Giầy Việt Nam thì năm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu vào EU khoảng 180 triệu đôi, chiếm 21,5% tổng khối lượng giầy dép nhập khẩu vào EU.
Các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường này, giầy vải gần 20%, giầy nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và da giầy hơn 1,5%.
Qua bảng số liệu ta thấy thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam trong liên minh châu Âu là Anh năm 2000 chiếm hơn 15,06% tổng kim nghạch, tiếp đó là Đức năm 2000 chiếm tới 14,23% tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, Bỉ mấy năm gần đây luôn là thị trường nhập khẩu lớn và năm 2000 chiếm 10,69% tổng kim nghạch, Pháp cũng là một thị trường tương đối lớn (9,52%), Hàlan (9,1%), Italia (6%)...
Tuy kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim nghạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:
Một là, nghành giầy dép không nhận được sự hỗ trợ của nghành da và các nghành sản xuất nguyên phụ liệu.
Hai là, các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu, mẫu mã giầy dép là do khâu tiếp cận thị trường yếu, không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU mà phụ thuộc vào người trung gian.
Ba là, thời gian qua các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên không có cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chất lượng sản phẩm giầy dép chưa cao và mẫu mã còn đơn điệu.
Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì giầy dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xoá bỏ chế độ GSP và lúc đó các sản phẩm giầy dép của Việt Nam sẽ không thể giành phần thắng trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN đặc biệt khi mà Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO.
Nước Mỹ là một thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới theo hiệp hội công nghiệp giầy Mỹ (FIA) thì hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 1,461 tỷ đôi giầy trong đó có khoảng 85% lượng giầy này là nhập khẩu. Như vậy thị trường Mỹ là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng. Những năm qua, Mỹ chủ yếu nhập khẩu giầy dép từ các nước EU như Đức, Pháp, Anh...Kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam bắt đầu xâm nhập thị trường này xong kim nghạch còn rất nhỏ.
Bảng 3: Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Năm | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 |
Giá trị (Triệu$) | 99,3135 | 102,6624 | 87,804 | 112,543 |
Tỷ trọng tổng kim nghạch(%) | 9,92 | 7,8 | 7,8 | 10,4 |
Nguồn: Tổng cục Hải Quan.
Có thể thấy rằng hiên nay tình hình xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn chưa đi vào ổn định. Tuy nhiên sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực thì tình hình sẽ có những bước phát triển rõ nét hơn.
Mặc dù, hiện nay, kim nghạch xuất khẩu vào thị trường này còn thấp so với tiềm năng, song cũng phải ghi nhận những cố gắng của Việt Nam trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường này vì tại thị trường này cho tới nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập ( GSP ). Mức thuế nhập khẩu của hàng giầy dép Việt Nam hiện là 35%, trong khi nếu được hưởng mức thuế GSP thì thuế xuất là 19,4%. Vào ngày 10/12/2001 hiệp định thương mại Việt-Mỹ chính thức có hiệu lực, điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập mở rộng thị trường sang Châu Mỹ và nhất là vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, để thực sự đứng vững và phát triển trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường này để nắm bắt được những nhu cầu thị hiếu của thị trường này nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như tìm hiểu về luật pháp của nước này để tránh những vi phạm không đáng có bởi người Mỹ rất coi trọng các nguyên tắc đặc biệt là pháp luật.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 cho đến năm 1997 thị trường đông á luôn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam, số lượng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này hàng năm tăng từ 2,2 đến 3,1 triệu đôi. Đến năm 1997 kim nghạch giầy dép xuất khẩu sang khu vưc này đạt 379,288 triệu đôi chiếm tới 39,33% tổng kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Nhưng từ năm 1998 trở lại đây, thị phần của Việt Nam tại khu vực này có xu hướng co hẹp lại cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Trong thị trường này cũng có sự hoán đổi vị trí, những nước trước đây Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm giầy dép sang như Hàn Quốc, Đài Loan Hồng Kông thì nay kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có chiều hướng thu hẹp nhanh chóng. Đặc biệt là Hàn Quốc năm 1997 kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 165,915 triệu USD đạt 17,2% tổng kim nghạch, thì năm 1998 giảm mạnh do cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này, thị trường này chỉ đạt 23,07 triệu USD tức là khoảng 2,3% tổng kim nghạch, năm 2000 đạt 35,644 triệu USD khoảng 2,43% tổng kim nghạch, sang năm 2001 kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có sự tăng lên nhưng không lớn lắm, tuy nhiên đó là một dấu hiệu đáng mừng bởi các đối tác cũ của ta đã bắt đầu quay trở lại.
Bảng 4: Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đông á 1999-2000.
Năm 1999 | Năm 2000 | Năm 2001 | |
Giá Trị Triệu USD % | Giá TrịTriệu USD % | Giá TrịTriệu USD % | |
Đài Loan | 45,104 3,38 | 20,968 1,43 | 22,896 1,34 |
Hàn Quốc | 47,309 3,55 | 35,644 2,43 | 37,434 2,2 |
Nhật Bản | 32,277 2,42 | 78,180 5,33 | 90,432 5,325 |
Hồng Kông | 8,684 0,65 | 7,541 0,51 | 16,329 0,96 |
Tổng số | 133,410 10,0 | 142,333 9,7 | 190,129 11,19 |
Nguồn: Tổng cục Hải Quan.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình trạng tương tự cũng xảy với thị trường Đài loan và Hồng Kông. Năm 1997 tổng kim nghạch xuất khẩu giầy của Việt Nam sang Đài Loan đạt 45,104 triệu USD chiếm 3,38% tổng kim nghạch thì năm 2000 chỉ còn 20,969 triệu USD chiếm 1,43% tổng kim nghạch, sang năm 2001 thị trường này bị chững lại, về kim nghạch có tăng chút ít nhưng tỷ trọng trong tổng kim nghạch thì tăng không đáng kể. Nhìn chung, thị phần của da giầy Việt Nam tại các thị trường này đang có xu hướng bị chững lại, hy vọng là trong thời gian tới tình hình sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Thị trường Nhật Bản.
Có một dấu hiệu đáng mừng là trong khi các thị trường Đông á khác kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam đang bị thu hẹp lại thì tại thị trường Nhật Bản kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Năm 1997 kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật là 12,818 triệu USD chỉ chiếm 1,33% tổng kim nghạch, đến năm 2000 con số này tăng lên tới 78,18 triệu USD đạt 5,33 tổng kim nghạch và năm 2001 con số này đã tăng lên đến 107,432 triệu USD chiếm 6,326 tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Nhật bản là thị trường còn nhiều triển vọng phát triển đối vơí các doanh nghiệp da giầy Việt Nam. Trong khu vực Đông á, Nhật luôn là một đối tác số một trong trao đổi thương mại nói chung với Việt Nam. Riêng đối với giầy dép, Nhật hiện là nước nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới, hàng năm nhập khoảng 350 triệu đôi giầy dép cấc loại, vì vậy, thị trường này là thị trường đầy hứa hẹn. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản cũng là một thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng mẫu mã sản phẩm nên muốn các sản phẩm giầy dép của Việt Nam có thị phần lớn ở Nhật bản thì các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người Nhật Bản.
Thị trường Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
Những năm gần đây đặc biệt từ năm 1999 các nước này bắt đầu nhập khẩu giầy dép của Việt Nam, tuy số lượng và kim nghạch còn nhỏ xong đây là những thị trường rất quan trọng của Việt Nam trong tương lai. Năm 2001 trong khi Đài Loan và Hàn Quốc giữ nguyên giá trị nhập khẩu giầy dép của VIệt Nam thì kim nghạch xuất khẩu giầy dép sang Hồng Kông có sự tăng mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. Trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ từ phia Trung Quốc mà tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này vẫn không giảm chứng tỏ uy tín của giầy dép VIệt Nam trên các thị trường này rất lớn. Trong những năm tới chúng ta cần có những biện pháp mạnh hơn để giữ vững thị trường này.
Trước đây, khu vực này là thị trường rất lớn của hàng giầy dép Việt Nam, sau một số năm bị thu hẹp, từ năm 1997 trở lại đây, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào khu vực này có xu hướng tăng dần. Năm 1998 riêng Nga đã có kim nghạch nhập khẩu khoảng 10,670 triệu USD chiếm khoảng 1,07% tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, năm 2000 con số này là 10,158 triệu USD chiếm khoảng 0,7% tổng kim nghạch.
Thị trường này là thị trường tiêu thụ rộng lớn và tương đối dễ tính. Tuy nhiên trong thời gian qua khu vực này có nhiều biến động không ổn định và khả năng thanh toán của các khách hàng ở thị trường này còn nhiều hạn chế cũng như vấn đề thanh toán giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các khách hàng ở khu vực này đặc biệt là Nga còn nhiều vấn đề nên xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào khu vực này còn hết sức khiêm tốn. Trong tương lai, khi các vấn đề này được giải quyết thì đây sẽ là một thị trường rất thích hợp với các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam.