Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện ...
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng sản mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn:
Adam Smith: cha đẻ kinh tế học tư bản chủ nghĩa - tác phẩm: Sự giàu có của quốc giaNhững người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng:
* Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. [cần dẫn nguồn]
* Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn.
* Xã hội tư bản là xã hội đặt sự ích kỷ thành triết lý cuộc sống, đặt lợi nhuận lên trên hết, làm xói mòn đạo đức xã hội và cuối cùng sẽ làm băng hoại xã hội. Sự tự do quá trớn của cá nhân trong xã hội tư bản làm nảy sinh các nhu cầu quái dị, các loại tệ nạn xã hội... Cuối cùng sẽ tước đoạt hạnh phúc của con người. Đây là luận điểm của phái lý luận muốn kết hợp kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có điều tiết với định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước xã hội chủ nghĩa để hạn chế các tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng:
* Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp.
* Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ 20.
* Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
* Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism).
* Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu)
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả chủ nghĩa vô chính phủ.