25/05/2018, 00:06

Phân tích khả năng thanh toán

Quá trình phân tích vốn, luân chuyển vốn cho ta hướng đánh giá đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Mặt khác các nhà quản trị còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoả mãn các ...

Quá trình phân tích vốn, luân chuyển vốn cho ta hướng đánh giá đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Mặt khác các nhà quản trị còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoả mãn các khoản nợ vay dài hạn hoạt động kinh doanh. Những khái niệm này được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau đây:

+ Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả
Nguồn vốn
+ Tỷ suất tự tài trợ =
Vốn sở hữu
Nguồn vốn

Tổng hai chỉ tiêu là 100% hay Knợ = 1 - Ktài trợ

Vì nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai yếu tố cấu thành nguồn vốn. Tỷ suất nợ còn phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng của doanh nghiệp trong tổng số vốn.

Trên cơ sở tính toán tỷ tự tài trợ thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện số vốn doanh nghiệp tự có lớn, tính độc lập cao với các chủ nợ do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay.

Căn cứ vào các tỷ suất này mà nhà cho vay quyết định cho vay hay không. Họ thường mong muốn tỷ suất này càng cao càng tốt, tỷ suất tài trợ càng cao thì mức độ rủi ro các chủ nợ sẽ ít hơn.

Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ nần dây dư, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng.

Vốn luân chuyển có thể hiện là số tiền chênh lệch của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Việc đánhq giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển ở một doanh nghiệp chỉ dựa trên quy mô vốn luân chuyển để đánh giá thì có thể phản ánh đúng đắn khả năng thanh toán do đó người sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn.

Là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ gắn hạn. Hệ số thanh toán thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn mà giá trị càng lớn thì phản ánh thanh toán càng cao. Công thức được xác định:

K =
Tài sản lưu động TTS
Nợ ngắn hạn (AT nguồn vốn)

+ Bản chất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Cơ cấu tài sản lưu động.

+ Hệ số quay vòng của một số tài sản lưu động.

- Hệ số thanh toán tức thời.

Thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời được xác định:

K =
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn

Hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy trong quá trình đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét đến điều kiện kinh doanh và thực tế tình hình của doanh nghiệp song nếu hệ số k bé < 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và trong điều kiện của các khoản nợ đã đến hạn trả thì doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp bất lợi để đủ tiền thanh toán.

- Hệ số quay vòng của khoản phải thu.

Là tỷ số giữa doanh thu thuần của các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chu chuyển đối với các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Các khoản phải phải thu của khách hàng được thu bao nhiêu lần trong kỳ. Công thức xác định:

H =
Doanh thu thuần
Bình quân các khoản phải thu

Hệ số quay vòng các khoản phải thu biểu hiện bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hệ số H càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư vào các khoản phải thu nhiều. Tuy nhiên nếu hệ số H quá cao tức kì hạn thanh toán ngắn, do đó có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, không hấp dẫn khách hàng.

- Kỳ thu bình quân của doanh nghiệp bán chịu:

Phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ.

N =
Bình quân các khoản phải thu của khách
Tổng doanh thu

Theo nguyên tắc chung thì kỳ bình quân của doanh thu bán chịu ở một doanh nghiệp không vượt quá 1 + 1/3 ngaỳ của kỳ hạn thanh toán. Tuy nhiên nếu phương thức thanh toán có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì số ngày chưa thu không được vượt quá 1 + 1/3 số ngày của kỳ hạn hưởng chiết khấu.

- Hệ số quay vòng hàng tồn kho.

Phản ánh mối quan hệ khối lượng hàng hoá đã bán với hàng hoá dự trữ trong kho. Hệ số quay vòng hàng tồn kho mà số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân được bán trong kỳ.

N =
365
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
365
HK
0